Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp phục vụ sản xuất nông sản bền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện mai sơn, tỉnh sơn la theo hướng sản xuất bền vững (Trang 37)

vững ở tỉnh Sơn La

Tỉnh Sơn La có diện tích tự nhiên là trên 14.000 km2, trong đó có 365.213 ha đất quy hoạch cho sản xuất nông nghiệp. Sơn La có nhiều tiểu vùng khí hậu, đất đai đa dạng là các điều kiện lý tưởng cho tăng vụ, thâm canh, rải vụ cây trồng và vật nuôi, có thể đáp ứng gần như quanh năm với nhiều loại nông sản bền vững khác nhau của thị trường. Đặc biệt với 2 cao nguyên Mộc Châu và Nà Sản đất đai phì nhiêu là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại cây công nghiệp như chè, mía, cà phê... và các loại cây ăn quả như xoài, nhãn, chanh leo, mận hậu, bơ, chuối, dứa, na... các loại rau, hoa và cây ăn quả có nguồn gốc ôn đới, nhiệt đới, á nhiệt đới cây dược liệu mang tính đặc trưng của địa phương.

Hiện nay, tỉnh Sơn La có 16 sản phẩm nông sản được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ, 3 trong số đó được bảo hộ dưới hình thức chỉ dẫn địa lý; 9 sản phẩm được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu chứng nhận (Chè Olong Mộc Châu, rau an toàn Mộc Châu, nhãn Sông Mã, cam Phù Yên, táo Sơn tra Sơn La, bơ Mộc Châu, na Mai Sơn, chè Phổng Lái, Thuận Châu, nếp tan Mường Và, Sốp Cộp); 3 sản phẩm được bảo hộ dưới hình thức nhãn hiệu tập thể (Chè Tà Xùa Bắc Yên, mật ong Sơn La, khoai sọ Thuận Châu), 1 sản phẩm đăng ký bảo hộ thành công tại thị trường Thái Lan là chè Shan tuyết Mộc Châu (Duy Tùng, 2019).[20]

Với định hướng phát triển các vùng sản xuất nông sản bền vững hướng tới xuất khẩu, tỉnh Sơn La đã phối hợp với Cục Bảo vệ thực vật cấp 163 mã số vùng trồng xuất khẩu cây ăn quả, trong đó có 50 mã vùng trồng cây ăn quả xuất khẩu sang thị trường Mỹ, Australia gồm xoài, mận, bơ; 113 mã vùng trồng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc gồm nhãn, xoài, thanh long, bơ, mận, chanh leo, chuối, dâu tây (Tuyết Lan, 2019).[7]

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La

- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, địa mạo; khí hậu thủy văn; các nguồn tài nguyên; cảnh quan môi trường.

- Điều kiện kinh tế xã hội:

+ Thực trạng phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2015 - 2017 của huyện (ngành nông lâm nghiệp, công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ và du lịch);

+ Thực trạng dân số và lao động;

+ Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản (giao thông, thủy lợi, điện, chợ, các công ty, nhà máy chế biến nông san...);

+ Thực trạng phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ, thương mại và du lịch; + Đánh giá cơ sở hạ tầng phục vụ chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp huyện Mai Sơn.

2.1.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất bền vững huyện Mai Sơn huyện Mai Sơn

-Thực trạng và biến động sử dụng đất nông nghiệp huyện Mai Sơn giai đoạn 2010-2017;

-Xác định các cây trồng bền vững, các loại sử dụng đất có triển vọng phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững ở huyện Mai Sơn;

-Đánh giá hiệu quả các loại sử dụng đất sản xuất các cây trồng bền vững trên 3 phương diện (kinh tế, xã hội và môi trường).

2.1.3. Đánh giá thích hợp đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững cho huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La

- Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai tỷ lệ 1:50.000 cho huyện Mai Sơn; - Đánh giá thích hợp đất đai cho các loại sử dụng đất bền vững đã chọn.

