I Cây lâm nghiệp 6.720 700 700 400 400 400 400 400 400
3 Đất lâm nghiệp chưa sử dụng 11.197 4.824 6
4.7.2. Giải pháp về chính sách
* Chính sách hỗ trợ của Nhà nước
- Nhà nước đầu tư hỗ trợ trực tiếp cho người dân bình quân 5,7 triệu đồng/ha trồng rừng tuỳ theo từng loài cây trồng (cả rừng phòng hộ và cây ăn quả).
- Nhà nước đầu tư hỗ trợ cho người dân tham gia chuyển đổi phương thức canh tác (từ làm rãy sang trồng rừng hay cây nông nghiệp, công nghiệp có giá trị kinh tế cao) trong thời gian chờ sản phẩm để nâng cao khả năng phòng hộ của mỗi ha rừng không kể khoảng 200 kg lương thực cho mỗi hộ gia đình trong diện 134 của Chính phủ.
Hỗ trợ người dân 2 triệu đồng/ha cho trồng rừng sản xuất theo quyết định 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006).
- Vai trò phòng hộ của rừng sản xuất cũng rất lớn, tuy nhiên đầu tư cho trồng rừng sản xuất thời gian qua còn hạn chế. Theo Tờ trình số 78/TTr-BKH ngày 05/01/2007 của Bộ kế hoạch đầu tư đề nghị hỗ trợ trồng rừng sản xuất từ 1,5 - 4 triệu đồng/ha tuỳ theo điều kiện khó khăn. Với điều kiện tự nhiên của huyện Yên minh đề nghị nhà nước hỗ trợ trồng rừng sản xuất bình quân 3 triệu đồng/ha.
- Hỗ trợ người dân 1 triệu đồng khi người dân trồng các loài cây lâu năm, cây ăn quả theo quyết định số 170/2005/QĐ-TTg, ngày 08 tháng 7 năm 2005.
- Nhà nước đầu tư cho người dân vốn trồng trồng rừng và các loại cây có giá trị kinh tế cao trong luân kỳ kinh doanh đầu tiên cho việc gây trồng các loại cây thuộc diện tích có độ dốc cao và cao độ lớn, khó tiếp cận, khó khả năng sinh lời (trồng rừng phòng hộ kết hợp với lâm sản ngoài gỗ)
- Do người dân không có nguồn vốn và tài sản thế chấp, do vậy nhà nước cần chỉ đạo ngân hàng thực hiện cho người dân vay vốn theo hình thức tín chấp trong luân kỳ kinh doanh đầu tiên.
- Để đảm bảo ổn định đầu ra và khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến nông lâm sản tại vùng núi cao. Nhà nước cần hỗ trợ các doanh nghiệp chế biến sản xuất lâm sản phí vận chuyển trong 5 năm đầu hoạt động 1.000/tấn/km theo quyết định 210/2006/QĐ-TTg ngày 12/9/2006.
- Đối với đường ranh giới phòng chống lửa rừng kết hợp làm đường vận xuất, đi lại bảo vệ: Theo quy hoạch mỗi ha cần 10 - 15 m đường đề nghị nhà nước hỗ trợ đầu tư 20 triệu đồng/km. Trước đây hệ thống đường này được tính vào giá thành trồng rừng. Tuy nhiên trong chính sách này mức hỗ trợ trồng rừng là rất thấp và do hộ gia đình trực tiếp triển khai là chủ yếu, do vậy hệ thống đường ranh giới phòng chống cháy rừng cần được hỗ trợ để phục vụ chung cho toàn bộ vùng trồng rừng của cộng đồng tránh hoả hoạn cháy rừng (Theo tờ trình số 78/TTr-BKH ngày 05/01/2007 của Bộ Kế hoạch Đầu tư).