Tổng liều DDD, DDD/ 100 ngày giường và chi phí DDD của nhóm kháng sinh beta – lactam là cao nhất: tổng liều DDD là 120.411; DDD/ 100 ngày giường là 149,1 và chi phí DDD là 2.577.498. Kết quả này tương đồng với bệnh viện đa khoa Hà đông năm 2017 với tổng liều DDD nhóm beta - lactam là 340.450,24 và DDD/100 ngày giường là 178,5 [24]. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với một số bệnh viện khác như Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí năm 2013 có DDD của nhóm betalactam là cao nhất 39,2 DDD [39]
Kết quả phân tích cho thấy cứ 100 bệnh nhân thì kháng sinh cefuroxim với 4 tên biệt dược được chỉ định cho khoảng 32 người bệnh, cao nhất về liều trong các KS nhưng giá trị tiêu thụ cho liều DDD của KS này là 294.180 đồng/ ngày, tỷ lệ giá trị tiêu thụ cho liều DDD so với các KS khác chưa phải là cao nhất, do KS này còn có dạng đường uống, giá thành thấp. KS có DDD/100 ngày giường cao thứ 2 là amoxicilin được chỉ định cho khoảng 29 bệnh nhân nhưng giá trị tiêu thụ cho liều DDD của amoxicilin lên đến 1.334.586 đồng/ ngày, tức là cứ
65
100 bệnh nhân thì có khoảng 29 bệnh nhân được dùng hoạt chất này. Đặc biệt với KS ofloxacin được chỉ định cho chỉ khoảng 3 bệnh nhân nhưng giá trị tiêu thụ cho liều DDD là 506.000 đồng/ ngày; có thể nói trong toàn bộ KS đường tiêm, tiêm truyền thì KS ofloxacin có DDD/ ngày giường tương đối thấp nhưng giá trị tiêu thụ cho liều DDD lại cao thứ 3. So với hoạt chất có cùng tác dụng và thế hệ sau có nhiều ưu việt hơn là hoạt chất ciprofloxacin (DDD/ 100 ngày giường khoảng 17 và giá trị cho 1 liều DDD là 254.824 đồng) thì đây là KS có giá thành cao. Tuy bệnh viện đã sử dụng với số lượng thấp nhưng cần lựa chọn chặt chẽ hơn nữa các KS cùng nhóm hoạt chất có giá thành thấp hơn để giảm giá trị đơn liều.