2.1.4. Đề xuất định hướng sử dụng đất và một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp huyện Mai Sơn theo hướng sản xuất bền vững nghiệp huyện Mai Sơn theo hướng sản xuất bền vững

- Các căn cứ để định hướng sử dụng đất theo hướng sản xuất bền vững cho huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La;

- Định hướng phát triển các loại sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất bền vững trên địa bàn huyện Mai Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

- Đề xuất một số giải pháp sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất bền vững trên địa bàn huyện Mai Sơn.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp

- Thu thập tư liệu, số liệu có sẵn từ các cơ quan nhà nước, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Thống kê, phòng Kế hoạch - tài chính, trung tâm khai thác công trình thuỷ lợi huyện Mai Sơn.

2.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Điểm nghiên cứu điều tra phải đại diện cho các vùng sinh thái và mang đặc trưng của của nội dung nghiên cứu.

Dựa theo đặc điểm địa hình, huyện Mai Sơn có thể được chia thành hai tiểu vùng. Do vậy tôi chọn:

Tiểu vùng 1 là khu vực đồi núi thấp, xen kẽ các phiêng bãi, lòng chảo (gồm 9 xã và 1 thị trấn phân bố dọc quốc lộ 6. Lựa chọn hai xã Mường Bon và Cò Nòi đại diện cho tiểu vùng 1 để nghiên cứu điểm.

Tiểu vùng 2 là khu vực núi trung bình, dốc, bị chia cắt mạnh bởi các con sông, con suối lớn và các dãy núi cao. Chọn hai xã Chiềng Ban và Nà Ớt đại diện cho tiểu vùng 2.

2.2.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn nông hộ

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Phương pháp này được sử dụng trong việc thu thập các tài liệu, thông tin, số liệu có liên quan trực tiếp hoặc

gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, ngành. Các thông tin chủ yếu bao gồm: số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp qua các năm, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, các văn bản về chính sách đất đai, các chính sách về khuyến khích đầu tư sản xuất nông nghiệp và các thông tin, số liệu khác liên quan.

Ngoài ra đề tài còn tham khảo các tài liệu, bài báo đã được công bố trên các tạp chí chuyên ngành và trên mạng internet.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Phương pháp này được sử dụng để phỏng vấn các hộ dân dựa vào mẫu phiếu đã được thiết kế sẵn tập trung vào kết quả sản xuất nông nghiệp của các hộ.

Các nông hộ được điều tra, phỏng vấn về tình hình sử dụng đất thông qua bộ câu hỏi trong các phiếu điều tra. Các tiêu chí điều tra gồm: các thông tin chung về hộ, tình hình sử dụng đất của hộ, tình hình sản xuất nông nghiệp của nông hộ.

Tiêu chí chọn nông hộ để điều tra: tại 4 xã điểm đại diện cho hai tiểu vùng tiến hành điều tra hộ (tiểu vùng 1: xã Mường Bon và Cò Nòi; tiểu vùng 2: xã Chiềng Ban và Nà Ớt). Các hộ được lựa chọn là các hộ sản xuất nông nghiệp có kinh tế trung bình của vùng (không thuộc hộ nghèo và cận nghèo), có các loại hình sản xuất nông nghiệp đặc trưng của từng tiểu vùng, có diện tích đất sản xuất nông nghiệp >0,5ha. Tổng số hộ sản xuất nông nghiệp của 4 xã đại diện thuộc nhóm khảo sát là 7.637 hộ (chiếm 87,79 % tổng số hộ nông nghiệp). Mỗi xã lựa chọn ngẫu nhiên 50 hộ từ nhóm hộ khảo sát để điều tra. Tổng số hộ điều tra là 200. Mẫu phiếu có trong phụ lục.

2.2.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp * Hiệu quả về kinh tế : * Hiệu quả về kinh tế :

Áp dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế cho cây trồng theo cẩm nang sử dụng đất tập 2 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (2009): Sử dụng các chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và hiệu quả đồng vốn. Trong đó:

- Giá trị sản xuất: GTSX = Sản lượng sản phẩm x Giá bán; - Thu nhập hỗn hợp TNHH = GTSX - CPTG;

Trong đó chi phí trung gian (CPTG) là toàn bộ chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc trừ sâu...) và các phí khác (làm đất, thủy lợi, bảo vệ thực vật, vận tải, khuyến nông... không tính công lao động);

- Hiệu quả đồng vốn: HQĐV = TNHH/CPTG;

Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế được phân thành 3 mức độ: Cao (C), trung bình (TB) và thấp (T). Các mức đánh giá được phân theo mức hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất chung trên địa bàn huyện (tham khảo ý kiến của cán bộ phòng Nông nghiệp về phân mức hiệu quả kinh tế chung của các kiểu sử dụng đất trên địa bàn, mức chi trả công lao động nông nghiệp, và dựa trên kết quả điều tra thực tế).

