Thí nghiệm hiệu chỉnh hệ thống mạch nguồn AC, DC Mục đích

Một phần của tài liệu 4 BPTC chi tiết (ADB HNPC ST w01) cap luc (Trang 58 - 59)

- Các trị số thí nghiệm phải đáp ứng tiêu chuẩn kháng oxi hóa dầu MBA nêu trong bảng

1. Thí nghiệm hiệu chỉnh hệ thống mạch nguồn AC, DC Mục đích

1.1. Mục đích

Thí nghiệm hiệu chỉnh nguồn xoay chiều, một chiều nhằm mục đích kiểm tra mạch cấp nguồn xoay chiều, một chiều cho các mạch điện điều khiển, tín hiệu, bảo vệ và đo lường nhằm đảm bảo đúng, đủ điện áp, đúng thứ tự pha (AC), thứ tự âm - dương (DC), không chạm chập, lẫn các nguồn với nhau, các hệ thống điều khiển, bảo vệ, đo lường cho các tủ phân phối tổng làm việc chính xác theo thiết kế.

1.2. Phạm vi áp dụng

Thi công thí nghiệm hiệu chỉnh, lắp mới, sửa chữa, cải tạo mạch liên quan đến nguồn cấp AC, DC từ các tủ phân phối tổng, các tủ chỉnh lưu, hệ thống ắc quy đến các tủ bảo vệ, điều khiển, MK các ngăn lộ trước khi đóng nguồn AC, DC thử tương hỗ mạch.

1.3. Các nội dung cần kiểm tra

- Kiểm tra cơ khí (thao tác đóng, cắt không điện các aptomat), lắp đặt, đấu nối các thiết bị trong tủ.

- Kiểm tra mạch (dò mạch) cấp nguồn đến trước từng aptomat và sau aptomat đến hàng kẹp, thiết bị (rơle, đồng hồ, mạch điều khiển...) đúng thứ tự âm - dương đối với nguồn DC, thứ tự pha đối với nguồn AC như thiết kế. Kiểm tra điện áp đúng và đủ điện áp so với thiết kế.

- Kiểm tra điện áp, điện trở cách điện giữa các pha (nguồn AC) hoặc các cực âm dương (nguồn DC) với nhau và với đất.

- Kiểm tra cách điện giữa hàm trên và hàm dưới của mỗi cực aptomat trước khi đóng. - Kiểm tra tiếp xúc giữa hàm trên và hàm dưới của mỗi cực aptomat sau khi đóng. - Kiểm tra điều khiển bằng điện, liên động điện (hoặc cơ khí) đối với các aptomat tổng. - Kiểm tra mang tải: sau khi kiểm tra tốt các hạng mục trên, lần lượt đóng từ aptomat tổng đến các aptomat phân phối kiểm tra điện áp trước và sau aptomat.

- Đối với tủ chỉnh lưu: kiểm tra nguồn điện xoay chiều 3 pha cấp cho tủ chỉnh lưu tốt, sau đó

đóng nguồn vào hệ thống chỉnh lưu và kiểm tra chất lượng điện áp một chiều đầu ra.

- Đối với hệ thống ăc quy: kiểm tra lắp đặt, cấp nguồn xạc ăc quy theo các tiêu chuẩn khuyến cáo của nhà cấp hàng. Kiểm tra nội trở từng ăcquy sau khi xạc ổn định.

- Tại các tủ bảo vệ, điều khiển, MK các ngăn lộ các bước thực hiện kiểm tra trước khi đóng nguồn cũng làm tương tự như ở tủ phân phối tổng. Chú ý đóng lần lượt từng nguồn (hay aptomat) một để kiểm tra đảm bảo không bị lẫn các nguồn với nhau (thường gọi là hiện tượng lồng nguồn: cắt aptomat nhưng vẫn có nguồn sau aptomat đó do chạm chập hoặc đấu nối sai mạch nhị thứ). Việc đóng nguồn phải tuân theo nguyên tắc: nguồn tổng đóng trước, nguồn phụ tải đóng sau.

- Đối với mạch nguồn xoay chiều, nếu cách điện của mạch nhị thứ với đất kém (gọi là điểm chạm đất) nếu đóng nguồn sẽ dẫn đến hiện tượng nhảy aptomat.

- Đối với mạch nguồn một chiều, nếu cách điện của mạch nhị thứ với đất kém khi đóng nguồn aptomat không bị nhảy nhưng điện áp trên từng cực so với đất sẽ lệch nhau. Càng nhiều điểm chạm đất độ lệch điện áp càng lớn.Lúc này cần cô lập dần từng nguồn để tìm ra nguồn gây chạm đất, từng mạch trong nguồn đó để tìm ra điểm chạm đất.

Một phần của tài liệu 4 BPTC chi tiết (ADB HNPC ST w01) cap luc (Trang 58 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w