Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Điều tra, phỏng vấn là phương pháp điều tra thực tế bằng cách hỏi, phỏng vấn những người trực tiếp liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Trong giới hạn của luận văn sẽ tiến hành phỏng vấn một số hộ dân, người thu gom trực tiếp và tiến hành điều tra công tác quản lý CTRSH thông qua các văn bản, quy định ban hành cùng một số cách thức tuyên truyền người dân. Cách thức điều tra, phỏng vấn là hỏi trực tiếp bằng các phiếu điều tra. Một số phiếu điều tra được lập như sau:
+ Lập phiếu điều tra phỏng vấn người dân một số nội dung sau như lượng rác thải phát sinh; ước lượng thành phần và khối lượng của CTR sinh hoạt; lệ phí thu gom rác thải; cách thức thu gom… Mỗi xã tiến hành phỏng vấn 30 hộ dân; Tổng số phiếu điều tra các hộ dân là 90 phiếu.
+ Lập phiếu điều tra người trực tiếp thu gom một số nội dung như cách thức thu gom CTRSH từ hộ gia đình, thái độ của người dân trong việc đổ rác, mức độ đồng tình với cấp quản lý cao hơn trong công tác quản lý CTRSH. Mỗi xã tiến hành phỏng vấn từ 2 - 3 người trực tiếp thu gom rác; Tổng số phiếu điều tra người thu gom rác là 9 phiếu.
+ Lập phiếu điều tra người quản lý trực tiếp công tác thu gom, vận chuyển CTRSH với một số nội dung sau: số lượng tổ thu gom, các tuyến thu gom, cách thức quản lý, bãi tập kết rác thải… để biết được thực trạng thu gom, vận chuyển CTRSH từng xã và thị trấn. Mỗi xã và thị trấn tiến hành phỏng vấn 01 cán bộ chuyên trách của xã hoặc thị trấn về công tác môi trường. Tổng số phiếu điều tra cán bộ là 3 phiếu.
+ Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu điều tra. Tiến hành phỏng vấn/điều tra theo từng tổ dân phố hoặc xóm.
- Nội dung điều tra bao gồm:
+ Thông tin môi trường được biết đến.
+ Thực trạng phân loại, thu gom, quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn hiện nay.
+ Khả năng nhận thức về phân loại và công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở địa phương.
+ Phương pháp điều tra theo bảng hỏi (Mẫu phiếu điều tra xem phần phụ lục)