Công tác bảo vệ và phát triển rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến công tác quản lý bảo vệ rừng, cải thiện đời sống người dân lưu vực nhà máy thủy điện cửa đạt (Trang 42 - 50)

4.1.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý về lâm nghiệp

Về tổ chức quản lý Nhà nƣớc về rừng và đất lâm nghiệp: Cấp huyện có Phòng Nông nghiệp và PTNT, với chức năng tham mƣu cho UBND huyện quản lý Nhà nƣớc về lâm nghiệp. Có Hạt kiểm lâm với chức năng quản lý Nhà nƣớc về công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, có các trạm khuyến nông, khuyến lâm huyện làm công tác khuyến nông lâm trên địa bàn. Các xã có uỷ viên lâm nghiệp xã phối hợp nhằm ngăn chặn, theo dõi, phát hiện các hành vi chặt phá rừng. Ngoài ra còn có lực lƣợng bảo vệ rừng của đơn vị chủ rừng.

Về thành lập các tổ, đội bảo vệ rừng: Thực hiện Chỉ thị 12/2003/CT- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về tăng cƣờng các biện pháp cấp bách để bảo vệ phát triển rừng, huyện Thƣờng Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã kiện toàn Ban chỉ đạo cấp huyện và 17 Ban chỉ đạo cấp xã và 04 Ban chỉ đạo của các chủ rừng Nhà nƣớc, thành lập 90 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng với 900 ngƣời tham gia, thành lập 46 đội thanh niên xung kích bảo vệ rừng với 460 thành viên, tổ chức đƣợc 125 cuộc họp thôn bản để tuyên truyền công tác phòng cháy chữa cháy rừng với 1.940 ngƣời tham gia.

4.1.1.2. Về công tác giao, khoán rừng và đất lâm nghiệp.

Trên địa bàn huyện đã giao khoán rừng tự nhiên cho ngƣời dân và cộng đồng dân cƣ bảo vệ rừng. Theo kết quả cập nhập đến nay về cơ bản các xã trong huyện đã hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cấp quyền sử dụng đất rừng, trong đó:

- Giao cho chủ rừng là tổ chức 28.512,05 ha (Gồm: Khu BTTN Xuân Liên 23.307,99 ha, Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Chu 5.298,06 ha và giao cho Đồn Biên phòng 505 Bát Mọt quản lý là 906,0 ha).

- Tổ chức nhƣng không phải là chủ rừng (Diện tích do UBND xã đang tạm quản lý), bao gồm xã: Bát Mọt, Vạn Xuân, Lƣơng Sơn: 4.698,30 ha.

- Chủ rừng là cộng đồng thôn: 1.727,40 ha. - Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân: 8.337,20 ha.

Hình 4.1: Sự hình thành và hình thức quản lý rừng

a) Về công tác xây dựng và phát triển rừng.

Thông qua chính sách hỗ trợ của các chƣơng trình dự án nhƣ: Trồng rừng sản xuất theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg, trồng rừng thay thế… Diện tích có rừng trên địa bàn huyện trong những năm qua đã tăng lên đáng kể. Kết quả đƣợc tổng hợp tại bảng 4.1.

Rừng

Rừng đã giao Rừng chƣa giao

(tạm giao cho UBND xã quản lý

Chủ rừng là tổ chức Nhà nƣớc Hộ gia đình, cá nhân Thôn/bản (Quản lý rừng cộng đồng) Khoán bảo vệ Khoán bảo vệ Thôn /bản Nhóm hộ Chuyển hóa UBND xã tạm giao

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu phát triển rừng

TT Chỉ tiêu ĐVT Tổng

Phân theo các năm thực hiện

2012 2013 2014 2015 2016 Tỷ lệ che phủ % 75,0 75,0 75,2 76,0 76,0 1 Bảo vệ rừng - Dân tự bảo vệ ha 19.290,0 4.700,0 14.590,0 2 Phát triển rừng (Vốn ngân sách) - Khoanh nuôi ha 107.709 67.000 40.709 - Tr. rừng tập trung ha 4.771,0 1.063,6 955,1 898,4 908,9 945,0

