- Các trị số thí nghiệm phải đáp ứng tiêu chuẩn kháng oxi hóa dầu MBA nêu trong bảng
10. Thí nghiệm chức năng tự động đóng lại: 1 Nguyên lý làm việc
10.1. Nguyên lý làm việc
- Rơle tự đóng lại là rơle bảo vệ chủ yếu sử dụng trên các đường dây cung cấp, truyền tải điện. Nhiệm vụ của rơle là dùng để đóng lại máy cắt khi có sự cố thoáng qua xảy ra trên đường dây đảm bảo độ cung cấp điện liên tục và ổn định.
- Rơle tự đóng lại hiện nay chủ yếu sử dụng loại kỹ thuật số, rơle được cài đặt các thông số đầu vào như trạng thái máy cắt, điều kiện sẵn sàng của máy cắt cho quá trình tự đóng lại (như điều kiện tích năng, áp lực khí SF6..), các đầu vào nhị phân để nhận biết tín hiệu cắt từ các bảo vệ, tín hiệu khởi động để rơle tự đóng lại, các đầu vào giá trị điện áp đường dây, thanh cái v.v. Ở chế độ vận hành bình thường rơle liên tục giám sát máy cắt, điện áp của đường dây, thanh cái, khi có sự cố xảy ra trên đường dây rơle bảo vệ đường dây tác động gửi lệch cắt cắt máy đồng thời gửi tín hiệu kích hoạt chức năng tự đóng lại tại rơle. Rơle tự đóng lại kiểm tra các điều kiện tự đóng lại (như điều kiện về máy cắt, chế độ đóng lại là đồng bộ hay kiểm tra điện áp), nếu thỏa mãn rơle sẽ phát lệnh đóng lại máy cắt.
10.2. Hạng mục thí nghiệm.
- Kiểm tra mạch điện nhị thứ đấu vào rơle như các đầu vào input, các mạch đầu ra output, các mạch tương tự điện áp theo sơ đồ nguyên lý.
- Kiểm tra phiếu chỉnh định đặt trong rơle.
- Kiểm tra cấu hình đặt trong rơle như đặt các input, output như thế nào có đúng với thiết kế mạch ngoài hay không.
10.3. Phương pháp thí nghiệm
- Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn rơle.
- Kiểm tra tình trạng bên ngoài của rơle: Đây là công đoạn đầu tiên khi tiến hành các thử nghiệm thiết bị điện. Với công đoạn này ta sẽ biết được các thông tin liên quan tới tình trạng thiết bị cần thử nghiệm cũng như các thông tin khác thông qua nhãn mác của thiết bị.
- Đấu mạch điện bên ngoài vào rơle như (nguồn nuôi , mạch áp , các input đầu vào , các output đầu ra …)
- Tiến hành cài đặt các thông số chỉnh định cho rơle (liên quan đến chế độ đóng lặp lại của rơle), kiểm tra cài đặt cấu hình các đầu vào và đầu ra.
- Kiểm tra phần điện của rơle :
+ Kiểm tra cách điện giữa các tiếp điểm của rơle, giữa các tiếp điểm với vỏ, trạng thái của các tiếp điểm.
+ Khởi động chức năng tự đóng lại bằng kích hoạt đầu vào input
+ Tăng điện áp thí nghiệm Ubus và Uline theo ngưỡng cài đặt trong rơle cho đến khi rơle tác động (các giá trị U được rơle hiểu là khi đường dây và thanh cái có điện hay không có điện).
+ Tiến hành kiểm tra đầu ra output tự đóng lại khi rơle làm việc theo các chế độ yêu cầu tự đóng lại trong rơle.
10.4. Tiêu chuẩn đánh giá.
- Rơle làm việc có đúng với yêu cầu tính toán của phiếu chỉnh định đặt trong rơle hay không (chế độ là kiểm tra đồng bộ cả thanh cái và đường dây đều có điện, hay chế độ là kiểm tra điện áp của đường dây, thanh cái …v.v).
- Tất cả mạch đấu dây phải đảm bảo chắc chắn.
- Kiểm tra rơle khi mang tải (các giá trị điện áp đường dây, thanh cái)