Xuất một số giải pháp nhằm góp phần giảm thiể uô nhiễm và cải thiện chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông cầu (Trang 87 - 92)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.2. xuất một số giải pháp nhằm góp phần giảm thiể uô nhiễm và cải thiện chất

chất lượng nước mặt sông Cầu.

3.3.2.1. Giải pháp quản lý

Cần xử lý triệt để các nguồn gây ô nhiễm, ngăn chặn các nguồn ô nhiễm mới. Nghiêm cấm việc xây dựng các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và có nguy cơ gây sự cố môi trường. Thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra công tác bảo vệ môi trường một cách thường xuyên. Thúc đẩy việc triển khải các biện pháp tổng thể khả thi nhằm từng bước hạn chế ô nhiễm từ nước thải sinh hoạt của các đô thị. Tại các thành phố và đô thị lớn, cần sớm xây dựng để đưa vào vận hành các hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung song song với việc đầu tư các công trình xử lý tại nguồn ở ngay các khu dân cư mới. Tăng cường công tác

quan trắc, giám sát môi trường nước mặt, đặc biệt là việc triển khai hệ thống quan trắc tự động liên tục môi trường nước mặt. Đầu tư, nghiên cứu, phát triển các công nghệ quan trắc hiện đại.

Củng cố tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức, quản lý nhà nước về công tác bảo vệ môi trường.

- Rà soát, bổ sung và hoàn thiện chính sách pháp luật và thể chế về Bảo vệ môi trường nước.

- Điều chỉnh phân công nhiệm vụ, củng cố hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về Bảo vệ môi trường nước

- Xây dựng và triển khai, thực hiện quy hoạch lưu vực sông, quy hoạch phân vùng, khai thác sử dụng nước:

+ Tập trung thực hiện các giải pháp xử lý nước thải công nghiệp và làng nghề tại các lưu vực sông chính.

+ Kiểm soát chặt chẽ các khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng và sớm có biện pháp khắc phục ô nhiễm.

- Tăng cường các hoạt động kiểm soát ô nhiễm môi trường, công tác thanh tra, kiểm tra, cưỡng chế tuân thủ pháp luật về Bảo vệ môi trường nước: Hạn chế cấp phép đầu tư các loại hình công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như: khai thác khoáng sản, hóa chất, nhuộm, thuộc da…

- Áp dụng các công cụ kinh tế, giải pháp khoa học và công nghệ trong Bảo vệ môi trường nước: Ngăn chặn triệt để nạn phá rừng, tăng cường trồng rừng và phải đạt kế hoạch chỉ tiêu trồng rừng phòng hộ. Đồng thời thực hiện việc điều tiết nước sông trong mùa khô và mùa lũ, đảm bảo khả năng cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và khả năng tiêu thoát lũ, tăng khả năng tự làm sạch của sông.

- Tăng cường sự tham gia và trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý và bảo vệ môi trường nước.

- Thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế trong quản lý và Bảo vệ môi trường nước.

3.3.1.2. Giáo dục, tuyên truyền

Để nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề ô nhiễm nguồn nước mặt, tầm quan trọng của nguồn nước và những ảnh hưởng đến con người, môi trường nếu ô nhiễm nguồn nước mặt. Giáo dục, tuyên truyền là phương pháp tiếp cận được từ các em học sinh đến các hộ dân, khu dân cư bằng nhiều hình thức:

- Tuyên truyền sâu rộng trong các khu dân cư, giúp người dân hiểu được tác hại của nước thải, nước thải đối với ô nhiễm với nguồn nước.

- Tuyên truyền, hướng dẫn, khuyến khích người dân thu gom, xả rác đúng nơi quy định, khuyến khích người dân sử dụng các loại hóa chất, vật liệu hàng ngày không, hoặc ít gây ô nhiễm. Thu gom vỏ bao bì, hóa chất bảo vệ thực vật đúng nơi quy định.

- Có quy chế xử phạt nghiêm đối với những hành vi vi phạm. Doanh nghiệp không có hạng mục xử lý nước thải cần kiên quyết không cho hoạt động.

- Đầu tư, nâng cấp hạng mục xử lý nước thải của các cơ sở y tế, bệnh viện. - Hỗ trợ công tác quy hoạch và tài chính để xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải, rác thải đối với các làng nghề thủ công.

Xây dựng cơ chế cụ thể để thu hút sự tham gia của tất cả các cấp, ngành liên quan, trong đó có cộng đồng dân cư trong các quá trình lập quy hoạch, triển khai đầu tư các biện pháp bảo vệ môi trường nước. Tăng cường vai trò của các cộng đồng trong quản lý và sử dụng nguồn nước. Công khai tuyên truyền các thông tin liên quan đến tình hình ô nhiễm và các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, đến các điểm dân cư.

