Như đã trình bày trong mục 3.2.7, các cây trồng được xác định có thể trở thành nông sản bền vững của huyện Mai Sơn phải thỏa mãn được ít nhất 2/3 tiêu chí: (1) Có tỷ lệ bền vững lớn và có triển vọng phát triển thị trường; (2) Có sản lượng đủ lớn, diện tích tập trung để có thể phát triển vùng sản xuất bền vững; (3) Hiệu quả kinh tế cao, nông sản có chất lượng tốt.
3.2.4.1. Xác định các cây trồng bền vững theo tỷ lệ bền vững và triển vọng phát triển thị trường
Để xác định khả năng trở thành bền vững của các nông sản chính của huyện, chúng tôi đã tiến hành điều tra ở 200 hộ sản xuất nông nghiệp của huyện về tỷ lệ bền vững của các nông sản chính được sản xuất tại nông hộ, mức độ và khả năng tiêu thụ nông sản cũng như các kênh tiêu thụ các nông sản này. Kết quả được thể hiện trong bảng 3.7.
Có thể thấy hầu hết các nông sản chính của huyện Mai Sơn đều có khả năng tiêu thụ tương đối dễ dàng trừ cao su. Trong những năm vừa qua với phong trào đưa cây cao su lên vùng Tây Bắc, huyện Mai Sơn cũng đã phát triển cây cao su nhưng thực tế cho thấy, cây cao su phát triển kém trên đất Sơn La nói chung và Mai Sơn nói riêng. Ở Tây Nguyên cây cao su sau khi trồng khoảng 5 năm bắt đầu có thể khai thác nhưng cao su ở Mai Sơn sang đến năm thứ 6 thứ 7 mới có thể khai thác được, sản lượng thấp, giá mủ cao su mấy năm vừa rồi không cao nên khó bán.
Về tỷ suất bền vững: Lúa tuy được trồng ở hầu hết các xã nhưng vì diện tích trồng lúa không lớn, đặc biệt ít với các xã tiểu vùng 2 nên người dân chủ yếu để tiêu dùng trong gia đình, họ chỉ bán ra trong vụ mùa (vụ chính). Diện tích có thể tưới tiêu chủ động để trồng lúa rất hạn chế, khó phát triển thêm. Sản lượng lúa của huyện năm 2017 chỉ đạt 15.059 tấn/năm tức là đảm bảo 95 kg thóc/người/năm nên trên thực tế lúa gạo với Mai Sơn chỉ đảm bảo tiêu dùng trong huyện, không trở thành bền vững được.
Đậu đỗ, mía rau, sắn, cà phê và các cây ăn quả có tỷ lệ bền vững cao. Người dân đều bán ra là chủ yếu, sử dụng trong gia đình với tỷ lệ <25%.
Ngô là cây trồng chiếm diện tích rất lớn, sản lượng nhiều và người dân chỉ dùng một phần phục vụ cho nhu cầu trong gia đình (làm lương thực, nấu rượu, thức ăn chăn nuôi..có >75% là bán ra thị trường thông qua các kênh tiêu thụ khác nhau.
