Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện mai sơn, tỉnh sơn la theo hướng sản xuất bền vững (Trang 40 - 43)

* Hiệu quả về kinh tế :

Áp dụng phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế cho cây trồng theo cẩm nang sử dụng đất tập 2 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (2009): Sử dụng các chỉ tiêu giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và hiệu quả đồng vốn. Trong đó:

- Giá trị sản xuất: GTSX = Sản lượng sản phẩm x Giá bán; - Thu nhập hỗn hợp TNHH = GTSX - CPTG;

Trong đó chi phí trung gian (CPTG) là toàn bộ chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc trừ sâu...) và các phí khác (làm đất, thủy lợi, bảo vệ thực vật, vận tải, khuyến nông... không tính công lao động);

- Hiệu quả đồng vốn: HQĐV = TNHH/CPTG;

Các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế được phân thành 3 mức độ: Cao (C), trung bình (TB) và thấp (T). Các mức đánh giá được phân theo mức hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất chung trên địa bàn huyện (tham khảo ý kiến của cán bộ phòng Nông nghiệp về phân mức hiệu quả kinh tế chung của các kiểu sử dụng đất trên địa bàn, mức chi trả công lao động nông nghiệp, và dựa trên kết quả điều tra thực tế).

Bảng 2.1. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất

Cấp đánh giá Thang điểm GTSX/ha (Triệu đồng) TNHH/ha (triệu đồng) HQĐV/ha (lần) Cao 3 > 80 > 60 > 1,5 Trung bình 2 60 - 80 40 - 60 1,2 - 1,5 Thấp 1 < 60 < 40 < 1,2

- Hiệu quả kinh tế cao (C): Đạt 8 - 9 điểm;

- Hiệu quả kinh tế trung bình (TB): Đạt 6 - 7 điểm;

-Hiệu quả kinh tế thấp (T): Có tổng điểm < 5.

* Hiệu quả xã hội:

Để đánh giá tính hiệu quả xã hội của kiểu sử dụng đất, chúng tôi đã sử dụng 3 tiêu chí gồm:

-Khả năng thu hút lao động thông qua chỉ tiêu số công lao động cần thiết để hoàn thành sản xuất cho 1 kiểu sử dụng đất/ha/năm;

-Khả năng đảm bảo đời sống thể hiện qua giá trị ngày công lao động; trong đó giá trị ngày công: GTNC = TNHH/CLĐ (công lao động)

-Mức độ chấp nhận cuả người dân thông qua tỷ lệ người dân được phỏng vấn có mong muốn tiếp tục duy trì kiểu sử dụng đất này.

Phân cấp các chỉ tiêu hiệu quả xã hội được thể hiện chi tiết trong bảng 3.2.

Bảng 2.2. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội các loại sử dụng đất Cấp đánh giá Thang

điểm

Khả năng thu hút lao động

(công )

Giá trị ngày công (1000 đồng/công) Mức độ chấp nhận của người dân, % Cao 3 > 400 > 110 >70 Trung bình 2 300 - 400 80 - 110 50 - 69 Thấp 1 < 300 < 80 < 50

Tổng hợp xếp loại hiệu quả xã hội cho các kiểu sử dụng đất như sau: - Hiệu quả xã hội cao (C): Đạt 8 - 9 điểm;

- Hiệu quả xã hội trung bình (TB): đạt 6 - 7;

- Hiệu quả xã hội thấp (T): kiểu sử dụng đất có tổng điểm < 5.

* Hiệu quả về môi trường:

Sử dụng đất có tác động lớn đến môi trường đất và nước. Sử dụng đất thích hợp không những có khả năng duy trì mà còn có khả năng cải thiện môi trường trong đó có môi trường đất. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ xin đề cập đến một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến môi trường đất hiện tại như:

Mức độ sử dụng phân bón: sử dụng đúng khuyến cáo thì xếp hiệu quả ở mức cao; nếu sử dụng đúng phân khoáng nhưng thiếu phân hữu cơ, hoặc mức bón phân cao hay thấp hơn khuyến cáo dưới 10% thì xếp mức trung bình (duy trì độ phì); mức bón phân cao hay thấp hơn khuyến cáo trên 10% thì xếp mức thấp.

Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: sử dụng đúng khuyến cáo về loại thuốc, lượng phun và sử dụng thuốc sinh học thì xếp hiệu quả ở mức cao; sử dụng đúng khuyến cáo về loại thuốc, lượng phun và sử dụng thuốc hóa học thì xếp mức trung bình; không sử dụng đúng loại thuốc, lượng phun thì xếp mức thấp.

Bảng 2.3. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường các loại, kiểu sử dụng đất Cấp đánh giá Thang điểm Mức độ sử dụng phân bón Mức độ sử dụng thuốc BVTV Mức độ che phủ đất chống xói mòn (%)

Cao 3 Đúng khuyến cáo Đúng khuyến cáo, sử

dụng thuốc sinh học >70 Trung

bình 2

Mức bón phân chênh lệch so với khuyến cáo <10% Đúng khuyến cáo, sử dụng chủ yếu thuốc hóa học 50 - 70 Thấp 1 Mức bón phân chênh lệch so với khuyến cáo >10%

Không đúng khuyến

cáo < 50

Mức độ che phủ đất chống xói mòn: Thể hiện qua % thời gian cây che phủ đất trong năm (tính thời gian sinh trưởng của một loại cây trồng từ lúc khép tán đến thu hoạch, xác định được số tháng đất được cây che phủ trong 1 năm, sau đó tính ra tỷ lệ %); Khả năng che phủ đất <50% được đánh giá thấp, từ 50-70% là trung bình và > 70% là mức cao.

Phân cấp chỉ tiêu sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sẽ được thực hiện dựa vào số liệu điều tra so sánh với khuyến cáo của Phòng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn huyện Mai Sơn.

Tổng hợp xếp loại hiệu quả môi trường cho các kiểu sử dụng đất như sau: - Hiệu quả môi trường cao (C): Đạt 8 - 9 điểm;

- Hiệu quả môi trường trung bình (TB): Đạt 6 - 7;

- Hiệu quả môi trường thấp (T): Kiểu sử dụng đất có tổng điểm < 5. * Đánh giá tổng hợp hiệu quả sử dụng đất: dùng cách cho điểm tương tự như đánh giá 3 hiệu quả trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện mai sơn, tỉnh sơn la theo hướng sản xuất bền vững (Trang 40 - 43)