- Dùng truyền thông, báo giấy, báo mạng và các phương tiện thông tin đại chúng có thể đưa tin tới các đơn vị, các cơ quan, các đối tượng có nguy cơ xả thải gây ô nhiễm và tới người dân có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Cầu đoạn chạy qua thành phố Thái Nguyên.

- Quản lý và áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào trong quản lý chất lượng nguồn nước, quản lý nguồn thải trước khi xả thải ra ngoài môi trường. Cụ thể:

+ Yêu cầu toàn bộ các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có phát sinh nước thải phải có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn đảm bảo khi thải ra môi trường nước mặt đạt QCVN 08- MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt theo đúng Quy hoạch phân bổ, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước mặt tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

+ Sử dụng mạng lưới quan trắc tự động để quan trắc chất lượng nước sông Cầu thường xuyên, nhằm kịp thời có biện pháp khi chất lượng nước mặt trên sông Cầu bị ô nhiễm.

+ Sử dụng các mô hình số mô phỏng quá trình lan truyền vật chất ô nhiễm, mô hình đánh giá chất lượng nước như: phần mềm Quanl2K, swat, mike 11, phương pháp đánh giá chất lượng nước bằng chỉ số WQI, …

- Tăng cường công tác đào tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho đội ngũ quản lý, vận hành hệ thống công trình thủy lợi.

- Nghiên cứu luận cứ khoa học để hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách, xây dựng giải pháp công trình phù hợp. Nghiên cứu, tích hợp thiết bị, tăng cường năng lực dự báo, cảnh báo mưa, lũ, úng, hạn; Nghiên cứu chế độ thủy văn, dòng chảy để nâng cao chất lượng quy trình vận hành.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành phố Thái Nguyên ngày càng phát triển và mở rộng nhằm làm đô thị cửa ngõ có vai trò kết nối giữa vùng thủ đô Hà Nội và vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Sự phát triển của cơ sở hạ tầng, các trung tâm thương mại, các khu dịch vụ tổ hợp … để phù hợp với sự phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu xã hội của con người sẽ kéo theo những ảnh hưởng về chất lượng môi trường, trong đó có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nước mặt sông Cầu.

Hiện trạng nước sông Cầu đoạn chảy qua khu vực thành phố Thái nguyên được đánh giá thông qua lưu lượng và chất lượng nước sông Cầu.

Lưu lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua khu vực thành phố Thái Nguyên trong những năm gần đây ít có sự biến động. Lưu lượng năm 2017 (1.150 m3/s) cao hơn năm 2016 (748 m3/s) nhưng nhỏ hơn lưu lượng của các năm 2014 (1.420 m3/s) và năm 2015 (1.200 m3/s) vào thời điểm mực nước sông Cầu cao nhất. Tuy nhiên, tại thời điểm mực nước sông Cầu thấp nhất thì năm 2017 mực nước sông Cầu đạt 2.071 cm với lưu lượng dòng chảy 15,5 m3/s cao hơn hẳn so với các năm trước.

Chất lượng nước mặt tại các phụ lưu của sông Cầu đoạn chảy qua khu vực thành phố Thái Nguyên khá ô nhiễm. Suối Mỏ Bạch và suối Phượng Hoàng ô nhiễm nhiều hơn so với suối Cam Giá do đặc trưng các nguồn thải có chứa chất gây ô nhiễm trực tiếp như nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải từ các cơ sở sản xuất, xưởng tuyển quặng, hoạt động khai thác hầm lò… Nguồn thải chảy vào suối Cam Giá chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước thải từ khu công nghiệp Lưu Xá (nguồn thải không mang chất ô nhiễm trực tiếp). Chất lượng nước trên suối Phượng Hoàng, suối Mỏ Bạch, suối Cam Giá không được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt mà chỉ phục vụ cho các mục đích tưới tiêu và giao thông thủy.

Chất lượng nước tại 3 điểm trên sông Cầu nói chung tương đối tốt do khả năng tự làm sạch của sông Cầu cao, đáp ứng được cho mục đích sử dụng nước sinh hoạt. Tuy nhiên vào đợt 4 và đợt 5 năm 2017 đồng loạt các điểm đều bị suy giảm chất lượng nước do vào mùa mưa bão gây sạt lở, tăng lượng chất rắn lơ lửng trong nước, dẫn đến độ đục cao và do tác động cộng hưởng các chất ô nhiễm từ các suối phụ lưu của sông Cầu.

Các nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm nguồn nước là do nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải công nghiệp và hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Do

vậy cần thực hiện các giải pháp giáo dục tuyên truyền, giải pháp kỹ thuật và giải pháp quản lý chất lượng nguồn nước mặt và quản lý nguồn thải theo lưu vực sông, theo tính chất của nguồn nước được sử dụng như sử dụng mạng lưới quan trắc tự động chất lượng nước sông Cầu và sử dụng các mô hình mô phỏng lan chuyền và đánh giá chất lượng nước để làm công cụ quản lý hỗ trợ cho các cơ quan quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông cầu (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)