Bảng 3.7. Phương thức tiêu thụ các nông sản chính và tỷ lệ bán ra thị trường của các nông hộ huyện Mai Sơn
TT Tên sản phẩm
Tỷ lệ bền vững (%)
Mức độ tiêu
thụ Đối tượng mua
Sử dụng trong
gia đình Bán
1 Lúa xuân 90 10 Dễ Tiểu thương
2 Lúa mùa 40 60 Dễ Tiểu thương
3 Lúa nương 80 20 Dễ Tiểu thương
4 Ngô 25 75 Dễ Tiểu thương, công ty
5 Rau các loại 25 75 Trung bình Tiểu thương, tự bán
6 Đậu đỗ các loại 12 88 Trung bình Tiểu thương
7 Sắn 5 95 Trung bình Tiểu thương, công ty
8 Mía 0 100 Dễ Công ty
9 Cà phê 0 100 Dễ Công ty
10 Cao su 0 100 Khó Công ty
11 Nhãn 1 99 Trung bình Tiểu thương
12 Xoài 1 99 Trung bình Tiểu thương
13 Mận hậu 2 98 Trung bình Tiểu thương
14 Na 3 97 Dễ Tiểu thương
Về kênh tiêu thụ: Mía, sắn, cao su, cà phê là những cây trồng được tiêu thụ chủ yếu cho các công ty thu mua chế biến nông sản trên địa bàn. Với cà phê và mía các công ty thậm chí có đầu tư phân bón kỹ thuật cho người dân và cam kết bao tiêu sản phẩm nên đầu ra được đảm bảo, giá cả ổn định. Cây ăn quả đang được tỉnh Sơn La đẩy mạnh phát triển với chiến lược phát triển rõ ràng. Từ năm 2019 huyện đã phát triển được 15 tổ hợp tác sản xuất theo VietGAP phục vụ xuất khẩu.. Năm 2018 huyện ủy Mai Sơn đã ký kết tác với tập đoàn Quế Lâm để phát triển vùng cây ăn quả và cà phê chè theo hướng hữu cơ phục vụ xuất khẩu. Khả năng phát triển thị trường cho nhóm cây này rất rộng mở. Năm 2019 nhãn và xoài đã được xuất khẩu sang Trung Quốc
bằng con đường chính ngạch, năm 2020 huyện đã mở được kênh xuất khẩu xoài và nhãn sang Úc.
Như vậy với tiêu chí này những cây có thể trở thành cây bền vững nông sản chính của huyện theo tiêu chí này gồm: Ngô, đậu đỗ, sắn, mía, cà phê, cây ăn quả.
3.2.4.2. .Xác định cây bền vững theo tiêu chí sản lượng và diện tích
Trong những năm gần đây cơ cấu cây trồng của huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La có biến động mạnh theo hướng phát triển các cây trồng công nghiệp dài ngày và các cây ăn quả (theo số liệu từ niên giám thống kê huyện Mai Sơn 2019). Biến động diện tích gieo trồng của các cây trồng chính huyện Mai Sơn được thể hiện trong bảng 3.8.
Giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019 tại huyện Mai Sơn có 6 nhóm cây trồng có diện tích và sản lượng lớn là: lúa, ngô, mía, sắn, cà phê và cây ăn quả. Tuy nhiên, với diện tích lúa hiện có, sản lượng thóc gạo của Mai Sơn chưa đủ đảm bảo an ninh lương thực cho huyện nên không thể trở thành sản phẩm bền vững.
Trong nhóm cây có hạt thì ngô là cây có diện tích rất lớn, được trồng phổ biến ở tất cả các xã trong huyện và có thị trường ổn định nên diện tích năm 2019 tuy có giảm nhưng vẫn chiếm tới hơn 20.000 ha. Sản phẩm là ngô hạt chủ yếu phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Cây mía được huyện định hướng phát triển phục vụ cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường Mai Sơn. Diện tích mía của Mai Sơn chiếm tới 75,7% diện tích mía toàn tỉnh Sơn La. Hiện mía được trồng chủ yếu ở 3 xã và thị trấn của tiểu vùng 1 là xã Cò Nòi (2.548 ha), xã Chiềng Lương (878 ha), xã Hát Lót và thị trấn Hát Lót (704 ha).
