Hiệu quả về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các mô hình canh tác đá vôi huyện yên minh tỉnh hà giang làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp của huyện​ (Trang 70 - 72)

I Cây lâm nghiệp 6.720 700 700 400 400 400 400 400 400

3 Đất lâm nghiệp chưa sử dụng 11.197 4.824 6

4.6.1. Hiệu quả về kinh tế

- Hình thành được vùng nguyên liệu nông lâm nghiệp tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao.

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất trống lên 1, 5 - 2 lần - Diện tích rừng trồng mới tăng lên

- Sản lượng rừng được nâng lên, sản lượng gỗ từ rừng trồng đáp ứng được nhu cầu gỗ cho người dân địa phương, từ đó giảm áp lực tác động của người dân vào rừng tự nhiên.

- Hình thành những diện tích rừng trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao

Biểu 4.20: Lợi nhuận từ trồng rừng, cỏ voi và trồng cây ăn quả

TT Mô hình canh tác (1.000NPV

đồng) BCR IRR(%)

Diện

tích (ha) 1000 đồngChi Phí Lợi nhuận1000 đồng

1 Tre luồng + ngô 66.944 5,43 64,6 660 7.009.200 44.183.1732 Thông + Ngô 9.178 1,69 31,0 1.025 6.836.750 9.407.426 2 Thông + Ngô 9.178 1,69 31,0 1.025 6.836.750 9.407.426 3 Sa mộc + Ngô 6.306 1,44 18,1 801 5.342.670 5.051.501 4 Chè Shan + Ngô 18.130 1,81 41,3 289 7.635.380 5.239.466 5 Sở + Ngô 10.041 1,63 24,7 150 1.993.500 1.506.219 6 Keo + Lúa 13.631 1,97 36,0 1.022 8.850.520 13.931.091 7 Xoài + Ngô 22.352 2,26 36,0 136 2.105.280 30.399.913 8 Nhãn, Vải +ngô 28.543 2,47 35,8 150 2.566.500 4.281.470 9 Cỏ voi 44.240 2,50 2.713 1.704.000 120.023.120 Tổng 6.946 64.043.800 206.663.378

+ Giá trị rừng thông sau 10 năm

* Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm Zm = 10 m3/ha/năm * Trữ lượng: 100 m3/ha

* Thu nhập NPV là 9.177.976 đồng/ha

Như vậy lợi nhuận thực sau khai thác là 9 triệu đồng. Bình quân lợi nhuận thu được khoảng gần 1 triệu đồng/ha/năm.

+ Giá trị rừng rừng keo sau 10 năm

* Lượng tăng trưởng thường xuyên hàng năm Zm = 12 m3/ha/năm * Trữ lượng: 120 m3/ha

* Thu nhập NPV là 13.631.205 đồng/ha

Như vậy lợi nhuận thực sau khai thác là gần 14 triệu đồng. Bình quân kinh doanh mô hình keo lợi nhuận thu được khoảng 2 triệu đồng/ha/năm.

+ Giá trị rừng tre, luồng: Sau 5 năm trồng rừng sẽ cho thu hoạch ổn định (cả măng và tre).

* Giá trị NPV 66.944.201 đồng/ha

* Thu nhập bình quân được khoảng 7 triệu đồng/ha/năm.

Với phương thức trồng chè thâm canh, năng suất thu được từ 2.500kg/ha/năm, Nếu trồng kết hợp với phòng hộ bằng chè Shan thu được 1.300-1.600 kg, giá bán 2.500 đồng/kg lá tươi đối với chè xanh và 3.500 đối với chè Shan thì giá trị thu được cao hơn nhiều so với trồng nhiều loài cây không có giá trị khác. Thực tế nếu chăm sóc tốt sản lượng đạt 3 - 3,5 tấn/ha/năm. Trong 10 năm đầu thu nhập bình quân 1,8 triệu đồng/ha/năm. Từ năm thư 5 trở đi thu nhập bình quân trên năm tăng dần và sau đó ổn định thu nhập bình quân đạt 10-13 triệu đồng/ha/năm.

+ Giá trị cây ăn quả:Giá trị lợi nhuận trong 10 năm đầu đạt từ 20 - 22 triệu đồng, bình quân mỗi năm thu nhập từ mô hình cây ăn quả là 2 triệu đồng/ha/năm.

Như vậy, tổng lợi nhuận thu được sau một chu kỳ canh tác 10 năm (Keo 7 năm, cỏ voi là 4 năm) là hơn 206 tỷ đồng. Hiệu quả đồng vốn do nhà nước bỏ ra tăng khoảng 322%.

Ngoài hiệu quả kinh tế thông qua trồng rừng thì với 4.000 ha cỏ voi có thể tăng đàn trâu, bò lên 1,8 lần so với hiện nay, đây là ngành kinh tế đang được người dân trong huyện rất mong chờ. Qua đó có thể tăng tỷ lệ đóng góp từ các nguồn thu nhập từ chăn nuôi trong các hộ gia đình từ 20% hiện nay lên 30% trong kinh tế hộ gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả các mô hình canh tác đá vôi huyện yên minh tỉnh hà giang làm cơ sở cho việc quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp của huyện​ (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)