Thí nghiệm rơle cắt và khóa: 1 Nguyên lý làm việc

Một phần của tài liệu 4 BPTC chi tiết (ADB HNPC ST w01) cap luc (Trang 107 - 109)

- Các trị số thí nghiệm phải đáp ứng tiêu chuẩn kháng oxi hóa dầu MBA nêu trong bảng

12. Thí nghiệm rơle cắt và khóa: 1 Nguyên lý làm việc

12.1. Nguyên lý làm việc

Khái niệm: Rơle cắt là một khí cụ điện dùng chủ yếu trong mạch điện bảo vệ rơle, các tiếp điểm của rơle khi làm việc sẽ cắt máy cắt hay khóa mạch đóng máy cắt.

Rơle cắt về cấu tạo tương tự như rơle trung gian nhưng thường có hai cuộn dây trong rơle (một cuộn để tác động, một cuộn để giải trừ) các tiếp điểm được làm chắc chắn chịu được dòng điện lớn hơn và thời gian rơle tác động nhanh hơn rơle trung gian thông thường (<10ms).

Hơn thế nữa khi rơle tác động các tiếp điểm của rơle luôn luôn giữ cố định muốn các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu phải giải trừ rơle bằng điện hay bằng cơ khí. Rơle cắt gồm: Mạch từ của nam châm điện, hệ thống tiếp điểm chịu dòng điện nhỏ (5A), vỏ bảo vệ và các chân ra tiếp điểm.

Nguyên lý hoạt động của rơle cắt tương tự như nguyên lý hoạt động của Contactor. Khi cấp điện áp bằng giá trị điện áp định mức vào hai đầu cuộn dây tác động của Rơle (ghi trên nhãn), lực điện từ hút mạch từ kín lại, hệ thống tiếp điểm chuyển đổi trạng thái và duy trì trạng thái này (tiếp điểm thường đóng hở ra, tiếp điểm thường hở đóng lại). Khi cấp điện áp bằng giá trị điện áp định mức vào hai đầu cuộn dây giải trừ của Rơle, lực điện từ hút mạch từ kín lại, hệ thống tiếp điểm chuyển đổi trạng thái đưa rơle về trạng thái ban đầu.

12.2. Hạng mục kiểm tra

- Kiểm tra bên ngoài rơle các mạch điện tử, cuộn dây, tiếp điểm. - Kiểm tra điện trở tiếp xúc tiếp điểm của rơle khi rơle tác động. - Kiểm tra điện áp tác động và trở về của rơle.

- Kiểm tra thời gian tác động của rơle.

- Kiểm tra cách điện các tiếp điểm và cuộn dây của rơle với đất.

- Kiểm tra cách đấu các tiếp điểm và cuộn dây của rơle trong sơ đồ nguyên lý.

12.3. Phương pháp thí nghiệm

- Nghiên cứu tài liệu rơle.

- Kiểm tra tình trạng bên ngoài của rơle: Đây là công đoạn đầu tiên khi tiến hành các thử nghiệm thiết bị điện. Với công đoạn này ta sẽ biết được các thông tin liên quan tới tình trạng thiết bị cần thử nghiệm cũng như các thông tin khác thông qua nhãn mác của thiết bị.

- Kiểm tra hệ thống cơ khí: Thông thường các loại rơle đầu ra thường được chế tạo bao gồm trục chuyển động, cuộn dây và các hệ thống lò xo liên quan. Việc kiểm tra này được tiến hành bằng tay và bằng mắt của người thử nghiệm.

- Kiểm tra phần điện của rơle:

+ Kiểm tra cách điện giữa các tiếp điểm của rơle, giữa các tiếp điểm với vỏ, trạng thái của các tiếp điểm.Kiểm tra cách điện cuộn dây với vỏ...

+ Đấu nối rơle vào sơ đồ thí nghiệm như hình. Trước khi đấu nối rơle vào sơ đồ thí nghiệm nên kiểm tra tình trạng của cuộn dây rơle:

+ Khởi động chức năng điện áp (đưa điện áp phù hợp với thông số kỹ thuật của rơ le).

+ Tăng điện áp thí nghiệm vào cuộn dây tác động cho đến khi rơle làm việc (ghi giá trị điện áp và kiểm tra các tiếp điểm thường đóng và thường mở).

+ Bỏ điện áp vào cuộn dây tác động , tăng điện áp thí nghiệm vào cuộn dây giải trừcho đến khi rơle làm việc (ghi giá trị điện áp và kiểm tra các tiếp điểm thường đóng và thường mở)

+ Điện áp tác động và giải trừ: Utđ ≥ 70%Uđm. - Việc thử nghiệm này phải được tiến hành ít nhất ba lần.

12.4. Tiêu chuẩn đánh giá

- Điện trở tiếp điểm của rơle khi làm việc (khi tiếp điểm khép hoặc khi tiếp điểm mở). - Khả năng chịu dòng của tiếp điểm.

- Điện áp khi rơle làm việc (theo tài liệu của rơle). - Thời gian khi tiếp điểm rơle làm việc.

Một phần của tài liệu 4 BPTC chi tiết (ADB HNPC ST w01) cap luc (Trang 107 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w