Bảng 3.8. Diện tích gieo trồng, sản lượng các cây trồng chính của Mai Sơn, tỉnh Sơn La trong giai đoạn 2015 – 2017
ĐVT: ha
TT Cây trồng
Diện tích (ha) Diện tích năm 2017/ 2015 (ha) Sản lượng năm 2017 (tấn) Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Lúa 6.241 6.262 5.987 -254 15.059,0
Lúa xuân (ruộng) 1.092 1.115 1.131 +39 6.084,0 Lúa mùa (ruộng) 1.583 1.622 1.625 +42
8.975,0 Lúa nương 3.566 3.525 3.231 -335 2 Ngô 20.727 20.706 20.153 -574 94.287,0 3 Rau các loại 725 808 931 +206 7.661,0 4 Đậu tương 600 276 157 -443 162,0 5 Sắn 3.445 3.450 3.440 -5 57.964,0 6 Mía 4.237 4.905 6.085 +1.848 417.443,0 7 Cà phê 5.554 6.081 6.353 +799 7.232,0 8 Cao su 338 339 345 +7 2,0
9 Cây ăn quả 1.389 1.447 2.804 +1.415 5.603,0
Nhãn 712 727 1.139 +427 2.284,0
Xoài 363 372 891 +258 1.287,0
Mận hậu 23 23 154 +131 78,0
Na 86 87 119 +33 181,0
Cây sắn được trồng ở hầu hết các xã nhưng tập trung ở 3 xã của tiểu vùng 2 là Chiềng Nơi (628 ha) Phiêng Cằm (708 ha) và Nà Ớt (426 ha). Huyện Mai Sơn đã xây dựng nhà máy chế biến tinh bột sắn thuộc Công ty Cổ phần chế biến Nông sản BHL Sơn La với công suất đạt 53.000 tấn/năm đảm bảo tiêu thụ toàn bộ sắn cho vùng nguyên liệu của huyện Mai Sơn và các huyện lân cận.
Cây ăn quả đang được định hướng phát triển thành cây trồng nông sản chủ lực của huyện trong những năm gần đây phục vụ xuất khẩu với hai cây
trồng chính là nhãn và xoài. Diện tích canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP ngày càng tăng. Mận hậu là cây trồng lâu đời nhưng năng suất và chất lượng mận của Mai Sơn không cạnh tranh được với mận hậu của Mộc Châu nên khó bán hơn. Na tiêu thụ tốt nhưng là cây trồng mới đưa vào không lâu, lại khó bảo quản nên không được ưa chuộng bằng xoài và nhãn. Với hai cây mận và na sản lượng cũng như diện tích hiện tại còn rất khiêm tốn, khả năng mở rộng không cao nên khó có thể trở thành cây bền vững chủ lực trong nhóm cây ăn quả của huyện.
Nhóm cây rau tuy có diện tích gieo trồng đạt gần 1.000 ha nhưng được trồng rải rác, không tập trung. Vùng rau tập trung của huyện Mai Sơn có 182 ha phân bố ở thị trấn Hát Lót (22 ha), xã Cò Nòi (128 ha) và xã Mường Bon (32 ha). Tuy nhiên hiện tại mới chỉ có 3 hợp tác xã với 16 ha được cấp chứng nhận sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với sản lượng 350 tấn/năm. Sản phẩm được tiêu thụ chủ yếu phục vụ nhu cầu của người dân địa phương thông qua các chợ truyền thống, chưa có điều kiện phát triển thành cây bền vững. Trong định hướng phát triển cây rau của toàn tỉnh Sơn La cũng xác định rõ, trên cơ sở lợi thế canh tranh về đất đai, khí hậu và vị trí địa lý tỉnh sẽ phát triển vùng sản xuất rau an toàn tập trung tại huyện Mộc Châu, huyện Phù Yên và thành phố Sơn La (Sở NN&PTNT tỉnh Sơn La, 2014). Riêng huyện Mai Sơn chỉ duy trì diện tích rau hiện có, tăng tỷ lệ rau trồng theo VietGAP để đáp ứng như cầu tại chỗ của người dân.
