Thực trạng phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các mô hình canh tác đá vôi huyện yên minh tỉnh hà giang làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp của huyện​ (Trang 28 - 30)

3.2.1.1. Trồng trọt

Mặc dù gặp nhiều khó khăn về địa hình, thiên tai, song dưới sự chỉ đạo của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân, toàn dân tích cực khai hoang phục hoá, mở rộng diện tích gieo trồng. Diện tích gieo trồng của cây lúa năm 2006 là 2.084ha, sản lượng lúa đạt 10.049 tấn tăng so với năm 2000 là 3.321 tấn, trong đó diện tích thâm canh là 1.927ha chiếm 93% diện tích lúa. Diện tích gieo trồng cây Ngô là 6.334 ha, với 2.320 ha Ngô vụ xuân, 4.014ha Ngô chính vụ. Sản lượng ước đạt 14.965 tấn tăng so với năm 2003 là 3.496 tấn.

Cây đậu tương được quan tâm chú trọng, đầu tư thâm canh đưa các loại giống mới có năng xuất cao vào sản xuất, diện tích cây đậu tương tăng đáng kể từ 391 ha năm 2000 lên 2.500 ha năm 2005 và 2.630 ha năm 2006, sản lượng đạt 1.423 tấn tăng 1.188 tấn so với năm 2000.

Cây chè được huyện xác định là cây mũi nhọn trong sản xuất Nông nghiệp, toàn huyện có 276 ha chè cho thu hoạch, năng xuất búp tươi đạt 30 tạ/ha/năm,. Trong những năm tới huyện cần đầu tư phát triển diện tích cây chè và quan tâm đến việc thâm canh diện tích chè hiện có. Ngoài ra trong các hộ gia đình đã xuất hiện mô hình trang trại với các giống cây trồng phong phú như Xoài, Nhãn, Vải, mía, Lê, Mận,… cho giá trị kinh tế cao làm tăng thu nhập của người dân. Bên cạnh các cây công nghiệp, ở mỗi hộ gia đình trong toàn huyện, cây rau đậu các loại cũng được chú trọng và mở rộng được diện tích 850 ha bước đầu đã đáp ứng nhu cầu thực phẩm của nhân dân trong vùng.

3.2.1.2. Chăn nuôi:

Với dự án Bò thế giới, đầu tư cho vay mua bò, cho vay mua Dê theo nghị quyết 05 của Tỉnh uỷ nên chăn nuôi chủ yếu trong huyện là Trâu, Bò, Dê…Trong những năm qua đàn gia súc của huyện phát triển tốt và ổn định. Đến nay tổng đàn gia súc của huyện có: 70.389 con, tăng 17.236 con (32,4%) so với năm 2000, trong đó:

- Đàn Trâu: 15.850 con, tăng 1.612 con, bình quân mỗi năm tăng 6,04%. - Đàn Bò: 14.580 con, tăng 4.197 con, bình quân mỗi năm tăng 8,08%. - Đàn Ngựa: 3.330 con, giảm 839 con, giảm mỗi năm là 4%.

- Đàn Dê: 9.539 con, tăng 2.788 con, bình quân mỗi năm tăng 8,26%. - Đàn Lợn: 27.052 con, tăng 9.440 con, mỗi năm tăng 10,72%

- Đàn ong: 1.376 đàn, tăng 372 đàn, bình quân mỗi năm tăng 7.4%.

(Nguồn: Phòng thống kê, năm 2006)

Từ đó cho thấy những năm gần đây người dân đã chú trọng hơn đến chăn nuôi, tỷ lệ gia súc hàng năm tăng bình quân 8%/năm nhờ có sự quan tâm của các cấp thông qua các dự án về chăn nuôi, trồng cỏ Voi phục vụ chăn nuôi, một phần người dân cũng đã xác định được chăn nuôi ngoài cung cấp sức kéo nó còn là nguồn thu nhập lớn trong hộ gia đình.

3.2.1.3. Sản xuất lâm nghiệp

Trên địa bàn huyện cơ bản đã hoàn thành việc giao đất giao rừng, công tác trồng rừng, bảo vệ rừng đã từng bước được nhân dân nhận thức rõ hơn đã có những hộ gia đình đã vươn lên làm kinh tế từ mô hình trang trại vườn rừng có thu nhập cao và ổn định. Bằng các nguồn vốn như: Chương trình 327, dự án 661, định canh định cư, dự án HPM.Từ năm 2000- 2006 toàn huyện đã trồng mới được; 3.924ha rừng trong đó: trồng rừng phòng hộ tập chung: 2.271 ha, trồng rừng sa mộc, thông phân tán theo hộ gia đình: 1.023 ha. Ngoài ra nhân dân tự trồng rải rác một số diện tích như: cây Sở, Thông, Tre luồng…góp phần

nâng cao độ che phủ rừng từ 24% năm 2000 lên 26% năm 2006, tuy nhiên so với nghị quyết Đảng bộ khoá 14 của huyện đề ra vẫn còn thấp (38%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các mô hình canh tác đá vôi huyện yên minh tỉnh hà giang làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp của huyện​ (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)