Hiện trạng môi trường nước tại các suối là phụ lưu của sông Cầu nằm trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông cầu (Trang 44 - 59)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.1. Hiện trạng môi trường nước tại các suối là phụ lưu của sông Cầu nằm trong

trong khu vực thành phố Thái Nguyên.

3.2.1.1. Suối Phượng Hoàng (SPH - 6)

Điểm quan trắc trên suối Phượng Hoàng thực hiện tại 01 vị trí trước khi hợp lưu với sông Cầu. Mục đích đánh giá chất lượng nước trên suối Phượng Hoàng chịu tác động từ các hoạt động sinh hoạt của dân cư và các hoạt động sản xuất (giấy, khoáng sản), dịch vụ khác của phường Tân Long, phía Bắc xã Phúc Hà, xã Cù Vân, Cổ Lũng...trước khi hợp lưu với sông Cầu. Kết quả phân tích các đợt quan trắc hiện trạng nước mặt sông Cầu được trình bày tại bảng dưới đây:

Bảng 3.2. Kết quả phân tích các chỉ tiêu nước mặt tại suối Phượng Hoàng (SPH 6) STT Chỉ tiêu phân tích Đợt 2017-1 Đợt 2017-2 Đợt 2017-3 Đợt 2017-4 Đợt 2017-5 Đợt 2017-6 Đợt 2018-1 Đợt 2018-2 QCVN 08- MT:2015/BTNMT A2 B1 1 pH 7,3 7,2 6,4 7,3 6,7 6,5 6 6,7 6-8,5 5,5-9 2 DO 5 5,2 4,8 5,4 5,9 5,3 1,95 5,1 ≥ 4 ≥ 5 3 BOD5 <4 9,38 19,62 13,02 14,1 15,81 4,25 4,06 6 15 4 COD <5 29,29 38,6 16,82 34,52 28,17 8,73 10,3 15 30 5 TSS 37,6 12,8 341,7 236 106,1 7,3 546,3 17,5 30 50 6 NH4+ 2,35 <0,05 2 0,27 0,362 0,009 0,76 <0,05 0,3 0,9 7 P-PO4 <0,1 0,14 <0,1 0,239 <0,1 <0,1 <0,1 <0,1 0,2 0,3 8 NO3- 0,34 2,13 0,63 0,108 <0,3 1,38 <0,3 0,92 5 10 9 Fe 0,33 0,3 1,62 1,185 0,778 0,3 1,286 0,3 1 1,5 10 Pd 0,0009 0,0026 0,0234 0,005 0,0028 0,0009 0,0287 <0,0005 0,02 0,05 11 Coliform 7800 5600 5100 3600 8600 3500 3800 7100 5000 7500

Theo bảng tổng hợp kết quả phân tích chất lượng nước mặt trên suối Phượng Hoàng, phụ lưu của sông Cầu cho thấy:

Chỉ tiêu BOD5 vượt so với cột A2 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT vào đợt 2 năm 2017 vượt 1,56 lần; đợt 3 năm 2017 vượt 3,27 lần; đợt 4 năm 2017 vượt 2,17 lần; đợt 6 năm 2017 vượt 2,635 lần.

Chỉ tiêu BOD5 vượt so với cột B1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT vào các đợt 3 năm 2017 vượt 1,308 lần; đợt 6 năm 2017 vượt 1,054 lần.

Chỉ tiêu COD vượt so với cột A2 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT vào đợt 2 năm 2017 là 1,95 lần; đợt 3 năm 2017 vượt 2,57 lần; đợt 4 năm 2017 vượt 1,12 lần; đợt 5 năm 2017 vượt 2,3 lần; đợt 6 năm 2017 vượt 1,878 lần.

Chỉ tiêu COD vượt so với cột B1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT vào các đợt 3 năm 2017 là 1,286 lần; đợt 5 năm 2017 vượt 1,15 lần.

