Điều tra đánh giá sự hiểu biết của nhà quản lý, công nhân thu gom, hộ gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2016 2019​ (Trang 57 - 59)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.2.3. Điều tra đánh giá sự hiểu biết của nhà quản lý, công nhân thu gom, hộ gia

gom, hộ gia đình đối với công tác quản lý rác thải sinh hoạt

* Nhà quản lý

Phòng tài nguyên – môi trường đã có hợp đồng với HTX dịch vụ môi trường Đồng Tâm để thu gom CTRSH, đơn vị này có chức năng nhiệm vụ tổ chức thu gom rác thải tại các xã đã có tổ thu gom rác thải và hướng dẫn các xã, thị trấn còn lại trong huyện tổ chức thành lập tổ vệ sinh môi trường và đăng ký xe chở rác của huyện xuống chở. Điều đó cho thấy các nhà quản lý đã có cái nhìn đúng về tính bức thiết của môi trường hiện nay, cũng đồng nghĩa với việc họ cho mọi người thấy họ có quan tâm đến môi trường.

* Người thu gom

Theo kết quả phỏng vấn người thu gom rác thải của các thôn họ đều phản ánh là nhận được mức lương chưa thỏa đáng, mức lương cho các cán bộ công nhân đi thu gom trung bình từ 3.000.000 – 4.000.000. Ngoài lương ra họ chưa có chế độ đãi ngộ nào ngoài 1 thẻ bảo hiểm y tế/ năm, 1 chổi, 1 xẻng, 2 bộ quần áo bảo hộ lao động, 1 đôi ủng, 2 đôi găng tay, 5 khẩu trang, 1 xe đẩy rác 400 lít, trong khi đó họ phải tiếp xúc với mùi hôi thối từ rác thải.

Khi được hỏi về ý thức của người dân có tới 90% người dân trong xã, nơi có tổ thu gom đã dân chấp hành tốt việc đổ rác đúng nơi quy định, bên cạch đó vẫn có hành vi đổ rác ra những nơi công cộng một cách bừa bãi không đúng nơi quy định.

* Hộ gia đình.

- Mức phí vệ sinh hàng tháng: Các xóm trên địa bàn thị trấn hoặc xã đều thu mức phí chi trả cho công tác thu gom và xử lý rác thải. Các xã và thị trấn tổ chức thu theo hộ gia đình, trong đó tổ chức thu 12.000đ/hộ, ngoài ra thu trường học là 20.000, các hộ sản xuất, kinh doanh cũng thu với giá cao hơn thu các hộ gia đình. Tuy nhiên có một vài hộ lại không đóng phí vệ sinh vì cho rằng họ không có mấy rác thải và họ có thể tự xử lý được không cần thu gom.

9%

64%

27%

Cao Phù hợp Hơi thấp

+ Địa điểm thường xuyên đổ rác: Kết quả điều tra và khảo sát thực tế cho thấy địa điểm thường xuyên đổ rác của các hộ gia đình phụ thuộc rất nhiều vào thói quen của người dân, quy định chung của từng xóm. Nhìn chung các hộ gia đình thường để rác ở khu vực xung quanh nhà mình như trước ngõ, lề đường nơi xe đẩy rác đi qua... sau đó có người đến thu gom. Tuy nhiên vẫn có các trường hợp đổ rác sai quy định, tiện đâu đổ đó.

+ Ý kiến của người dân về chất lượng của dịch vụ thu gom rác thải:

13%

60% 27%

tốt trung bình chưa tốt

Một phần nhỏ số người được hỏi phản ánh thái độ của người thu gom còn chưa tốt, chỉ thu gom rác của các hộ gia đình để ở túi nylon, xô hoặc bao tải, không quét dọn đường làng, ngõ xóm và rác rơi vãi…

Như vậy, công tác thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định cần phải khắc phục.

Hình 3.10 Đánh giá của người dân về mức thu phí tại

các xã và thị trấn (Nguồn: Kết quả phỏng vấn

người dân về mức thu phí)

Hình 3.11 Đánh giá của người dân về chất lượng thu

gom RTSH

3.3. Dự báo phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện Đồng Hỷ năm 2025.

Khả năng phát sinh rác thải trong tương lai phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố: sự gia tăng dân số, sự phát triển của đô thị, phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại và mức sống của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2016 2019​ (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)