Thí nghiệm, hiệu chỉnh hệ thống mạch dóng điện: 1 Mục đích

Một phần của tài liệu 4 BPTC chi tiết (ADB HNPC ST w01) cap luc (Trang 60 - 64)

- Các trị số thí nghiệm phải đáp ứng tiêu chuẩn kháng oxi hóa dầu MBA nêu trong bảng

3. Thí nghiệm, hiệu chỉnh hệ thống mạch dóng điện: 1 Mục đích

3.1. Mục đích

Mạch dòng là một trong hai phần tử đầu vào tương tự (Analog Input) quan trọng nhất trong hệ thống đo lường, bảo vệ. Việc mạch dòng được đấu nối và hiệu chỉnh đúng là điều kiện tiên quyết cho hệ thống bảo vệ đo lường hoạt động tin cậy, chính xác.

Việc TNHC này nhằm mục đích thí nghiệm, kiểm tra đúng thứ tự pha, tỷ số, cực tính các nhóm mạch dòng, kiểm tra thông mạch dòng trước khi đưa mạch dòng vào vận hành mang

tải nhằm đảm bảo mạch dòng được ngắn mạch khi đưa vào vận hành, tránh hở mạch khi có tải.

3.2. Phạm vi áp dụng

Việc TNHC này được áp dụng khi:

- Thi công thí nghiệm hiệu chỉnh, lắp mới mạch dòng cho bảo vệ, đo lường.

- Thi công đấu nối lại mạch dòng hoặc các công việc có liên quan đến việc tách mạch dòng

và đưa mạch vào vận hành (thay đổi tỷ số biến, mở, khóa mạch dòng cho thiết bị bảo vệ khác…)

- Quy trình này được thực hiện sau khi đã kiểm tra đúng mạch (dò mạch, sợi dây, pha) sau khi thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị bảo vệ, đo lường có liên quan đến mạch dòng.

- Quy trình này được thực hiện trước khi thí nghiệm hạng mục ngắn mạch hoặc mang tải thiết bị.

Phần việc kiểm tra thông mạch dòng trong quá trình TNHC này KHÔNG được áp dụng đối với trường hợp:

- Các mạch dòng cộng trong trường hợp mạch cộng còn lại đang vận hành

- Không áp dụng cho các mạch dòng, các nhóm mạch dòng đang vận hành mang tải

3.3. Các chú ý quan trọng khi thực hiện

- Đảm bảo hiểu rõ mạch khi kiểm tra được đấu nối từ đâu, đến những thiết bị nào

- Tránh kiểm tra và thông mạch dòng cho các bảo vệ đang làm việc (có thể không có dòng) đặc biệt là cho bảo vệ so lệch

- Đảm bảo hiểu rõ sơ đồ nhất thứ, nhất là các sơ đồ cầu, đa giác, các ngăn Transfer (200, 100), các ngăn lộ MBA.

- Đảm bảo hiểu rõ sơ đồ nguyên lý bảo vệ nhất là các nguyên lý bảo vệ ở sơ đồ cầu, đa giác, các ngăn Transfer (200, 100), các ngăn lộ MBA.

3.4. Phương pháp thí nghiệm

Bước 1: Xác định cáp đấu cho mạch dòng (dò mạch), xác định đúng nhóm (cuộn) tỷ số biến cho đúng nhóm mạch dòng cần kiểm tra, xác định đúng cực tính P1-P2, S1-Sn và chụm đúng cực tính. Kiểm tra nối đất an toàn của mạch dòng, đảm bảo mạch dòng được nối đất, và chỉ được nối đất một điểm.

400-600-800-1200-1600/5A30 VA-cl. 0.5 FS5 30 VA-cl. 0.5 FS5

Bước 2: Xác định điểm đấu nối để kiểm tra mạch dòng, vị trí có con nối (KI)

Với ví dụ ở hình trên ta có thể kiểm tra ở tủ MK (hàng kẹp –X511) hoặc ở tủ CP1/2 (hàng kẹp –X511/2).

