Tương tác KS trong mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa thành phố thanh hóa năm 2019 (Trang 66 - 68)

Trong các HSBA có sử dụng KS, có những trường hợp sử dụng 1 KS, có HSBA phối hợp KS, việc sử dụng KS đơn độc hay phối hợp được trình bày như sau:

57

Bảng 3.32. Kết hợp KS thường gặp trong mẫu nghiên cứu

Nhận xét:

Tỷ lệ HSBA dùng 1 KS là cao nhất 65,3% so với tổng HSBA được nghiên cứu. Tỷ lệ phối hợp 3 kháng sinh thấp chiếm 1,7%, phối hợp 2 kháng sinh 33% so với tổng HSBA khảo sát. Trong 173 HSBA được khảo sát thì có 57 HSBA phối hợp 2 KS và 3 HSBA phối hợp 3 KS trở lên; như vậy có 60 HSBA có phối hợp KS nói chung. Để đánh giá sự tương tác của các KS khi phối hợp, tra cứu tại https://www.drugs.com/interaction/list/?drug_list và tài liệu tương tác thuốc khi chỉ định thu được kết quả trong 60 HSBA phối hợp kháng sinh thì có 42 HSBA sảy ra tương tác, chi tiết trong bảng sau:

Bảng 3.33. Tỷ lệ và mức độ tương tác giữa các kháng sinh phối hợp

STT Tên KS 1 Tên KS2 Tên KS3 Tần suất Tỷ lệ %

I Tương tác mức độ 3 25 59,5 1. Amoxicillin + clavunalic Clarithromycin 8 19,0 2. Cefoperazon + Sulbactam Tobramycin 7 16,7 3. Cefoperazon Clarithromycin 6 14,3 4. Amoxicillin + sulbactam Clarithromycin 3 7,1 5. Cefoperazon + sulbactam Amikacin 1 2,4 II Tương tác mức độ 4 17 40,5 1. Cefotaxim Tobramycin 7 16,7 2. Amoxicillin + clavunalic Tobramycin 4 9,5 3. Cefotaxim Amikacin 3 7,1 4. Ceftriaxon Amikacin 2 4,8 5. Ceftriaxon Azithromycin Tobramycin 1 2,4

Tổng = (I) + (II) 42 100,0 TT Hoạt chất Số HSBA Tỷ lệ % 1. 1 kháng sinh 113 65,3 2. 2 kháng sinh 57 33 3. 3 kháng sinh trở lên 3 1,7 Tổng 173 100,0

58

Nhận xét

Có 42/60 HSBA phác đồ phối hợp KS có tương tác. Trong đó phác đồ phối hợp 2 KS có tương tác là 41/42 HSBA, phác đồ phối hợp 3 KS có tương tác là 1/42 HSBA.

Tương tác ở mức độ 3 có 25/42 HSBA chiếm 59,5% số HSBA, tương tác ở mức độ 4 40,5%. Theo khuyến cáo: ở mức độ 3 là mức cân nhắc nguy cơ/lợi ích, mức độ 4 là mức nguy hiểm, tuy nhiên hậu quả của tương tác này có thể đoán trước được nên nếu cần thiết phải phối hợp và dùng đường tiêm dài ngày phải theo dõi chức năng thận của bệnh nhân .

Có 1 trường hợp phối hợp 3 KS trong đó phối hợp giữa nhóm cephalosporin và azithromycin là hợp lý nhằm tăng tác dụng diệt khuẩn.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa thành phố thanh hóa năm 2019 (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)