Thí nghiệm rơle tần số: 1 Nguyên lý làm việc

Một phần của tài liệu 4 BPTC chi tiết (ADB HNPC ST w01) cap luc (Trang 102 - 103)

- Các trị số thí nghiệm phải đáp ứng tiêu chuẩn kháng oxi hóa dầu MBA nêu trong bảng

9. Thí nghiệm rơle tần số: 1 Nguyên lý làm việc

9.1. Nguyên lý làm việc

- Rơle tần số làm việc dựa theo nguyên tắc tần số có tính chất hệ thống. Độ lệch tần số khỏi giá trị danh định chứng tỏ trong hệ thống điện bị mất cân bằng công suất tác dụng giữa nguồn phát với phụ tải. Tần số quá thấp chứng tỏ trong hệ thống thiếu công suất tác dụng, ngược lại tần số quá cao chứng tỏ thừa công suất tác dụng.

- Rơle tần số lấy mẫu tần số từ sóng mang là điện áp.

- Có giá trị điện áp khóa U<BLOCK (thường bằng 60-80%Uđm) để phân biệt giữa trường hợp ngắn mạch và thiếu/thừa công suất tác dụng.

9.2. Hạng mục thí nghiệm

- Thí nghiệm kiểm tra rơle trong điều kiện vận hành bình. - Thí nghiệm kiểm tra tác động của rơle đối với các dạng sự cố.

9.3. Phương pháp thí nghiệm

- Nghiên cứu kỹ tài liệu hướng dẫn sử dụng, biên bản thử nghiệm xuất xưởng, các tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà sản xuất công bố.

- Tuân thủ tuyệt đối quy trình, quy phạm tránh gây nguy hiểm cho người và thiết bị trong suốt quá trình tiến hành công việc.

a. Đối với thí nghiệm trước lắp đặt Chuẩn bị:

- Rơle tần số (ví dụ: UFD14, các loại rơle có khai thác chức năng F81). - Máy tính cá nhân, phần mềm giao tiếp, cáp kết nối (nếu có).

- Kiểm tra phụ kiện đi kèm (nếu có).

- Hợp bộ thí nghiệm, đồng hồ vạn năng, dụng cụ cá nhân, sổ ghi chép....

Trình tự thí nghiệm:

- Bước 1: Kiểm tra, ghi sổ thông số kỹ thuật của rơle (ghi trên mác Rơle).

- Bước 2: Kiểm tra tình trạng bên ngoài của rơle - vỏ rơle phải đảm bảo không cong, vênh, nứt, vỡ, do tác động của ngoại lực.

- Bước 4: Đấu mạch thí nghiệm theo tài liệu rơle. - Bước 5: Khởi động hợp bộ cấp nguồn nuôi cho rơle.

- Bước 6: Kiểm tra tình trạng làm việc bình thường của rơle. Đảm bảo các đèn báo giám sát nội bộ tốt. Các BI, BO đúng trạng thái.

- Bước 7: Kết nối với rơle, đặt chỉnh định, thiết lập cấu hình các LED, đầu ra dừng hợp bộ.

- Bước 8: Phát điện áp bằng 10% giá trị định mức nhị thứ - kiểm tra đo lường trên rơle. - Bước 9: Phát điện áp ở ngưỡng khóa bảo vệ tấn số, thay đổi tần số - kiểm tra rơle không tác động.

- Bước 10: Phát điện áp định mức, thay đổi giá trị tần số - kiểm tra rơle tác động đúng chỉnh định.

b. Đối với thí nghiệm sau lắp đặt Chuẩn bị:

- Sơ đồ mạch nhị thứ liên quan, tài liệu kỹ thuật, sổ ghi chép,… - Máy tính cá nhân, phần mềm giao tiếp, cáp kết nối (nếu có). - Đồng hồ vạn năng, dụng cụ cá nhân...

Trình tự thí nghiệm:

- Bước 1: Kiểm tra, ghi sổ thông số kỹ thuật của rơle (ghi trên mác Rơle).

- Bước 2: Kiểm tra rơle đã được lắp đặt đúng, các mạch được đấu dây chắc chắn. Kiểm tra điện trở cách điện của khối nguồn với vỏ, cách điện của các BO.

- Bước 3: Kiểm tra không chạm chập ở tất cả các mạch (mạch nguồn nuôi, mạch BI, mạch BO).

- Bước 4: Bật áttômát cấp nguồn cho rơle.

- Bước 5: Kiểm tra tình trạng làm việc bình thường của rơle. Đảm bảo các đèn báo giám sát nội bộ tốt. Các BI, BO đúng trạng thái.

- Bước 6: Kiểm tra chỉnh định, cấu hình của rơle đúng phiếu và đúng thiết kế.

- Bước 7: Phát điện áp bằng 10% giá trị định mức nhị thứ - kiểm tra đo lường trên rơle. - Bước 8: Phát điện áp ở ngưỡng khóa bảo vệ tấn số U<BLOCK, thay đổi tần số - kiểm tra rơle không tác động.

- Bước 9: Phát điện áp định mức, thay đổi giá trị tần số - kiểm tra rơle tác động đúng chỉnh định, tín hiệu báo đúng và đầy đủ.

9.4. Tiêu chuẩn đánh giá

- Rơle làm việc đúng theo giá trị chỉnh định và tiêu chuẩn kỹ thuật được công bố trong tài liệu đi kèm.

Một phần của tài liệu 4 BPTC chi tiết (ADB HNPC ST w01) cap luc (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w