Một số chỉ số liên quan trong Hồ sơ bệnh án

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa thành phố thanh hóa năm 2019 (Trang 75 - 76)

- Tần suất nhóm bệnh tập trung chủ yếu là nhóm bệnh đường hô hấp với 5.110 lượt chỉ định chiếm 27,6%, tiếp theo là nhóm bệnh hệ tiêu hóa với 520 lượt chỉ định chiếm 10,2%, thấp nhất là nhóm dị tật bẩm sinh, biến dạng và bất thường về nhiễm sắc thể chỉ 0,2% tổng số HSBA có sử dụng kháng sinh. Điều này hoàn toàn phù hợp với mô hình bệnh tật của bệnh viện và tỷ lệ tiền dùng thuốc KS trong danh mục thuốc nội trú năm 2019.

Phân tích nhóm bệnh hô hấp nhận thấy các bệnh viêm phổi chiếm tỷ lệ cao nhất trên tổng chi phí của kháng sinh điều trị của nhóm bệnh này, cụ thể giá trị sử dụng là 374.391.225 VNĐ, chiếm đến 39,7% tổng GTSD kháng sinh.

- Cơ cấu chi phí thuốc kháng sinh trong điều trị:

Chi phí sử dụng cho KS là một trong những chi phí cao nhất trong các nhóm thuốc được sử dụng tại BVĐKTP Thanh Hóa. Việc điều trị bằng KS không phù hợp, kê đơn nhiều hơn 1 loại KS khi không cần thiết, kê đơn liều cao hơn hoặc thời gian điều trị lâu hơn với yêu cầu, tỷ lệ kê đơn KS đắt tiền khi có sẵn các KS cùng nhóm tác dụng….là những nguyên nhân làm gia tăng chi phí sử dụng KS. Chi phí trung bình KS sử dụng/HSBA tại mẫu nghiên cứu chiếm 71,9% so với tiền thuốc. Chi phí KS sử dụng nhiều nhất/HSBA là: 3.795.700 VNĐ bên cạnh

66

đó chi phí KS sử dụng ít nhất chỉ có 15.200 VNĐ chủ yếu của bệnh nhân dùng thuốc KS đường uống chi phí thấp. Chi phí KS trong bệnh án nghiên cứu trung bình là 867.936 VNĐ cao hơn với kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện đa khoa khu vực Long Thành tỉnh Đồng Nai là 489.057 VNĐ[35], tương đương so với bệnh viện C Thái Nguyên là 854.732 VNĐ, thấp hơn bệnh viện Quân Y 354 năm 2017 là 2.068.919 VNĐ [20], [42]. Nhìn chung chi phí KS bình quân điều trị VPMPCĐ cho bệnh nhân nội trú khá cao so với tổng tiền thuốc, vì tâm lý bác sỹ và người bệnh khi nhập viện điều trị nội trú đều có xu hướng dùng thuốc tiêm, giá thành cao. Đây cũng là một trong các nguyên nhân làm tăng chi phí trong điều trị.

- Số ngày điều trị trung bình và số ngày điều trị KS trung bình trong nghiên cứu lần lượt là 11,5 ngày và 10,3 ngày. Các chỉ số này cao hơn so với bệnh viện đa khoa huyện Hà Đông năm 2017 là 9,5 ngày và 7,6 ngày [24], bệnh viện đa khoa Hoàn Hảo tỉnh Bình Dương năm 2017 là 9,3 ngày và 8,1 ngày [44]. Nhìn chung các các chỉ số của nghiên cứu trên là hợp lý, theo tài liệu “hướng dẫn sử dụng kháng sinh” của Bộ Y tế với nguyên tắc thời gian dùng kháng sinh từ 7 đến 10 ngày nếu do các tác nhân gây viêm phổi điển hình, 14 ngày nếu do các tác nhân không điển hình, trực khuẩn mủ xanh. Tuy nhiên, để đánh giá thời gian điều trị KS có hợp lý hay không còn tùy thuộc vào từng loại KS sử dụng, mục đích, mục tiêu điều trị. Có thể nói, đa số bệnh nhân đáp ứng với phác đồ điều trị kháng sinh tại bệnh viện nên thời gian điều trị không quá dài. Số ngày sử dụng kháng sinh dài nhất lên đến 18 ngày gặp trong trường hợp nhiễm bệnh do các tác nhân không điển hình.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng sử dụng thuốc kháng sinh trong điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa thành phố thanh hóa năm 2019 (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)