Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông cầu (Trang 27 - 29)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.7. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên

1.7.1. Điều kiện tự nhiên

1.7.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, khoa học – kỹ thuật, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên, là đầu tàu phát triển của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ. Là đô thị cửa ngõ, có vai trong kết nối giữa vùng Thủ đô Hà Nội với vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Phía Bắc giáp xã Hóa Thượng, xã Khe Mo huyện Đồng Hỷ và xã Cổ Lũng, xã Vô Tranh huyện Phú Lương;

- Phía Nam giáp thành phố Sông Công;

- Phía Tây giáp huyện Đại Từ và thị xã Phổ Yên - Phía Đông xã Bàn Đạt (huyện Phú Bình);

Hình 1 2. Sơ đồ khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên

Hình 1.3. Sơ đồ vị trí lấy mẫu quan trắc tại khu vực thành phố Thái Nguyên

1.7.1.2. Địa hình

Thành phố Thái Nguyên nằm ở mức địa hình thấp và tương đối phẳng. Tuy nhiên dạng địa hình gò đồi của miền trung du Bắc Bộ vẫn chiếm ưu thế. Xen kẽ những đồi gò thoải dạng bát úp là những thung lũng đồng bằng nhỏ bằng phẳng, các bậc thềm phù sa mới và thềm đất dốc tụ. Diện tích khu vực gò đồi chiếm 50,2% diện tích tự nhiên. Trong quá trình đô thị hoá và công nghiệp hoá, bề mặt địa hình vốn có của đô thị Thái Nguyên đã bị biến cải nhiều, nhất là trong khu vực nội thành.

1.7.1.3. Thuỷ văn

Thành phố Thái Nguyên nằm giữa hai dòng sông lớn: Sông Cầu và sông Công (phụ lưu bên bờ phải của sông Cầu). Sông Cầu đoạn chảy qua thành phố Thái Nguyên dài 25 km, chiều rộng 70 - 100m. Lưu lượng nước bình quân mùa mưa 620m3/s, mùa khô 3,32m3/s. Sông Cầu là nguồn cấp nước sinh hoạt cho thành phố, nước cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp; đồng thời cũng là nơi tiếp nhận

nước thải đô thị và công nghiệp của thành phố này. Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có khoảng 93 các ao, hồ, suối vừa phục vụ sản xuất nông nghiệp đồng thời tiếp nhận, tiêu thoát nước cho thành phố.

Dòng chảy năm dao động không đáng kể, năm nhiều nước chỉ lớn hơn năm ít nước khoảng 1,8 đến 2,3 lần. Hệ số biến đổi dòng đạt khoảng 0,28.

Chế độ dòng chảy của sông Cầu phân biệt thành hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ thường bắt đầu vào tháng 5 - 10 nhưng không kết thúc đồng đều trên toàn bộ lưu vực, thông thường trong khoảng thời gian tháng 9 (những nơi kết thúc sớm) và tháng 10 (những nơi muộn hơn: sông Đu và sông Công). Lượng dòng chảy trong mùa lũ cũng không vượt quá 80 - 85% lượng nước cả năm. Trong thời gian lũ, các tháng có lượng dòng chảy lớn nhất là 7, 8, 9, lượng dòng chảy chiếm hơn 50% lượng dòng chảy cả năm.

Mùa cạn kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4, lượng dòng chảy chiếm khoảng 18-20% lượng dòng chảy của cả năm. Ba tháng cạn nhất là 1, 2, 3 dòng chảy chỉ chiếm 5,6-7,8% [16].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông cầu (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)