Chỉ tiêu TSS vượt so với cột A2 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT vào đợt 1 năm 2017 vượt 1,25 lần; đợt 3 năm 2017 vượt 11,39 lần; đợt 4 năm 2017 vượt 7,87 lần; đợt 5 năm 2017 vượt 3,54 lần; đợt 1 năm 2018 vượt 18,21 lần;

Chỉ tiêu TSS vượt so với cột B1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT vào đợt 3 năm 2017 vượt 6,834 lần; đợt 4 năm 2017 vượt 4,72 lần; đợt 5 năm 2017 vượt 2,122 lần; đợt 1 năm 2018 vượt 10,93 lần.

Chỉ tiêu NH4+ vượt so với cột A2 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT vào đợt 1 năm 2017 vượt 7,83 lần; đợt 3 năm 2017 vượt 6,67 lần; đợt 5 năm 2017 vượt 1,087 lần; đợt 1 năm 2018 vượt 2,53 lần.

Chỉ tiêu NH4+ so với cột A2 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT vào đợt 1 năm 2017 là 7,83 lần; đợt 3 năm 2017 vượt 6,67 lần; đợt 5 năm 2017 vượt 1,206 lần; đợt 1 năm 2017 vượt 2,53 lần. So với cột B1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT vượt vào đợt 1 năm 2017 là 2,61 lần; đợt 3 năm 2017 vượt 2,22 lần.

Chỉ tiêu Fe vượt 1,62 lần vào đợt 3 năm 2017, vượt 1,185 lần vào đợt 4 năm 2017 và 1,286 lần vào đợt 1 năm 2018 so với cột A2 của QCVN 08- MT:2015/BTNMT. Và vượt 1,08 lần so với cột B1 của QCVN 08- MT:2015/BTNMT.

Chỉ tiêu Pd vào đợt 3 năm 2017 vượt 1,17 lần; đợt 1 năm 2018 vượt 1,435 lần so với cột A2 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT.

Chỉ tiêu coliform tại vị trí quan trắc trên suối Phượng Hoàng vượt khá nhiều và ở các đợt quan trắc hầu như đều có dấu hiệu vượt so với QCVN 08- MT:2015/BTNMT. Cụ thể: so với cột A2 vào các đợt 1 năm 2017 vượt 1,56 lần;

đợt 2 năm 2017 vượt 1,12 lần; đợt 3 năm 2017 vượt 1,02 lần; đợt 5 năm 2017 vượt 1,72 lần và vượt 1,42 lần vào đợt 2 năm 2018. So với cột B1 chỉ tiêu coliform vượt 1,04 lần vào đợt 1 năm 2017; vượt 1,15 lần vào đợt 5 năm 2017.

Còn lại các chỉ tiêu quan trắc khác đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT.

Nhận thấy, chất lượng nước trên suối Phượng Hoàng tại các đợt quan trắc đều bị ảnh hưởng nhiều bởi các chỉ tiêu BOD5, COD, TSS, coliform, amoni và kim loại nặng. Chất lượng nước trên suối Phượng Hoàng bị suy giảm đáng kể đặc biệt là ô nhiễm hữu cơ xuất phát từ nước thải sinh hoạt, cơ sở sản xuất không được xử lý thải trực tiếp vào dòng suối. Đặc biệt, suối Phượng Hoàng có tiếp nhận nước thải của nhà máy giấy và các cơ sở sản xuất kinh doanh khoáng sản như than, tuyển rửa quặng làm phát sinh kim loại nặng, chất rắn lơ lửng trong nước thải rửa. Cần có giải pháp quản lý việc xả nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất trực tiếp vào suối Phượng Hoàng để giảm thiểu các nguy cơ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Cầu từ đoạn nhập lưu giữa suối Phượng Hoàng chảy vào sông Cầu.

Từ đợt 1, đợt 2 năm 2018, qua bảng tổng hợp kết quả phân tích có thể thấy chất lượng nước suối Phượng Hoàng đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tốt lên. Các chỉ tiêu BOD5, COD không cao vượt quá ngưỡng cho phép. Tuy nhiên, đây là quá trình đánh giá lâu dài và thường xuyên, nhằm đưa ra được nguyên nhân cụ thể gây ô nhiễm nguồn nước để đưa ra phương án tối ưu.

