Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mai Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện mai sơn, tỉnh sơn la theo hướng sản xuất bền vững (Trang 55 - 57)

đối với sản xuất nông nghiệp bền vững

3.1.3.1. Những thuận lợi

- Về vị trí: huyện có vị trí địa lý thuận lợi, là huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm dọc Quốc lộ 6 và tam giác phát triển kinh tế thành phố Sơn La - Mai Sơn - Mường La.

- Về đất đai: Nguồn tài nguyên đất đai lớn, diện tích đất có khả năng khai thác cho mục đích nông lâm nghiệp được khai thác triệt để và có hiệu quả bằng việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất tạo ra giá trị bền vững cao trên một đơn vị diện tích. Ngoài ra huyện có 3 xã nằm trên cao nguyên Nà Sản có đất tốt, địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi với nhiều loại cây trồng.

- Về kinh tế, xã hội: Huyện có lực lượng lao động tương đối dồi dào, tình hình trật tự an toàn xã hội ổn định, nhân dân các dân tộc trong huyện đoàn kết. Huyện có tiềm năng và lợi thế phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến nông lâm sản với phần lớn các cơ sở công nghiệp của tỉnh tập trung trên địa bàn huyện. Nông dân đang dần có sự thay đổi sản xuất từ tự cung, tự cấp sang sản xuất bền vững với quy mô tập trung, chất lượng sản phẩm cao.

- Về cơ sở hạ tầng: Huyện có hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã được đầu tư nâng cấp; nhiều dự án, các chương trình của Trung ương, của tỉnh và huyện tiếp tục được triển khai đầu tư là cơ hội lớn để huyện phát triển KTXH. Hệ thống đô thị trên địa bàn đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ, đô thị hóa nhanh như các khu đô thị dọc QL6 là đầu mối giao lưu bền vững. Có nhiều công ty hoạt động trong tiêu thụ và chế biến nông sản. Ngoài ra hệ thống hồ thủy lợi, thủy điện của huyện có thể cung cấp nước tưới cho một diện tích lớn đất sản xuất.

4.1.3.2. Những hạn chế, khó khăn

- Về điều kiện tự nhiên: Địa hình phức tạp, chia cắt mạnh đã ảnh hưởng lớn đến khả năng khai thác đất sản xuất nông nghiệp ở quy mô tập trung, sản xuất bền vững lớn, gây khó khăn trong phát triển giao thông vận tải, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn tại các xã vùng cao. Để phát triển đòi hỏi phải có đầu tư đáng kể về nguồn vốn và nhân lực. Khí hậu thời tiết của huyện có nhiều điểm bất lợi cho phát triển nông nghiệp: mùa khô khốc liệt, kéo dài cộng thêm ảnh hưởng của gió phơn; ảnh hưởng các hiện tượng khí hậu cực đoan giai đoạn đầu năm như sương muối, giá rét; mùa mưa thường gặp lũ quét, mưa đá,

gió lốc... gây ảnh hưởng xấu cho đời sống và sản xuất của nhân dân và ảnh hưởng đến môi trường chung toàn huyện.

- Chất lượng nguồn lao động thấp, hạ tầng kỹ thuật còn yếu kém và hạn chế, thiếu vốn đầu tư xây dựng, đặc biệt là các xã vùng cao. Tiến độ đầu tư xây dựng còn chậm, đầu tư dàn trải, hiệu quả đầu tư chưa cao nhất là trong quy hoạch xây dựng.

- Hiện tại do khó khăn về hạ tầng thủy lợi, địa hình lại dốc và chia cắt nên điều kiện tưới rất hạn hẹp (hiện tại chỉ có 0,87% diện tích đất sản xuất nông nghiệp có tưới chủ động. Mai Sơn lại có mùa khô khốc liệt nên với đất không có tưới thì chỉ canh tác được một vụ/ năm.

3.2. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất bền vững huyện Mai Sơn huyện Mai Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện mai sơn, tỉnh sơn la theo hướng sản xuất bền vững (Trang 55 - 57)