Bảng 2.1. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất

Cấp đánh giá Thang điểm GTSX/ha (Triệu đồng) TNHH/ha (triệu đồng) HQĐV/ha (lần) Cao 3 > 80 > 60 > 1,5 Trung bình 2 60 - 80 40 - 60 1,2 - 1,5 Thấp 1 < 60 < 40 < 1,2

- Hiệu quả kinh tế cao (C): Đạt 8 - 9 điểm;

- Hiệu quả kinh tế trung bình (TB): Đạt 6 - 7 điểm;

-Hiệu quả kinh tế thấp (T): Có tổng điểm < 5.

* Hiệu quả xã hội:

Để đánh giá tính hiệu quả xã hội của kiểu sử dụng đất, chúng tôi đã sử dụng 3 tiêu chí gồm:

-Khả năng thu hút lao động thông qua chỉ tiêu số công lao động cần thiết để hoàn thành sản xuất cho 1 kiểu sử dụng đất/ha/năm;

-Khả năng đảm bảo đời sống thể hiện qua giá trị ngày công lao động; trong đó giá trị ngày công: GTNC = TNHH/CLĐ (công lao động)

-Mức độ chấp nhận cuả người dân thông qua tỷ lệ người dân được phỏng vấn có mong muốn tiếp tục duy trì kiểu sử dụng đất này.

Phân cấp các chỉ tiêu hiệu quả xã hội được thể hiện chi tiết trong bảng 3.2.

Bảng 2.2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất Cấp đánh giá Thang

điểm

Khả năng thu hút lao động

(công )

Giá trị ngày công (1000 đồng/công) Mức độ chấp nhận của người dân, % Cao 3 > 400 > 110 >70 Trung bình 2 300 - 400 80 - 110 50 - 69 Thấp 1 < 300 < 80 < 50

Tổng hợp xếp loại hiệu quả xã hội cho các kiểu sử dụng đất như sau: - Hiệu quả xã hội cao (C): Đạt 8 - 9 điểm;

- Hiệu quả xã hội trung bình (TB): đạt 6 - 7;

- Hiệu quả xã hội thấp (T): kiểu sử dụng đất có tổng điểm < 5.

* Hiệu quả về môi trường:

Sử dụng đất có tác động lớn đến môi trường đất và nước. Sử dụng đất thích hợp không những có khả năng duy trì mà còn có khả năng cải thiện môi trường trong đó có môi trường đất. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường đất hiện tại như:

Mức độ sử dụng phân bón: sử dụng đúng khuyến cáo thì xếp hiệu quả ở mức cao; nếu sử dụng đúng phân khoáng nhưng thiếu phân hữu cơ, hoặc mức bón phân cao hay thấp hơn khuyến cáo dưới 10% thì xếp mức trung bình (duy trì độ phì); mức bón phân cao hay thấp hơn khuyến cáo trên 10% thì xếp mức thấp.

Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: sử dụng đúng khuyến cáo về loại thuốc, lượng phun và sử dụng thuốc sinh học thì xếp hiệu quả ở mức cao; sử dụng đúng khuyến cáo về loại thuốc, lượng phun và sử dụng thuốc hóa học thì xếp mức trung bình; không sử dụng đúng loại thuốc, lượng phun thì xếp mức thấp.

