Các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp giảm thiể uô nhiễm chất lượng nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông cầu (Trang 80 - 87)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng và đề xuất giải pháp giảm thiể uô nhiễm chất lượng nước

nước sông Cầu.

3.3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt sông Cầu

Hiện tại khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên có 3 nguồn phát sinh nước thải chính tác động đến chất lượng nước sông Cầu: Nước thải do hoạt động đô thị từ các hộ dân, bệnh viện, do hoạt động sản xuất công nghiệp. Trong đó chủ yếu nguồn nước thải hoạt động đô thị chiếm đa số với lưu lượng lớn và thành phần ô nhiễm chất hữu cơ cao. Hiện tại nguồn thải này chỉ được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại tại các hộ gia đình mà chưa có hệ thống xử lý nước thải tập chung . Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm các hợp chất hữu cơ đoạn sông Cầu qua thành phố Thái Nguyên, gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái và thủy sinh vật.

3.3.1.1. Hoạt động sinh hoạt của các hộ dân

Thành phố Thái Nguyên có nền kinh tế phát triển hơn và nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, tất yếu sẽ tập trung đông dân cư và gia tăng các dịch vụ khác đi kèm. Do vậy, các nguồn gây ô nhiễm ở khu vực thành phố sẽ nhiều, như rác thải, chất thải rắn, ô nhiễm nguồn nước mặt, ô nhiễm nguồn nước ngầm…

Bên cạnh đó, với sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, các dự án nhà cao tầng, khu chung cư như Khu nhà ở tổng hợp Tecco cao 21 tầng, Khu tổ hợp chung cư của TBCO, tháp tài chính FCC, trung tâm thương mại Vincom … tập trung một lượng lớn dân cư. Sự tập trung một lượng lớn dân cư trong khu vực thành phố với lượng nước thải sinh hoạt ước tính bằng 80% lượng nước cấp cũng đe dọa nhiều đến chất lượng nước mặt nguồn tiếp nhận.

Nước thải sinh hoạt là nước được thải bỏ sau khi sử dụng cho các mục đích sinh hoạt của người dân: tắm, giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh cá nhân,… Chúng thường được thải ra từ các căn hộ, cơ quan, trường học, chợ, và các công trình công cộng khác. Lượng nước thải sinh hoạt của một khu dân cư phụ thuộc vào dân số, vào tiêu chuẩn cấp nước. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt cho một khu dân cư phụ thuộc vào khả năng cung cấp nước của các nhà máy nước hay các trạm cấp nước hiện có. Các trung tâm đô thị thường có tiêu chuẩn cấp nước cao hơn so với các vùng ngoại thành và nông thôn, do đó lượng nước thải sinh hoạt tính trên một đầu người cũng có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.

Theo niên giám thống kê năm 2017, khu vực thành phố Thái Nguyên trung bình có 364.078 người. Thành phố Thái Nguyên có 2 nhà máy nước Thái Nguyên

và nhà máy nước Tích Lương cung cấp bình quân mỗi người cần cấp 150 lít nước sạch. Lượng nước thải sinh hoạt được tính bằng 80% nước cấp. Tổng lượng nước thải sinh hoạt của khu vực thành phố thải ra vào khoảng 43.689 m3/ngày đêm.

Nước thải sinh hoạt có chứa nhiều các hợp chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bênh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải bao gồm các hợp chất như protein (40 - 50%); hydrat cacbon (40 - 50%); nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150 - 450mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20 - 40% chất hữu cơ khó bị phân huỷ sinh học. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

3.3.1.2. Hoạt động sản xuất của các nhà máy, khu công nghiệp

Theo thống kê trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đến năm 2014 có 26 điểm xả thải là các nhà máy, công ty và cơ sở y tế hoạt động và xả thải ra sông Cầu. Tất cả các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm trên đều có hệ thống xử lý nước thải sơ bộ, hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu và đã được cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Nguồn nhận cuối cùng là nước mặt sông Cầu.