Sự ô nhiễm nguồn nước trên suối Phượng Hoàng được đánh giá qua chỉ số WQI cụ thể như bảng sau:

Bảng 3. 3. Chất lượng nước mặt trên suối Phượng Hoàng

Đợt quan trắc

Gía trị WQI

Mức đánh giá chất lượng nước Màu

Đợt 1/2017 59 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác

Đợt 2/2017 79 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp Đợt 3/2017 16 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử

lý trong tương lai

Đợt 4/2017 18 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai

Đợt 5/2017 14 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai

Đợt 6/2017 86 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp Đợt 1/2018 18 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử

lý trong tương lai

Đợt 2/2018 78 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp

Trên bảng màu thể hiện chất lượng nước suối Phượng Hoàng chủ yếu là màu đỏ - biểu thị của sự ô nhiễm nước nặng, cần phải có biện pháp xử lý. Đánh giá mức độ nghiêm trọng của sự ô nhiễm nước mặt suối Phượng Hoàng đáng báo động trong việc xả nước thải vào nguồn nước không qua xử lý của các cở sở sản xuất kinh doanh và khai thác khoáng sản. Nhìn vào sự biểu thị màu sắc dễ nhận thấy, thời điểm đợt 1, đợt 2 năm 2017 chất lượng nước suối Phượng Hoàng ít ô nhiễm hơn. Thời điểm đợt 3, đợt 4, đợt 5 năm 2017 chất lượng nước suối Phượng Hoàng rơi vào trạng thái ô nhiễm nặng, sau được cải thiện hơn vào đợt 6 năm 2017 và đợt 2 năm 2018.

Nguyên nhân có thể do tại thời điểm từ tháng 5 đến tháng 10 là thời điểm vào mùa mưa lũ, lượng nước mưa lớn có thể là nguyên nhân cuốn theo các chất thải từ các hộ dân, cơ sở sản xuất, xưởng tuyển rửa xuống dòng chảy của suối Phượng Hoàng. Tuy vào mùa mưa, dòng chảy nước lớn, khả năng pha loãng các chất ô nhiễm cao nhưng với lượng lớn các chất thải, xác chết động thực vật bị dòng chảy cuốn theo đã vượt quá khả năng tiếp nhận của suối.

Nguyên nhân thứ hai có thể xác định do thời gian hoạt động của các cơ sở sản xuất, xưởng tuyển không liên tục. Do vậy, lượng nước thải thải ra suối Phượng Hoàng vào các thời điểm cũng khác nhau.

3.2.1.2. Suối Mỏ Bạch (SMB – 4)

Điểm quan trắc trên suối Mỏ Bạch thực hiện tại vị trí trước khi hợp lưu với sông Cầu. Mục đích đánh giá chất lượng nước suối chịu tác động từ các nguồn thải của hoạt động sinh hoạt của dân cư và các hoạt động sản xuất, dịch vụ khác tại địa bàn phường Hoàng Văn Thụ, phường Quang Trung, xã Phúc Hà, xã Quyết Thắng,....trước khi hợp lưu với sông Cầu.

Bảng 3.4. Kết quả phân tích các chỉ tiêu nước mặt trên suối Mỏ Bạch trước điểm nhập lưu ra sông Cầu (SMB 4) STT Chỉ tiêu phân tích Đợt 2017-1 Đợt 2017-2 Đợt 2017-3 Đợt 2017-4 Đợt 2017-5 Đợt 2017-6 Đợt 2018-1 Đợt 2018-2 QCVN 08- MT:2015/BTNMT A2 B1 1 pH 6,8 6,4 6,3 7,1 6,4 6,7 6,6 6,7 6-8,5 5,5-9 2 DO 5 5,2 4,5 5,9 4,81 4,8 1,6 5,3 ≥ 4 ≥ 5 3 BOD5 <4 24,18 14,55 13,02 12,5 26,93 23,43 10,26 6 15 4 COD 7,41 46,35 33,83 21,91 27,78 42,85 57,54 18,25 15 30 5 TSS 9,2 13,7 20,7 22,1 87,3 12,4 18,3 12 30 50 6 NH4+ 4,67 4,29 4,4 2,26 2,45 9,5 19 14,4 0,3 0,9 7 P-PO4 <0,1 <0,1 <0,1 <0,1 <0,1 <0,1 <0,1 <0,1 0,2 0,3 8 NO3- 1,85 0,52 1,16 2,686 0,399 0,04 <0,3 <0,3 5 10 9 Fe 0,66 0,44 0,64 0,903 2,192 0,843 0,632 0,727 1 1,5 10 Pd 0,002 0,006 <0,0005 0,0019 0,0029 0,0011 0,0013 0,0005 0,02 0,05 11 Coliform 6700 8800 3500 1700 9900 14000 10000 6000 5000 7500

