I Cây lâm nghiệp 6.720 700 700 400 400 400 400 400 400
3 Đất lâm nghiệp chưa sử dụng 11.197 4.824 6
4.7.4. Chính sách hưởng lợ
Thực hiện quyết định 178/2001/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 01 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp.
Đối với hộ nhận trồng rừng:
- Được hưởng toàn bộ sản phẩm làm ra
- Được cấp kinh phí đầu tư trồng rừng theo thiết kế, dự toán chứ không phải kinh phí hỗ trợ. Được sử dụng cây nông lâm nghiệp lâu năm làm cây trồng chính hoặc xen với cây bản địa theo thiết kế được phê duyệt.
- Được khai thác cây phù trợ, cây trồng xen, tỉa thưa tận thu, tận dụng gỗ, được khai thác lâm sản ngoài gỗ. Khi rừng đạt tiêu chuẩn về phòng hộ và cây trồng chính đạt tiêu chuẩn khai thác, được phép khai thác nhưng phải đảm bảo độ tàn che của rừng sau khai thác lớn hơn 0,6.
- Người trồng rừng phải có trách nhiệm trồng lại rừng sau khi khai thác thời gian trồng lại không quá 1 năm.
- Trong trường hợp đảm bảo kinh doanh rừng và quản lý rừng bền vững thì người dân sẽ khai thác dần những sản phẩm có được từ rừng (cường độ khai thác không quá 30%) kể cả trên diện tích rừng phòng hộ.
Chương 5
Kết luận, tồn tại và kiến nghị 5.1. Kết luận
Đánh giá hiệu quả các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn núi đá huyện Yên Minh làm cơ sở cho việc quy hoạch sử dụng đất nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện là việc làm cần thiết, là tài liệu quan trọng trong việc định hướng, đầu tư cho người dân vùng cao sản xuất nông lâm nghiệp, trồng rừng phòng hộ, sản xuất hay những loài cây có giá trị cao hơn những loài cây truyền thống, nhằm ổn định cuộc sống. Từ đó giảm được diện tích đất trống đồi núi trọc, sản xuất kém hiệu quả bằng trồng các loài cây có giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường.
Tỷ lệ che phủ rừng tăng lên, từng bước khắc phục tình trạng khan hiếm nước trên địa bàn núi đá.
Giải quyết được công ăn việc làm hàng nghìn lao động nhàn dỗi, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo góp phần vào ổn định cuộc sống. Khi rừng phát triển sẽ là hành lang xanh giữ vững chủ quyền Quốc gia, an ninh trật tự trên hành lang biên giới.
Để dảm bảo cuộc sống ổn định lâu dài cho người dân miền núi, vùng cao, nơi có yêu cầu phòng hộ cao thì chỉ có thể thông qua việc trồng rừng kết hợp làm nông lâm nghiệp với những loài cây đa mục đích có thể cung cấp lâm sản trong thời gian dài và hàng năm.
Người dân được tiếp cận những kỹ thuật sản xuất tiên tiến để sản xuất, đem lại hiệu quả cao trong cùng một đơn vị diện tích và thời gian làm việc.
Tạo ra được vùng sản xuất các cây trồng nông lâm nghiệp tập trung mang tính hàng hoá, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế khác phát triển như chăn nuôi, chế biến, dịch vụ...
Khi được quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất nông lâm nghiệp, đã bố trí được mặt bằng sản xuất cho 3 loại rừng (phòng hộ, sản xuất và đặc dụng), xây dựng được phương án tác nghiệp cho các khâu bảo vệ, trồng rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng. Đồng thời xác định được mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp nhằm sử dụng hợp lý, có hiệu quả đất trồng đồi núi trọc vào sản
xuất nông lâm nghiệp góp phần vào thành công của Chương trình phủ xanh đất trống đồi núi trọc của Quốc gia.
5.2. Tồn tại
Do những hạn chế về thời gian và năng lực nên luận văn còn hạn chế, tồn tại sau:
- Chưa điều tra, đánh giá được các mô hình sản xuất nông lâm nghiệp ở các tỉnh khác để có thể so sánh và đánh giá tổng hợp cũng như đề xuất các mô hình sản xuất có hiệu quả hơn.
- Việc đánh giá hiệu quả môi trường của các mô hình sản xuất kinh doanh chỉ dừng lại ở quan sát và định tính.
5.3. Kiến nghị
- Đề nghị nhà nước có chính sách hỗ trợ người dân vùng cao núi đá sản xuất các mô hình nông lâm nghiệp lương thực trong thời gian chờ đợi sản phẩm trong chu sản xuất kỳ đầu tiên.
- Nhà nước có chính sách ưu đãi trong chính sách cho vay vốn để người dân vùng cao có thể vốn phục vụ sản xuất.
- Cần có quy hoạch sử dụng đất cụ thể cho từng xã trong huyện theo định hướng quy hoạch của tỉnh và của huyện.
- Cần có sự quan tâm đồng bộ các cấp, các ngành trong việc triển khai đầu tư đúng thời vụ, đúng quy hoạch.
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến lâm và tuyên truyền để người dân thực hiện đúng kỹ thuật gây trồng, đồng thời xác định được nhiệm vụ phải xây dựng, bảo vệ phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn.
- Nghiên cứu, thử nghiệm các loài cây trồng khác có hiệu quả để phổ biến nhân rộng.
- Có chính sách khuyến khích các cá nhân, tập thể, các nhà đầu tư đến đầu tư vào sản xuất và chế biến các sản phẩm nông lâm nghiệp.
- Kết hợp với các dự án, nhà nước ưu tiên hơn và đầu tư cơ sở hạ tầng cho những huyện vùng cao biên giới đi lại khó khăn để tạo điều kiện phát triển.