- Trồng cây phân tán cây 860.000 200.000 100.000 200.000 130.000 230.000

3 Phát triển rừng (vốn

nhân dân tự đầu tƣ) ha 3.271,0 382,7 150,0 160,0 1.020,1 1.558,2

Nhận xét: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch cho lâm nghiệp phân theo chức năng trong giai đoạn 2008-2012 không có sự biến động, diện tích rừng giảm ít, tỷ lệ độ che phủ rừng ổn định qua từng năm, diện tích đất trống đƣợc đầu tƣ trồng rừng luôn ở mức cao, trung bình là trên 900ha rừng đƣợc đầu tƣ hỗ trợ từ các nguồn vốn khác nhau, tạo điều kiện cho ngƣời dân tham gia sản xuất lâm nghiệp và từng bƣớc có thu nhập ổn định từ nghề rừng.

Hàng năm, bằng các nguồn vốn của Trung ƣơng và vốn huy động huyện đã bảo vệ đƣợc diện tích rừng hiện có không để xảy ra khai thác trái phép, xâm lấn đất rừng và cháy rừng. Trong quá trình thực hiện có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền xã, thôn và lực lƣợng Kiểm lâm nên rừng đƣợc bảo vệ tốt không bị chặt phá, tình trạng suy thoái về diện tích và chất lƣợng rừng giảm rõ rệt, an ninh rừng đƣợc đảm bảo, diện tích rừng tự nhiên đƣợc bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi bƣớc đầu đã phát huy tác dụng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi trƣờng và bảo tồn đa dạng sinh học.

Trồng và chăm sóc rừng trồng: rừng trồng đƣợc chăm sóc đúng thời vụ, thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật nhƣ phát thực bì, xới xáo vun gốc. Do đó chất lƣợng rừng trồng đƣợc nâng lên. Tuy nhiên, do suất đầu tƣ chăm sóc của dự án thấp chƣa tƣơng xứng với công lao động của ngƣời làm rừng nên việc chăm sóc ở một số ít diện tích chƣa kịp thời đã làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng rừng.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng: Tăng trƣởng của ngành lâm nghiệp và lợi nhuận từ sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn huyện còn thấp và chƣa bền vững, sức cạnh tranh của sản phẩm rừng chƣa cao, năng suất, chất lƣợng rừng còn thấp, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là nguyên liệu gỗ lớn cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu; chƣa khai thác đƣợc tiềm năng tài nguyên rừng một cách cao nhất,

nhất là tiềm năng về lâm sản ngoài gỗ và các dịch vụ môi trƣờng rừng c ng nhƣ các lợi thế canh tranh về vị trí địa lý so với các huyện trong vùng. Công tác quy hoạch sử dụng đất vĩ mô chƣa ổn định, việc phân định và cắm mốc phân định ranh giới cụ thể ngoài thực địa và trên bản đồ của 3 loại rừng chƣa đƣợc giải quyết, quy hoạch lâm nghiệp còn chồng chéo với các quy hoạch khác; Công tác quản lý, bảo vệ rừng đã và đang đƣợc các cấp, các ngành, ở địa phƣơng quan tâm. Tuy nhiên chƣa huy động đƣợc đông đảo các cơ quan, tổ chức, cộng đồng tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng. Hàng năm, diện tích trồng rừng mới đạt kết quả thấp và vẫn còn hiện tƣợng cháy rừng xảy ra trên địa bàn. Việc đào tạo nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong lâm nghiệp tuy có nhiều cố gắng nhƣng so với yêu cầu chung vẫn chƣa đáp ứng đƣợc, thiếu những giải pháp đồng bộ để phát triển có hiệu quả. Công tác quản lý nhà nƣớc về chuyên ngành chƣa hợp lý, lực lƣợng cán bộ theo dõi về lâm nghiệp cấp huyện, xã còn thiếu và thƣờng xuyên thay đổi, thiếu sự phổ cập, nâng cao về kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

