Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt sông Cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông cầu (Trang 25 - 27)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

1.6.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt sông Cầu

- Hoạt động sinh hoạt của các hộ dân

Những năm gần đây, nước sông Cầu ở nhiều nơi bị nhiễm bẩn dinh dưỡng và hữu cơ ở mức độ cao. Đó là do nước thải sinh hoạt từ khu vực thành phố chủ yếu chỉ được xử lý qua bể tự hoại và đưa vào hệ thống thoát nước của địa phương, rồi đổ trực tiếp vào sông Cầu. Hoạt động sinh hoạt của người dân ngoài phát sinh nước thải sinh hoạt và rác thải sinh hoạt. Đây là nguồn thải gây ô nhiễm hữu cơ rất lớn nếu không được thu gom, xử lý triệt để.

Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất rắn lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (đặc trưng bởi BOD và COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật gây bệnh.

Thành phần, tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (chưa xử lý) được thể hiện tại bảng sau.

Bảng 1. 2. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày) Tải lượng (kg/ngày) Nồng độ (mg/l) QCVN 14:2008 /BTNMT(Cột B) BOD5 45 – 54 13,5-16,2 450-540 30 mg/l Amoni 2,4 - 4,8 0,72-1,44 24-48 5mg/l TSS 70 - 145 21-43,5 700-1450 50 mg/l Coliform 106 -109 MNP/100 ml 3.000 MPN/100 ml

(Nguồn: Trần Đức Hạ. Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô vừa và nhỏ . Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 2002)

- Hoạt động sản xuất của các nhà máy, khu công nghiệp

Các ngành công nghiệp chủ yếu ở các KCN là luyện kim, sản xuất than cốc, xi măng và vật liệu xây dựng, cơ khí, công nghiệp chế biến nông - lâm sản, thực phẩm, sản xuất giấy, khai khoáng, nhiệt điện. Đó là các nguồn có nguy cơ gây ô nhiễm cao, nước thải của chúng đều được dẫn đổ ra sông Cầu. Theo thống kê đến năm 2011 tỉnh Thái Nguyên có 1468 cơ sở công nghiệp với lưu lượng nước thải gần

2 triệu m3/tháng. Lượng thải trung bình năm giai đoạn 2005-2010 của các ngành sản xuất là: Khai khoáng 12.142.228 m3, luyện kim 6.093.540 m3, chế biến thực phẩm 197.724 m3, sản xuất vật liệu xây dựng 470.004 m3, giấy 550.320 m3, cơ khí 305.572 m3, nhiệt điện 87.840 m3. Tổng lượng nước thải của hoạt động công nghiệp các loại ước tính 19.847.228 m3.

- Hoạt động của các bệnh viện

Đặc tính của nước thải bệnh viện là ngoài những yếu tố ô nhiễm môi trường thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn, còn có những chất bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các phế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hoá học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh.

Nước thải bệnh viện là sự lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ những bệnh viện chuyên về bệnh truyền nhiễm cũng như khoa lây nhiễm của các bệnh viện khác. Những nguồn nước thải này là một trong những nhân tố cơ bản có khả năng gây truyền nhiễm qua đường tiêu hoá và làm ô nhiễm môi trường. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước...

Một số thành phần ô nhiễm đặc trưng của nước thải bệnh viện như sau:

Bảng 1.3.Các chỉ tiêu ô nhiễm chủ yếu của nước thải bệnh viện

STT Chỉ tiêu Khoảng giá trị Giá trị điển hình

1 BOD (mg/l) 120-200 150

2 COD (mg/l) 150-250 200

3 SS (mg/l) 150-200 160

4 Tổng coliform (MNP/100ml) 106-109 106-107

(Nguồn: Nguyễn Xuân Nguyên; Phạm Hồng Hải. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội - 2004)

Nước thải bệnh viện rất nguy hiểm, vì chúng là nguồn chứa vi trùng, vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm như tả, thương hàn … ảnh hưởng đến sức khỏe khu vực dân cư nơi tiếp nhận nguồn nước thải bệnh viện này.

Theo phân loại của Tổ chức Môi trường thế giới, nước thải bệnh viện gây ô nhiễm mạnh có chỉ số nồng độ chất rắn tổng cộng 1.200 mg/l, trong đó chất rắn lơ lửng là 350mg/l; tổng lượng cacbon hữu cơ 290 mg/l, tổng photpho (tính theo P) là 15 mg/l và tổng Nito là 85mg/l; lượng vi khuẩn coliform từ 108 đến 109.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông cầu (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)