Từ thời Pháp thuộc, cây cà phê chè đã được khẳng định là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng của Mai Sơn. Diện tích cà phê chè năm 2019 của Mai Sơn chiếm tới 87,85% diện tích cà phê chè toàn tỉnh Sơn La. Hiện nay, diện tích cây cà phê chè đang được đầu tư phát triển mạnh với hệ thống tưới nhỏ giọt, giống cây sạch bệnh, canh tác theo VietGAP. Hiện tại huyện cũng đã xây dựng Nhà máy Phúc Sinh Sơn
La tại xã Chiềng Mung, cho phép sản xuất khép kín từ quả cà phê tươi theo phương pháp ướt, với công suất 20.000 tấn quả tươi/năm đảm bảo tiêu thụ toàn bộ nông sản cho vùng nguyên liệu.
Như vậy với tiêu chí này những cây có thể trở thành cây bền vững nông sản chính của huyện gồm: Ngô, sắn, mía, cà phê, cây ăn quả (xoài và nhãn).
3.2.2.3. Xác định cây bền vững, các kiểu sử dụng bền vững theo tiêu chí hiệu quả sử dụng đất
Xét trên cả các phương diện: diện tích lớn và tập trung, sản lượng lớn, khả năng tiêu thụ dễ và thị trường tiêu thụ ổn định thì có thể xác định huyện Mai Sơn có 5 nhóm cây có khả năng phát triển thành cây trồng bền vững là ngô, mía, sắn, cà phê chè và cây ăn quả (nhãn và xoài). Các cây này nằm trong 7 kiểu sử dụng đất được thể hiện trong bảng 3.9. Tuy cây trồng bền vững được đánh giá chủ yếu theo hiệu quả kinh tế, nhưng để có được hiệu quả kinh tế cao và bền vững cần phải có hiệu quả xã hội và môi trường ở mức từ trung bình trở lên. Vì vậy để đánh giá hiệu quả tổng thể sử dụng đất của các cây trồng bền vững, đề tài tiến hành đánh giá theo cả 3 tiêu chí: kinh tế, xã hội và môi trường.
Hiệu quả kinh tế sử dụng đất:
Hiệu quả kinh tế sử dụng đất của các kiểu sử dụng đất có các cây trồng bền vững được thể hiện trong bảng 3.9. Với cây ngô có hai kiểu sử dụng đất có ngô lấy hạt là lúa mùa - ngô thu (trên các ruộng bậc thang canh tác nhờ nước trời) và ngô hè 1 vụ.
Trong các kiểu sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất là cây ăn quả, kế tới là cà phê chè, mía và thấp nhất là ngô xuân hè. Các cây cà phê chè và cây ăn quả tuy mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn. Đây cũng là khó khăn khi muốn phát triển diện tích các cây này với các hộ nông dân ở vùng núi.
Bảng 3.9. Hiệu quả kinh tế của các kiểu sử dụng đất có khả năng phát triển thành bền vững của huyện Mai Sơn tỉnh Sơn La
ĐVT: triệu đồng Kiểu sử dụng đất Tiểu vùng GTSX CPTG TNHH HQĐV Tổng điểm Phân cấp (Triệu đồng) (Triệu đồng) (Triệu đồng) (Lần) 1. Lúa mùa - ngô thu TV1 70,03 26,27 43,76 1,7 7 TB 2. Ngô hè TV 1 32,90 15,12 17,78 1,2 4 T TV 2 31,33 14,12 17,21 1,2 4 T 3. Nhãn TV 1 219,78 62,88 156,90 2,5 9 C TV 2 184,50 62,88 121,62 1,9 9 C 4. Xoài TV 1 234,00 77,91 156,09 2,0 9 C TV 2 213,98 75,34 138,64 1,8 9 C 5. Sắn TV 1 55,74 19,17 36,57 1,9 5 T TV 2 46,99 14,25 32,74 2,3 5 T 6. Mía TV 1 58,31 21,55 36,76 1,7 5 T TV 2 56,61 21,55 35,06 1,6 5 T 7. Cà phê chè TV 1 161,88 67,89 93,99 1,4 8 C TV 2 148,96 67,89 81,07 1,2 8 C
Nhìn chung hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất cây hàng năm trong 2 tiểu vùng không chênh lệch nhiều, nhưng hiệu quả của các kiểu sử dụng đất cây ăn quả của tiểu vùng 1 cao hơn hẳn. Sở dĩ có hiệu tượng này là vì cây nhãn và xoài mới được phát triển mạnh trong gần 10 năm nay, tiểu vùng 1 có địa hình thuận lợi hơn, giao thông phát triển hơn và kỹ thuật canh tác tốt hơn nên có năng suất nhỉnh hơn, tiêu thụ dễ dàng hơn nên hiệu quả kinh tế cao hơn. Cây sắn được trồng nhiều ở tiểu vùng 2, mức đầu tư thấp, không kén đất nên có hiệu quả cao hơn tiểu vùng 1.