4.1.1.3. Những khó khăn thuận lợi trong thực hiện giao, khoán quản lý bảo vệ rừng trong lưu vực

Giai đoạn 2012-2016 với sự nỗ lực và chỉ đạo điều hành chặt chẽ từ các Cơ quan, Ban Ngành Trung ƣơng, địa phƣơng, tinh thần trách nhiệm của các đơn vị chủ rừng và quan trọng hơn là ý thức của các hộ gia đình, tổ chức cá nhân tham gia bảo vệ rừng và trồng rừng. Việc tổ chức thực hiện chính sách giao rừng, khoán rừng để thực hiện quản lý bảo vệ đánh giá nhƣ sau:

a) Những kết quả đạt đƣợc:

- Chính sách khoán bảo vệ rừng là hình thức phù hợp với tập quán và trình độ nhận thức của đồng bào dân tộc theo từng vùng, từng dân tộc, nên đƣợc ngƣời dân thực sự quan tâm và mong muốn duy trì các nguồn tài chính hỗ trợ để thực hiện trong những năm tiếp theo.

- Các cơ quan ban ngành liên quan trong thời gian qua đã chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý chuyên ngành Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm trực thuộc phổ biến sâu rộng cho ngƣời dân và các tổ chức về Luật bảo vệ và phát triển rừng, hƣớng dẫn nhân dân thực hiện tốt các chính sách lâm nghiệp trong giao rừng,khoán rừng, thuê rừng.

- Các chính sách giao rừng, khoán rừng để quản lý bảo vệ đã đem đến những tác động đáng kể về mặt xã hội trong nhận thức giá trị của tài nguyên rừng, cải thiện sinh kế hàng năm cho khoảng hơn 30.000 ngƣời sống gần rừng thông qua hình thức nhận tiền công nhận khoán, tham gia các công trình lâm sinh hàng năm thuộc nguồn vốn Nhà nƣớc và doanh nghiệp tƣ nhân đầu tƣ.

- Những vùng đặc biệt khó khăn đƣợc trung ƣơng, địa phƣơng triển khai hỗ trợ thực hiện Nghị Quyết 30a/2008/NQ-CP của Thủ tƣớng Chính phủ nên trong thời gian tới thu nhập từ nhận khoán có thể đạt đến 200.000 đồng/ha/năm.

- Trong quá trình thực hiện khoán bảo vệ rừng, từ diễn biến thực tế phức tạp trong công tác quản lý bảo vệ rừng, chính quyền địa phƣơng, đơn vị chủ rừng đã vận động hộ dân tham gia chuyển từ hình thức tuần tra đơn lẻ sang tuần tra theo nhóm cộng đồng nên đã tạo sức mạnh tập thể khi đối phó những tác động tiêu cực đến tài nguyên rừng ở các điểm nóng.

b) Những khó khăn trong việc triển khai chính sách lâm nghiệp về quản lý bảo vệ rừng:

- Việc khoán rừng cho các hộ đồng bào dân tộc là chính sách đúng đắn nhƣng thực tế một số nơi thực hiện chƣa hiệu quả: ngƣời dân vẫn ỷ lại tiền công chi trả là chính sách hỗ trợ không đi rừng tuần tra, hoặc có đi chỉ là đi đối phó, khi gặp đối tƣợng phá rừng thƣờng né tránh nên không phát huy tác dụng.

- Khoán quản lý bảo vệ rừng hƣởng lợi từ giá trị lâm sản của rừng tự nhiên không đƣợc ngƣời dân hƣởng ứng tích cực, do thủ tục tận thu tận dụng lâm sản trong giai đoạn hiện nay chƣa đơn giản, khả năng tự khai thác tiêu thụ và chế biến lâm sản của hộ dân chƣa cao. Chi phí bán sản phẩm hƣởng lợi từ khai thác chọn trên diện tích nhận khoán nhỏ lẻ của ngƣời dân không đủ bù đắp chi phí khai thác.

- Hiện nay theo số liệu thống kê mức thu nhập của hộ dân từ nhận khoán bảo vệ rừng/năm là 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng. Mức thu nhập này thấp chƣa động viên ngƣời dân tích cực tham gia quản lý bảo vệ rừng.

