Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông cầu (Trang 29 - 31)

Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.7. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thành phố Thái Nguyên

1.7.2. Điều kiện kinh tế xã hội

1.7.2.1. Điều kiện kinh tế

Thành phố Thái Nguyên gồm có 21 phường và 11 xã nằm trong vùng phát triển kinh tế năng động của tỉnh Thái Nguyên (bao gồm TP Sông Công và TX Phổ Yên), là trung tâm công nghiệp lâu đời với trung tâm công nghiệp Gang Thép. Ngoài ra thành phố còn có tiềm năng lớn để phát triển du lịch, với Hồ Núi Cốc, các di tích lịch sử, cách mạng. Thành phố Thái Nguyên có đội ngũ cán bộ, công nhân có kinh nghiệm, năng lực, trình độ cao và đội ngũ sinh viên tốt nghiệp hàng năm từ các trường Đại học, chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật trên địa bàn, đáp ứng yêu cầu phát triển của thành phố. Thành phố tập trung vào phát triển ngành công nghiệp và dịch vụ làm ngành kinh tế mũi nhọn, ban hành nhiều cơ chế phù hợp, tập trung sức xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư.

1.7.2.2 Điều kiện xã hội

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên (trước kia thuộc tỉnh Bắc Thái), trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học -

kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; trung tâm vùng trung du, miền núi Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 80 km. Phía bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía đông giáp thị xã Sông Công, phía tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình.

Dân số: Thành phố Thái Nguyên có diện tích khoảng 222,93km2, dân số trung bình là 364.078 người, mật độ dân số 1.633 người/km2.

Bảng 1.4. Bảng thống kê dân số trung bình của thành phố thái nguyên qua các năm

Đơn vị: Người STT Năm Tổng dân số (người) Nam(người) Nữ (người) 1 2010 279.689 137.331 142.358 2 2012 287.623 141.225 146.398 3 2013 290.620 142.695 147.925 4 2014 296.000 145.329 150.671 5 2015 315.196 154.417 160.779 6 2016 317.580 155.580 162.000 7 Sơ bộ 2017 364.078 178.566 185.512

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2017)

- Về giáo dục: thành phố Thái Nguyên có 57 trường mầm non, 43 trường tiểu học, 35 trường trung học cơ sở, 10 trường trung học phổ thông và 03 trường phổ thông cơ sở; 1 trung học cơ sở. Có 7 trường đại học trực thuộc Đại học Thái Nguyên và 14 trường đại học, cao đẳng và 8 trường trung cấp, dậy nghề đều nằm trong khu vực thành phố.

- Về y tế: thành phố Thái Nguyên tập trung nhiều các bệnh viện lớn của tỉnh với sự tập trung của nhiều y – bác sỹ đầu ngành với tổng số 17 bệnh viện và các trạm y tế của các xã phường trên địa bàn thành phố.

- Về hệ thống kết cấu hạ tầng:

+ Hệ thống điện: Nguồn cung cấp điện cho thành phố Thái Nguyên hiện nay là nguồn điện lưới quốc gia với hệ thống đường dây cao thế 110kV và 220kV thông qua đường hạ thế xuống 35kV - 12kV - 6kV/380V/220V; 95% các đường phố chính đó có đèn chiếu sáng ban đêm.

+ Hệ thống nước sinh hoạt: Thành phố hiện có hai nhà máy nước là nhà máy nước Thái Nguyên và nhà máy nước Tích Lương với tổng công suất là

40.000m3/ng.đêm. Đảm bảo cung cấp nước sạch phục vụ cho sinh hoạt ở mức 100lit/người/ngày. Đến nay, 93% số hộ khu vực nội thành được cấp nước sinh hoạt.

+ Hệ thống thông tin liên lạc và truyền thông: Thành phố có 1 tổng đài điện tử và nhiều tổng đài khu vực. Mạng lưới viễn thông di động đã và đang được đầu tư đồng bộ hoàn chỉnh, trên địa bàn thành phố đã được phủ sóng và khai thác dịch vụ thông tin di động bởi 6 mạng di động: Vinaphone, Mobifone, Viettel, Gmobile, Vietnamobile và Sfone. Và hệ thống báo chí như: Báo Thái Nguyên, báo Quân Khu I…và Đài phát thanh - truyền hình Thái Nguyên: kênh thông tin tổng hợp TN1, kênh giải trí phim truyện TN2 với thời lượng cả 2 kênh là 36 giờ/ngày.

+ Hệ thống giao thông liên vùng: Thành phố Thái Nguyên là một đầu mút giao thông với 3 đường quốc lộ đi qua gồm: Quốc lộ 3 (đi Hà Nội về phía Nam, đi Bắc Kạn về phía Bắc), Quốc lộ 37 (đi Tuyên Quang về phía Tây, đi Bắc Giang về phía Đông), Quốc lộ 1B (đi Lạng Sơn). Ngoài ra để giảm mật độ các phương tiện ra vào trung tâm thành phố, thành phố đã đầu tư xây dựng tuyến đương tránh TP.Thái Nguyên, hiện tuyến đường này đã được đưa vào sử dụng. Thành phố Thái Nguyên có 2 hệ thống đường sắt chính: Hà Nội - Quan Triều và và Lưu Xá - Kép, ngoài ra còn có tuyến Quan Triều - Núi Hồng chuyên dùng để chở khoáng sản. Hệ thống đường sông nội thủy hiện không còn được sử dụng do các sông thường có mức nước nông nhất là vào mùa đông. Thành phố Thái Nguyên cách thủ đô Hà Nội 80 km và cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km. Ngoài ra thành phố còn là cửa ngõ đi các tỉnh Đông Bắc như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn.

Tổng diện tích đất dành xây dựng đường giao thông trên địa bàn là 1.305 ha, chiếm 22% tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố.

-Phân bổ các ngành kinh tế trên địa bàn thành phố Thái Nguyên được thể hiện cụ thể tại bảng dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông cầu (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)