Với đặc thù của các nhà máy sản xuất, khu công nghiệp khác nhau sẽ có những chất đặc trưng trong nước thải khác nhau. Như khu công nghiệp Lưu xá nước thải chủ yếu là nước làm mát, nước dập bụi lò cao có nguy cơ ô nhiễm kim loại.

Công ty cổ phần chế biến thực phẩm Thái Nguyên: Là công ty sản xuất bia, cần một lượng lớn nước cho sản xuất và nguyên liệu có thành phần chủ yếu là chất hữu cơ cao. Vì vậy trong thành phần nước thải của công ty có chứa một lượng lớn các chất hữu cơ: BOD, COD, TSS, Amoni...

Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn: Công ty Nhiệt điện Cao Ngạn đóng trên địa bàn phường Quan Triều - thành phố Thái Nguyên, là đơn vị sản xuất năng lượng điện với sản lượng 750.000.000 (KWh/năm). Lưu lượng nước thải của công ty thải ra hàng năm khoảng trên 87.840m3. Hiện tại nguồn nước thải của công ty được chia

làm hai loại: Nước làm mát trực tiếp và giám tiếp. Nước làm mát gián tiếp của công ty chủ yếu từ các lò hơi được tán nhiệt sau đó tuần hoàn lại sản xuất; nước làm mát trực tiếp được xử lý bằng phương pháp hoá lý sau đó lắng lọc rồi tuần hoàn lại sản xuất, còn một phần thải ra ngoài môi trường.

Bảng 3. 14. Đặc trưng nước thải của các loại hình công nghiệp

STT Loại hình sản xuất Đặc trưng nước thải

1 Luyện kim pH, TSS, Kim loại nặng, dầu mỡ

2 Đồ uống chứa cồn và rượu BOD, COD, pH, TSS, N, P

4 Sản xuất giấy BOD, COD, TSS, pH, Phenol, Độ đục, Độ màu 5 Cơ khí, cơ khí chính xác Kim loại, BOD, COD, dầu mỡ…

[Nguồn: Lê Trình, Quan trắc và kiểm soát môi trường nước, NXB KHKT-1997]

Bảng 3. 15. Các điểm xả thải trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

STT Vị trí xả thải Tên nguồn tiếp

nhận Lưu lượng thải (m3/ng.đ)

Mức độ xử lý

1

Công ty CP chế biến thực phẩm Thái

Nguyên, phường Phan Đình Phùng Cống chung phường Phan Đình Phùng ra sông Cầu 200 Đã có hệ thống xử lý nước thải 2

Công ty CP đầu tư và thương mại TNG, P.Tân Lập Cống chung khu dân cư 144 Đã có hệ thống xử lý nước thải 3 Bệnh viện Gang Thép Thái Nguyên, P. Trung Thành Cống chung khu dân cư 160 Đã có hệ thống xử lý nước thải 4 Công ty CP Bệnh viện Đa khoa trung tâm, P. Phan Đình Phùng

9

Đã có hệ thống xử lý nước thải

5 Công ty TNHH Nasteel Vina, P. Cam Giá

Cống chung của Công ty Gang Thép 100 Đã có hệ thống xử lý nước thải 6 Công ty TNHH NN Suối Loàng, P. 30 Đã có hệ thống

STT Vị trí xả thải Tên nguồn tiếp nhận Lưu lượng thải (m3/ng.đ) Mức độ xử lý

MTV Kim loại màu

Thái Nguyên, P. Phú Xá Phú Xá, TP. Thái Nguyên xử lý nước thải 7

Xí nghiệp luyện kim màu II, tổ 12 phường Tân Thành

28,9

Đã có hệ thống xử lý nước thải 8 Nhà máy cán thép Thái

Nguyên, P. Cam Giá Suối Cam Giá 60

Đã có hệ thống xử lý nước thải 9 Công ty CP luyện cán thép Gia Sàng, P. Gia Sàng Suối Loàng và Hồ Gia Sàng 1600 Đã có hệ thống xử lý nước thải 10 Nhà máy Cốc Hóa – Công ty Gang Thép Thái Nguyên

Suối Cam Giá 1000

Đã có hệ thống xử lý nước thải 11 Nhà máy Cán Thép Thái

Nguyên Suối Cam Giá 30 Đã có hệ thống xử lý nước thải 12 Nhà máy luyện gang, P.

