2 Đất phi nông nghiệp PNN 108 ,
4.2.2. Phân tích hiệu quả các mô hình
Các mô hình canh tác được phân tích tính toán từ chi phí và thu nhập trong 1 ha.
4.2.2.1. Mô hình canh tác cây nông nghiệp a. Canh tác Ngô
Đây là một mô hình phổ biến của người dân vùng cao. Người dân trồng ngô hàng năm để giải quyết lương thực hàng ngày và chăn nuôi cũng như là sản phẩm hàng hoá. Mùa khô (tháng 11- tháng 12 âm lịch) người dân phát đốt cỏ dại đến tháng 2-3 năm sau tra hạt sau đó là chăm sóc vun sới bảo vệ cho đến khi thu hoạch. Giống ngô được trồng chủ yếu là các giống ngô lai được
phòng nông nghiệp, trung tâm khuyến nông cung cấp giống như: Bioseed 9698, P.11, P.60,..., các giống ngô địa phương cho năng xuất thấp nhưng chất lượng cao, diện tích trồng giống ngô này không nhiều, trồng chủ yếu phục vụ trong sinh hoạt của gia đình.
Những diện tích trồng ngô thường từ 2/3 đồi, núi trở xuống nơi đất còn tốt hay diện tích phát đốt sau vài năm bỏ hoang.
b. Canh tác lúa nước: Lúa nước diện tích gieo trồng 2.084 ha năng suất bình quân đạt 33 tạ/ha. Những năm gần đây cơ cấu giống lúa đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng đưa các giống lúa lai thay thế dân các giống lúa cũ có năng xuất thấp. Đây là yếu tố quan trọng làm tăng năng xuất, sản lượng các cây lương thực trên địa bàn huyện.
c. Canh tác Sắn
Sắn là cây trồng quen thuộc của người dân địa phương, những năm gần đây người dân đã trồng nhiều loại giống sắn mới cho năng suất cao chủ yếu để phục vụ chăn nuôi và sinh hoạt. Sắn là loài cây dễ trồng, ít công chăm sóc và phân bón. Tuy nhiên những năm gần đây diện tích sắn giảm dần, nguyên nhân do cây Sắn thích hợp với loại đất giàu dinh dưỡng, nhiều mùn (Sau khi phát đốt trồng được 2-3 năm), nay đất bị thoái hoá, bạc màu người dân bỏ hoang một vài năm rồi lại luân canh trở lại.
d. Canh tác Mía
Diện tích canh tác Mía trên địa bàn huyện không nhiều. Mía được trồng mấy năm trở lại đây, ở những nơi đất một vụ được người dân chuyển đổi hoặc những nơi đất tốt dộ dốc nhỏ, gần nhà. Sinh trưởng và phát triển tốt cho thu nhập khá nên gần đây Mía là loài cây đang được người dân ưa thích trồng và diện tích trồng mía ngày càng tăng. Năng suất có thể đạt tới 45 - 50 tấn/ha.
Kết quả phân tích chi phí và thu nhập các mô hình canh tác cây nông nghiệp chủ yếu được thể hiện ở biểu 4.3
Biểu 4.3: Chi phí và thu nhập của một số cây trồng nông nghiệp
Đơn vị tính: 1000đ
ST
T Hạng mục
Loài cây trồng (ha/năm)
Lúa Ngô Sắn Mía cỏ voi
I Chi phí 2.960 5.290 2.290 5.450 8.000
1 Vật tư 800 2.360 950 2.450 7.000
Giống 300 640 500 1000 3500
Phân hữu cơ 500 1050 200 800 500
Phân vô cơ 600 250 350 3000
Vôi + thuốc sâu 70 0 300