Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến tài nguyên nước mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông cầu (Trang 31 - 34)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.7. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên

1.7.3. Đánh giá tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đến tài nguyên nước mặt

1.7.3.1. Các tác động tích cực

Thành phố Thái Nguyên là một địa bàn có nguồn tài nguyên nước dồi dào và phong phú. Nguồn tài nguyên nước có chất lượng tốt và đáp ứng được nhu cầu phục vụ ăn uống và sinh hoạt. Có sông Cầu chạy dọc phía Tây thành phố Thái Nguyên, đoạn chảy qua trung tâm phố Thái Nguyên dài khoảng 10km, chiều rộng 70 - 150m. Lưu lượng nước bình quân mùa mưa 620m3/s, mùa khô 3,32m3/s, độ dốc đáy sông

khoảng 1%. Sông Cầu là nguồn cấp nước sinh hoạt cho thành phố, nước cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp; đồng thời cũng là nơi tiếp nhận nước thải đô thị và công nghiệp của thành phố này.

Ngoài ra khu vực trung tâm thành phố còn có hệ thống suối tiếp nhận nước thải của khu vực trước khi đổ ra sông Cầu như: suối Mỏ Bạch, suối Cống Ngựa, suối Xương Rồng, suối Cam Giá, suối Phượng Hoàng. Trong đó suối Cống Ngựa là con suối tiếp nhận nước thải sinh hoạt của phường Hoàng Văn Thụ, còn hai con suối còn lại ngoài tiếp nhận nước thải sinh hoạt của các phường, còn tiếp nhận nước thải của một số cơ sở sản xuất công nghiệp và bệnh viện đóng trên địa bàn.

1.7.3.2. Những ảnh hưởng tiêu cực

- Do địa hình chia cắt phức tạp dẫn đến tài nguyên nước phân bố không đồng đều theo không gian, chế độ mưa diễn biến phức tạp trong năm, mùa mưa chiếm tới 80% lượng mưa năm đã gây tình trạng ngập úng, sạt lở đất đá ở nhiều nơi, giao thông đi lại khó khăn. Mùa khô mưa ít, mức nước các sông xuống thấp gây tình trạng hạn hán thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt trên nhiều vùng núi từ tháng 11 đến tháng 3-4 năm sau.

- Biến đổi khí hậu sẽ tác động trực tiếp đến tài nguyên nước trên địa bàn thành phố Thái Nguyên thể hiện ở việc có thể xuất hiện nhiều mô hình thời tiết khắc nghiệt: gây ra sự biến động mạnh mẽ của lượng mưa và sự gia tăng các hiện tượng khí hậu, thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán…

- Quá trình đô thị hóa ở Thái Nguyên cũng có những tác động nhất định đến tài nguyên nước: tỷ lệ dân số thành thị chiếm trên 92% dân số thành thị của toàn tỉnh làm gia tăng nhu cầu sử dụng nước phục vụ ăn uống sinh hoạt, sản xuất, gây ra áp lực lớn đối với tài nguyên nước tại các đô thị do nguồn cung cấp nước sạch không đáp ứng kịp cho sự phát triển của dân cư. Đồng thời, tăng lượng nước thải ảnh hưởng đến chất lượng nước sông, suối trên địa bàn thành phố.

- Hoạt động khai thác khoáng sản có tác động rất lớn đến nguồn nước: Hoạt động khai thác khoáng sản thường liên quan đến bóc tách lớp phủ bề mặt khiến bề mặt dễ rửa trôi, giảm khả năng giữ nước nên làm gia tăng hiện tượng sạt lở, lũ quét, làm suy giảm chất lượng nước: do lượng đất đá phát sinh từ hoạt động khai thác bị rửa trôi khi có mưa chảy vào nguồn tiếp nhận.

- Các ngành công nghiệp khác như luyện kim, cốc hóa, cơ khí, giấy, vật liệu xây dựng và các cơ sở công nghiệp chưa có biện pháp kiểm soát ô nhiễm tốt nên việc phát thải vượt tiêu chuẩn cho phép.

- Ảnh hưởng của ngành nông nghiệp đến chất lượng nước mặt cụ thể:

+ Các hồ chứa nước và các công trình thủy lợi làm thay đổi dòng chảy của sông suối từ khi thi công đến khi công trình được đưa vào vận hành. Khi các công trình đi vào hoạt động, việc điều tiết dòng chảy làm thay đổi chế độ dòng chảy lỏng và rắn ở vùng hạ lưu.

+ Các biện pháp tưới tiêu trong nông nghiệp cũng ảnh hưởng lớn đến chế độ nước và tài nguyên nước. Sự ảnh hưởng này không đáng kể trong những năm nhiều nước nhưng các năm khô hạn thì dòng chảy trong sông giảm rất mạnh do ảnh hưởng của tưới.

+ Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trên địa bàn tỉnh làm suy giảm chất lượng các nguồn nước. Việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật tràn lan, không tuân thủ đúng theo quy định sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, sức khỏe con người và môi trường do tồn dư của thuốc bảo vệ thực vật. Phương pháp canh tác nông nghiệp chưa khoa học sẽ dẫn suy thoái chất lượng đất. Chất thải từ ngành chăn nuôi gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm khu vực chăn thả gia súc, ô nhiễm nguồn nước cấp sinh hoạt…

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông cầu (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)