- Với thi công lắp mới: Điểm kiểm tra thường là ở các tủ trung gian (MK)

- Với thi công cải tạo, đấu lại: Điểm kiểm tra thường là ở các tủ trung gian (MK), hoặc gần vị trí cải tạo thi công

Bước 3:Gạt mở con nối KI A – A, B – B, C – C, N – N

Đối với thi công lắp mới, thiết bị (TI) chưa mang điện, tiến hành gạt KI ở cả 4 vị trị A,B,C,N

Bước 4:Kiểm tra việc thông mạch (Continuous checking) về cả 2 phía Dùng vạn năng để ở chế độ thang đo Ohm

Phía biến dòng điện (CT)

Kiểm tra thông mạch (Continuous checking) lần lượt AN, BN, CN, AC, BC, AB

Phương pháp: Dùng vạn năng đo điện trở 2 phía hàng kẹp. Điện trở đo được gần đúng bằng

điện trở của cuộn dây CT: cỡ 0,5-1Ω.

Nếu điện trở lớn, dùng dụng cụ (tuốc–nơ–vít siết lại các ốc, vị trí nối) và thực hiện lại bước này

Mục đích: Kiểm tra dây đấu lên biến dòng điện (CT)

Phía thiết bị

Kiểm tra thông mạch (Continuous checking) lần lượt AN, BN, CN, AC, BC, AB

Phương pháp: Dùng vạn năng đo điện trở 2 phía hàng kẹp. Điện trở đo được gần đúng bằng

điện trở của cuộn dây CT: cỡ 0,5-1Ω.

Nếu điện trở lớn, dùng dụng cụ (tuốc–nơ–vít siết lại các ốc, vị trí nối) và thực hiện lại bước này.

Mục đích: Kiểm tra dây đấu về thiết bị bảo vệ, đo lường

Bước 4:Gạt khép con nối KIN – N

Phương pháp: Dùng vạn năng đo điện trở 2 phía hàng kẹp. Điện trở đo được gần đúng bằng điện trở của cuộn dây CT và đoạn dây nối: cỡ 0,5-2Ω.

Nếu điện trở lớn, dùng dụng cụ (tuốc–nơ–vít siết lại các ốc, vị trí nối) và thực hiện lại bước này

Mục đích: Kiểm tra thao tác gạt khép con nối KIN – N

Bước 5:Gạt khép con nối KIA – A, B – B, C – C

Kiểm tra thông mạch (Continuous checking) lần lượt hai phía A–A, B–B, C–C,

Mục đích: Kiểm tra thao tác gạt khép con nối KIA – A, B – B, C – C

Phương pháp: Dùng vạn năng đo điện trở 2 phía hàng kẹp. Điện trở đo được gần đúng bằng

điện trở của con nối KI: cỡ ≈ 0(Ω).

Nếu điện trở lớn, dùng dụng cụ (tuốc–nơ–vít siết lại các ốc, vị trí nối) và thực hiện lại bước này.

3.5. Mạch dòng ở ngăn lộ Transfer (100, 200)

Đối với mạch dòng của ngăn lộ Transfer (100, 200) ở sơ đồ biến dòng điện máy cắt (Busbar CT), mạch dòng của ngăn lộ Transfer được cộng với các ngăn lộ khác được thay thế qua các khóa chế độ chuyển mạch dòng hoặc qua các rơle chốt trạng thái hai cuộn dây (latching) được lặp lại qua các dao cách ly -9 tương ứng cho các bảo vệ so lệch (gồm bảo vệ so lệch dọc của đường dây F87L và bảo vệ so lệch của máy biến áp F87T).

Đối với ví dụ ở hình trên, các rơle chốt trạng thái K213, K215 được lặp lại qua trạng thái dao cách ly -9 (QL04) của ngăn lộ được thay thế. Khi dao cách ly -9 (QL04) của ngăn lộ đóng (ví dụ D03), rơle K213 sẽ tác động và chuyển lật mạch dòng từ ngăn Transfer sang ngăn RP3/D03. Việc kiểm tra mạch dòng cho các nhóm chuyển và cộng mạch dòng này cũng bao gồm việc kiểm tra đúng mạch, đo thông mạch, và thí nghiệm hiệu chỉnh cả rơle latching.

Một phần của tài liệu 4 BPTC chi tiết (ADB HNPC ST w01) cap luc (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w