Từ kết quả phân tích chất lượng nước trên suối Mỏ Bạch trước điểm nhập lưu ra sông Cầu cho thấy:

Chỉ tiêu BOD5 so với cột A2 của QCVN 08-MT:2015 vượt vào đợt 2 năm 2017 vượt 4,03 lần; đợt 3 năm 2017 vượt 2,45 lần; đợt 4 năm 2017 vượt 2,17 lần; đợt 5 năm 2017 vượt 2,08 lần; đợt 6 năm 2017 vượt 4,49 lần; đợt 1 năm 2018 vượt 3,905 lần; đợt 2 năm 2018 vượt 1,71 lần.

Chỉ tiêu BOD5 so với cột B1 của QCVN 08-MT:2015 vượt vào đợt 2 năm 2017 vượt 1,612 lần; đợt 6 năm 2017 vượt 1,79 lần; đợt 1 năm 2018 vượt 1,562 lần.

Chỉ tiêu COD vượt so với cột A2 của QCVN 08-MT:2015 vào đợt 2 năm 2017 là 3,09 lần; đợt 3 năm 2017 vượt 2,255 lần; đợt 4 năm 2017 vượt 1,46 lần; đợt 5 năm 2017 vượt 1,852 lần; đợt 6 năm 2017 vượt 2,856 lần; đợt 1 năm 2018 vượt 3,836 lần; đợt 2 năm 2018 vượt 1,216 lần. So với cột B1 vào đợt 2 năm 2017 vượt 1,545 lần; đợt 3 năm 2017 vượt 1,127 lần; đợt 4 năm 2017 vượt 0,73 lần; đợt 5 năm 2017 vượt 0,926 lần; đợt 6 năm 2017 vượt 1,428 lần; đợt 1 năm 2018 vượt 1,918 lần.

Chỉ tiêu TSS vào đợt 5 năm 2017 vượt 2,91 lần so với cột A2 của QCVN 08- MT:2015/BTNMT và vượt 1,746 lần so với cột B1 của QCVN 08- MT:2015/BTNMT.

Chỉ tiêu NH4+ so với cột A2 và cột B1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT tại các đợt quan trắc vượt khá nhiều. Cụ thể: So với cột A2 của QCVN 08- MT:2018/BTNMT đợt 1 năm 2017 vượt 15,57 lần; đợt 2 năm 2017 vượt 14,3 lần; đợt 3 năm 2017 vượt 14,7 lần; đợt 4 năm 2017 vượt 7,53 lần; đợt 5 năm 2017 vượt 8,167 lần; đợt 6 năm 2017 vượt 31,667 lần; đợt 1 năm 2018 vượt 63,33 lần; đợt 2 năm 2018 vượt 48 lần.

So với cột B1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT tại các đợt quan trắc vượt như sau: đợt 1 năm 2017 vượt 5,19 lần; đợt 2 năm 2017 vượt 4,77 lần; đợt 3 năm 2017 vượt 4,89 lần; đợt 3 năm 2017 vượt 4,88 lần; đợt 4 năm 2017 vượt 2,51 lần; đợt 5 năm 2017 vượt 2,72 lần; đợt 6 năm 2017 vượt 10,55 lần; đợt 1 năm 2018 vượt 21,11 lần; đợt 2 năm 2018 vượt 16 lần.

Chỉ tiêu Fe vượt vào đợt 5 năm 2017 là 7,306 lần so với cột A2; vượt 1,46 lần so với cột B1.