trong đó diện tích cho sản phẩm mới chỉ đạt 75% năng suất vườn hầu hết chưa đạt tới mức tối đa, suất đầu tư lớn nên hiệu quả đồng chưa cao. Tuy nhiên đây là cây trồng có tiềm năng phát triển mạnh do lợi thế về đất đai khí hậu. Ngay từ năm 1936 người Pháp đã xác định Mai Sơn là nơi có khí hậu điều kiện đất đai thuận lợi nhất cho phát triển cây cà phê chè ở miền Bắc Việt Nam, trạm nghiên cứu cà phê chè hiện của viện Nghiên cứu nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đặt tại Chiềng Mung đã gần 100 năm tuổi. Các diện tích cà phê chè mới phát triển ở tiểu vùng 1 đều được đầu tư tương đối bài bản, có góp vốn của doanh nghiệp, được tưới nhỏ giọt. Năng suất hiện tại của các vùng cà phê của TV 2 vẫn thấp hơn tiểu vùng 1 do hai nguyên nhân chủ yếu: Vườn đang ở thời kỳ đầu cho thu hoạch chưa đạt năng suất tối đa; số vườn được đầu tư tưới nhỏ giọt còn chưa nhiều do điều kiện kinh tế hộ của tiểu vùng 2 thấp hơn TV 1.
* Hiệu quả xã hội:
Hiệu quả xã hội của kiểu sử dụng đất bền vững được đánh giá dựa vào chỉ tiêu là công lao động, giá trị ngày công và mức độ chấp nhận của người dân. Số liệu cụ thể được thể hiện trong bảng 3.10.
Có thể thấy mức độ thu hút lao động của các cây hàng năm thấp hơn cây lâu năm. Số ngày công lao động đầu tư đặc biệt thấp ở sắn. Cây sắn được bà con trồng nhiều nhưng không được đầu tư chăm sóc (chủ yếu theo kiểu tận dụng). Bà con chỉ trồng, bón phân kết hợp làm cỏ có 1 lần/vụ/năm. Chính vì thể tuy có giá trị sản xuất thấp nhưng giá trị ngày công rất cao. Trong các kiểu sử dụng đất giá trị ngày công lao động của cây ăn quả là cao nhất đạt từ 296 - 407 nghìn đồng. Kiểu sử dụng đất ngô 1 vụ cho giá trị ngày công thấp nhất chỉ đạt 74,70 nghìn đồng/công. Tuy nhiên cây ngô là cây truyền thống của đồng bào, dễ canh tác, dễ tiêu thụ nên vẫn được người dân lựa chọn. LUT cây ăn quả, cà phê vừa thu hút nhiều lao động vừa mang lại giá trị ngày công cao và ổn định nhưng đòi hỏi các lao động có kỹ thuật. Như vậy muốn phát triển
được các cây này và nâng cao hiệu quả sản xuất nhất định phải chú trọng khâu đào tạo lao động.
Bảng 3.10. Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất bền vững