Bảng 2.3. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường các loại, kiểu sử dụng đất Cấp đánh giá Thang điểm Mức độ sử dụng phân bón Mức độ sử dụng thuốc BVTV Mức độ che phủ đất chống xói mòn (%)

Cao 3 Đúng khuyến cáo Đúng khuyến cáo, sử

dụng thuốc sinh học >70 Trung

bình 2

Mức bón phân chênh lệch so với khuyến cáo <10% Đúng khuyến cáo, sử dụng chủ yếu thuốc hóa học 50 - 70 Thấp 1 Mức bón phân chênh lệch so với khuyến cáo >10%

Không đúng khuyến

cáo < 50

Mức độ che phủ đất chống xói mòn: Thể hiện qua % thời gian cây che phủ đất trong năm (tính thời gian sinh trưởng của một loại cây trồng từ lúc khép tán đến thu hoạch, xác định được số tháng đất được cây che phủ trong 1 năm, sau đó tính ra tỷ lệ %); Khả năng che phủ đất <50% được đánh giá thấp, từ 50-70% là trung bình và > 70% là mức cao.

Phân cấp chỉ tiêu sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sẽ được thực hiện dựa vào số liệu điều tra so sánh với khuyến cáo của Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Mai Sơn.

Tổng hợp xếp loại hiệu quả môi trường cho các kiểu sử dụng đất như sau: - Hiệu quả môi trường cao (C): Đạt 8 - 9 điểm;

- Hiệu quả môi trường trung bình (TB): Đạt 6 - 7;

- Hiệu quả môi trường thấp (T): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm < 5. * Đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng đất: dùng cách cho điểm tương tự như đánh giá 3 hiệu quả trên.

Bản đồ đất huyện Mai Sơn tỷ lệ 1/50.000 được xây dựng bằng cách tách từ bản đồ đất tỉnh Sơn La tỷ lệ 1:100.000 do Viện Thổ nhưỡng Nông hóa thành lập năm 2015 bằng phần mềm Microstation. Sau đó, trên cơ sở kết quả khảo sát thực địa, kế thừa kết quả phân tích 58 phẫu diện của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (2015), 15 phẫu diện của Nguyễn Văn Vượng (2015), 15 phẫu diện của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sơn La (2013, 2014), 5 phẫu diện của tác giả, đã hiệu chỉnh lại bản đồ đất.

2.2.6. Phương pháp đánh giá đất theo FAO

2.2.6.1. Phương pháp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai

Bản đồ đơn vị đất đai được xây dựng bằng cách chồng xếp các bản đồ đơn tính bằng phần mềm ArcGIS;

2.2.6.2. Phương pháp đánh giá thích hợp đất đai theo FAO

Đầu tiên xác định các yêu cầu sử dụng đất của các cây trồng/ LUTs với các đặc tính của đất đai, sau đó tiến hành phân hạng thích hợp với từng đặc tính.

Việc phân hạng được chia làm 2 bộ: Bộ thích hợp và bộ không thích hợp. - Bộ thích hợp được chia thành 3 mức độ: Rất thích hợp - kí hiệu S1; Thích hợp vừa - kí hiệu S2; Ít thích hợp - kí hiệu S3.

- Bộ không thích hợp - kí hiệu N.

So sánh yêu cầu sử dụng đất của từng LUT với đặc tính đơn vị đất đai để xác định mức thích hợp sau đó tổng hợp phân hạng thích hợp đất đai theo các yếu tố hạn chế của đơn vị đất đai đó. Hạng chung của LUT sẽ được xác định theo mức độ thích hợp thấp nhất của các yếu tố (các đặc tính đất đai).

2.2.7. Phương pháp xác định loại sử dụng đất bền vững

Các LUT bền vững là các LUT có các cây trồng bền vững trong hệ thống cây trồng.

Theo các tiêu chí xác định cây trồng có tính bền vững đã trình bày tại mục 1.2.1 các cây trồng bền vững của huyện Mai Sơn được lựa chọn đảm bảo có ít nhất 02 trong 03 tiêu chí sau:

+ Có tỷ lệ nông sản bền vững lớn (>70%) và có triển vọng phát triển thị trường trong và ngoài nước;

+ Có sản lượng đủ lớn, diện tích tập trung để có thể phát triển vùng sản xuất bền vững: Sản lượng thu được phải đảm bảo vượt nhu cầu tiêu dùng của người dân trong huyện; diện tích tập trung để tạo thành vùng nguyên liệu với quy mô >1% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện, tương đương 490 ha);

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện mai sơn, tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện mai sơn, tỉnh sơn la theo hướng sản xuất bền vững (Trang 37)