Chỉ tiêu coliform vượt so với cột A2 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT vào năm 2017 tại các đợt 1 vượt 1,34 lần; đợt 2 vượt 1,76 lần; đợt 5 vượt 1,98 lần; đợt 6 vượt 2,8 lần; vào năm 2018 vượt đợt 1 là 2 lần; vượt tại đợt 2 là 1,2 lần. So với cột B1 của QCVN 08-MT:2015/BTNMT vượt tại đợt 2 năm 2017 là 1,173 lần; vượt tại

đợt 5 năm 2017 là 1,32 lần; vượt tại đợt 6 năm 2017 là 1,867 lần; vượt tại đợt 1 năm 2018 là 1,33 lần.

Còn lại các chỉ tiêu phân tích khác đều năm trong giới hạn cho phép của QCVN 08-MT:2015/BTNMT.

Qua bảng tổng hợp kết quả phân tích số liệu quan trắc chất lượng nước trên suối Mỏ Bạch trước điểm nhập lưu với sông Cầu cho thấy nước trên suối Mỏ Bạch chủ yếu bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ, amoni, coliform. Thời điểm từ đợt 2 năm 2017 đến quan trắc đợt 2 năm 2018 tất cả các chỉ tiêu này đều vượt qua ngưỡng cho phép. Nguyên nhân gây ô nhiễm hữu cơ, amoni, coliform được xác định là do nước thải sinh hoạt của các hộ dân trên địa bàn phường Hoàng Văn Thụ, phường Quang Trung, xã Phúc Hà, xã Quyết Thắng… có lượng nước thải sinh hoạt, dịch vụ vào suối Mỏ Bạch.

Thực tế cho thấy, rất nhiều đoạn trên suối Mỏ Bạch bị ô nhiễm hữu cơ, rác thải gây tắc dòng chảy. Đặc biệt với sự phát triển của thành phố, các khu dịch vụ cao tầng tập trung đông dân cư được xây dựng, các bệnh viện mở rộng quy mô giường bệnh, các hoạt động sản xuất kinh doanh hộ cá thể ngày càng tăng, phát triển nên việc cần có giải pháp để quản lý nguồn thải trên địa bàn trước khi chảy ra suối Mỏ Bạch là vấn đề cần thiết và cấp bách.

Căn cứ vào bảng màu đánh giá chất lượng nước trên suối Mỏ Bạch trước điểm nhập lưu ra sông Cầu qua thông số WQI dưới đây cho thấy chất lượng nước suối Mỏ Bạch luôn trong tình trạng ô nhiễm, mức độ từ nghiêm trọng đến rất nghiêm trọng và kéo dài từ năm này qua năm khác. Có thể nói, suối Mỏ Bạch đang bị vượt quá khả năng tiếp nhận nguồn thải và suy giảm khả năng tự làm sạch, trở thành một nguồn gây ô nhiễm đối với nước sông Cầu.

Bảng 3.5. Chất lượng nước trên suối Mỏ Bạch trước điểm nhập lưu ra sông Cầu

Đợt quan trắc

Gía trị WQI

Mức đánh giá chất lượng nước Màu

Đợt 1/2017 74 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác

Đợt 2/2017 55 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác

Đợt 3/2017 75 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác

Đợt 4/2017 82 Sử dụng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng cần các biện pháp xử lý phù hợp Đợt 5/2017 29 Sử dụng cho giao thông thủy và các mục

đích tương đương khác

Đợt 6/2017 19 Nước ô nhiễm nặng, cần các biện pháp xử lý trong tương lai

Đợt 1/2018 43 Sử dụng cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác

Đợt 2/2018 73 Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác

Với chất lượng nước được thể hiện đa số bằng màu đỏ (ô nhiễm nặng), màu cam (sử dụng được cho giao thông thủy và các mục đích tương đương khác), màu vàng (chỉ sử dụng cho mục đích tưới tiêu và các mục đích tương đương khác) thì các hộ dân sống dọc theo dòng chảy của suối cũng chịu sự ảnh hưởng bởi mùi, màu sắc đen xám của nước suối và gây mất mỹ quan khu vực thành phố.

Suối Mỏ Bạch chảy thẳng ra sông Cầu sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước sông cũng như chức năng cung cấp nguồn nước sinh hoạt của sông Cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông cầu (Trang 44 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)