Cam Giá Suối Cam Giá 4445 Đã có hệ thống xử lý nước thải 13 Nhà máy luyện gang, P.

Cam Giá Suối Cam Giá 4800 Đã có hệ thống

xử lý nước thải 14 Nhà máy cán thép Lưu

Xá, P. Cam Giá Suối Cam Giá 792 Đã có hệ thống xử lý nước thải 15 Công ty CP hợp kim

gang thép Thái Nguyên

Mương thoát nước chung Khu công nghiệp 170 Đã có hệ thống xử lý nước thải 16 Công ty TNHH MTV mỏ và luyện kim Thái Nguyên, P. Tân Lập Cống chung P. Tân Lập, TP. Thái Nguyên 90 Đã có hệ thống xử lý nước thải 17 Văn phòng Công ty

Gang thép, P. Cam Giá Suối Cam Giá 15

Đã có hệ thống xử lý nước thải

18

Chi nhánh xí nghiệp tấm lợp – CTCP cơ điện luyện kim Thái Nguyên,P. Cam Giá

Cống chung P. Cam Giá, TP. Thái Nguyên

200

19 Nhà máy xi măng Lưu Xá, P. Phú Xá Cống chung ra suối Loàng 30 20 Chi nhánh CTCP ĐT & SX CN – Nhà máy tấm lợp Thái Nguyên, P. Cam Giá

STT Vị trí xả thải Tên nguồn tiếp nhận Lưu lượng thải (m3/ng.đ) Mức độ xử lý

21 Công ty CP Giấy Hoàng

Văn Thụ, P. Quán Triều Sông Cầu 960

Đã xử lý đạt tiêu chuẩn xả

thải 22

Bãi chôn lấp CTR Đá Mài – Tân Cương (25ha) Đã xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải 23 Bệnh viện A Thái Nguyên, P. Thịnh Đán Mương thoát nước thành phố 182 Đã xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải 24 Công ty CP Bê tông

Thái Nguyên

Mương thoát

nước chung KCN 20

Chưa xử lý

25 Công ty Nhiệt điện Cao

Ngạn Sông Cầu 30

Đã xử lý sơ bộ

26

Công ty TNHH MTV điện cơ hóa chất 15, xã Quyết Thắng, xã Lâu Thượng (Khu A)

20

(Quy hoạch phân bổ, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước mặt tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 định hướng đến năm 2030)

3.3.1.3. Hoạt động của các bệnh viện

Qua thực hiện đi khảo sát thực tế và nghiên cứu các tài liệu về nước thải bệnh viện nói chung và nước thải Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên và nước thải Bệnh viện A Thịnh Đán, một số bệnh viện khác trong địa bàn thành phố cho thấy: Nước thải bệnh viện thải ra chủ yếu là nước thải sinh hoạt của bênh nhân, người nhà bệnh nhân, người thăm nuôi và các cán bộ công nhân viên trong bệnh viện. Lượng nước thải sinh hoạt này chiếm tới 80%. Còn lại 20% là nước thải thải ra từ các hoạt động phẫu thuật, dịch tiết, máu, mủ, khám chữa bệnh, xét nghiệm, giặt giũ. Do đó nước thải bệnh viện chủ yếu ô nhiễm các hợp chất hữu cơ và chứa nhiều vi trùng gây bệnh.

Đặc tính của nước thải bệnh viện là ngoài những yếu tố ô nhiễm môi trường thông thường như chất hữu cơ, dầu mỡ động thực vật, vi khuẩn, còn có những chất

bẩn khoáng và hữu cơ đặc thù như các phế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các dung môi hoá học, dư lượng thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh.