- Sản xuất lâm nghiệp từng bƣớc chuyển dịch theo hƣớng giảm khai thác, tăng cƣờng quản lý bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng kinh tế. Hoạt động lâm nghiệp có nhiều đổi mới về cơ chế tổ chức quản lý, chuyển từ hoạt động lâm nghiệp truyền thống sang hoạt động lâm nghiệp xã hội. Do đó nguồn kinh phí cho các chính sách bảo vệ rừng trong thời gian dài sẽ không ổn định.

Với những kết quả đạt đƣợc trong giao rừng, khoán quản lý bảo vệ rừng trong những năm qua, những khó khăn từ thực tế triển khai. Đánh giá chung vai trò của cộng đồng dân cƣ gồm đa số các hộ gia đình và tiếp đến là các tổ chức đã quản lý bảo vệ và tạo ra cho rừng trên địa bàn huyện Thƣờng Xuân, đóng góp nhiều lợi ích rất lớn về kinh tế, xã hội, văn hóa và bảo vệ môi trƣờng cho cộng đồng. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua đời sống của những ngƣời tham gia bảo vệ rừng và tái tạo rừng ở Thƣờng Xuân (phần lớn là đồng bào dân tộc) vẫn còn rất nghèo, thu nhập thấp hơn rất nhiều so với các khu vực khác, do chƣa đƣợc hƣởng lợi hết các giá trị sử dụng của rừng, thu nhập và đời sống của họ chƣa gắn liền với việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững.

4.1.1.4. Hiệu quả lâm nghiệp với phát triển kinh tế - xã hội và môi trường - Về mặt kinh tế: Diện tích rừng trồng tăng thêm đã cho giá trị cây đứng

có thể khai thác mỗi năm ƣớc đạt hàng chục tỷ đồng. Các chƣơng trình, dự án đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế ở miền núi thông qua việc hình thành các vùng nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp tập trung, tăng thu nhập cho ngƣời lao động, góp phần tăng thu ngân sách cho địa phƣơng, tích l y để tái đầu tƣ phát triển rừng. Hình thành các mô hình canh tác bền vững trên đất dốc, trồng rừng bằng giống mới có năng suất, sản lƣợng và hiệu quả kinh tế cao.

- Về mặt xã hội: Thông qua thực hiện các chƣơng trình, dự án lâm

nghiệp đã làm thay đổi nhận thức của các cấp chính quyền và ngƣời dân, đặc biệt là ngƣời dân miền núi vùng sâu, vùng xa. Từ chỗ coi rừng là tài nguyên vô tận chỉ biết lợi dụng khai thác, đến nay ngƣời dân nhận đất, nhận rừng đã quan tâm và bỏ vốn đầu tƣ phát triển vốn rừng. Vì vậy, tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp đã đƣợc quản lý và khai thác hợp lý hơn, sản xuất lâm nghiệp đã góp phần tích cực trong thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Ngoài ra, các chƣơng trình, dự án đã tạo công ăn việc làm giúp ngƣời dân ổn định cuộc sống thông qua các hoạt động trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh và khoán bảo vệ rừng. Tạo cơ hội cho các gia đình tham gia và làm giàu từ việc đầu tƣ phát triển rừng, góp phần tích cực vào chủ trƣơng xóa đói giảm nghèo của Nhà nƣớc, tạo thêm động lực cho các huyện miền núi của tỉnh phát triển.

- Về mặt môi trường: Đến năm 2016, diện tích rừng toàn huyện tăng

thêm 13.187 ha, đƣa độ che phủ rừng tăng lên 76% năm 2016, góp phần bảo vệ môi trƣờng sinh thái, chống thoái hóa đất và hiện tƣợng sa mạc hóa, biến đổi khí hậu, điều tiết nguồn nƣớc, hạn chế l ống, l quét, tạo động lực và điều kiện cho các ngành kinh tế Nông nghiệp, Văn hóa, Du lịch phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến công tác quản lý bảo vệ rừng, cải thiện đời sống người dân lưu vực nhà máy thủy điện cửa đạt (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)