Đặc trưng của nước thải bệnh viện là sự lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải từ những bệnh viện chuyên về bệnh truyền nhiễm cũng như khoa lây nhiễm của các bệnh viện khác. Những nguồn nước thải này là một trong những nhân tố cơ bản có khả năng gây truyền nhiễm qua đường tiêu hoá và làm ô nhiễm môi trường. Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước...

Bảng 3. 16. Lưu lượng nước thải của một số bệnh viện khu vực trung tâm

STT Tên cơ sở Địa chỉ lượng Lưu

(m3/tháng)

1

Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên

Phường Phan Đình Phùng, TP Thái

Nguyên 800

2 Công ty CP Bệnh viện Đa khoa Trung tâm

Phường Phan Đình Phung, TP Thái

Nguyên 280

3 Trung tâm y tế thành

phố Phường Túc Duyên, TP Thái Nguyên 450

4 Bệnh viện mắt Phường Quang Vinh, TP Thái

Nguyên 600

5 Bệnh viện Điều dưỡng và phục hồi chức năng

Phường Túc Duyên, TP Thái

Nguyên 583

6 Bệnh viện A Thái Nguyên

Phường Thịnh Đán, Tp Thái

Nguyên 680

7 Bệnh viện Gang thép Phường Trung Thành, Tp Thái Nguyên 400 8 Bệnh viện đa khoa quốc

tế Phường Phan Đình Phùng, Tp Thái Nguyên 240 9 Bệnh viện Đại học Y

Dược Thái Nguyên Phường Đồng Quang, Tp Thái Nguyên 48 10 Bệnh viện Đa khoa An

Phú Phường Hoàng Văn Thụ, Tp Thái Nguyên 80 11 Bệnh viện lao và phổi

Thái Nguyên Phường Tân Thịnh, Tp Thái Nguyên 168 12 Bệnh viện chấn thương

chỉnh hình Phường Thịnh Đán, Tp Thái Nguyên - 13 Bệnh viện Y học cổ

truyền

Phường Thịnh Đá, Tp Thái

Nguyên 160

14 Bệnh viện tâm thần Phường Thịnh Đá, Tp Thái Nguyên 96 15 Bệnh viện điều dưỡng

và phục hồi chức năng

Phường Trưng Vương, Tp Thái

Nguyên 72

16 Bệnh viện đa khoa Việt

Bắc I Phường Phan Đình Phùng, Tp Thái Nguyên - 17 Trung tâm kiểm soát

STT Tên cơ sở Địa chỉ

Lưu lượng (m3/tháng)

Tổng lưu lượng thải 1.944

Qua khảo sát thực tế tại các bệnh viện nằm trên địa bàn khu vực trung tâm thành phố Thái Nguyên cho thấy lượng nước thải tạm tính của các Bệnh viện trên địa bàn thành phố khoảng 1.944 m3/ ngày.đêm, trong đó một số bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải nước thải ra ngoài môi trường như Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên; Bệnh viện đa khoa Quốc tế; Bệnh viện A Thái Nguyên; bệnh viện Gang thép..

Kết quả phân tích chất lượng nước thải của một số bệnh viện trên địa bàn khu vực trung tâm thành phố (đã qua hệ thống xử lý) như sau:

Bảng 3. 17. Kết quả phân tích nước thải một số bệnh viện trong khu vực thành phố Thái Nguyên

STT Tên chỉ tiêu Đơn vị khoa trung Bv Đa tâm (2010) Bv Đa khoa TW Thái Nguyên (2012) Bv A Thái Nguyên (2009) Bv Gang Thép (2016) 1 pH - 8,1 7,36 7,3 7,6 2 BOD5 mg/L 32,9 51,3 57,8 26,7 3 COD mg/L 80,8 112 145,7 51,8 4 TSS mg/L 60 52,4 20,9 14,1 5 Coliform MPN/100mL 2200 500 2000000 <3

(Nguồn: Trung tâm quan trắc và CN môi trường tỉnh Thái Nguyên)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước sông cầu (Trang 80 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)