Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2016 2019​ (Trang 35 - 39)

3. Ý nghĩa của đề tài

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý.

Huyện Đồng Hỷ là một huyện miền núi nằm ở vùng trung du miền núi phía Đông Bắc của tỉnh Thái Nguyên. Địa phận huyện Đồng Hỷ trải dài từ 21032’ đến 21051’ độ vĩ bắc, 105046’ đến 106004’ độ kinh đông.

Ranh giới hành chính trong huyện được phân chia theo các hướng chính như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên và huyện Chợ Mới – tỉnh Bắc Kạn;

- Phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình. - Phía Tây giáp huyện Phú Lương và thành phố Thái Nguyên. - Phía Đông giáp huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

Huyện có diện tích 427,73km2, dân số khoảng 89.515 người. Toàn huyện có 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm 2 thị trấn: Trại Cau, Sông Cầu; có 13 xã: Cây Thị, Hóa Thượng, Hóa Trung, Hòa Bình, Hợp Tiến, Khe Mo, Minh Lập, Nam Hòa, Quang Sơn, Tân Lợi, Tân Long, Văn Hán, Văn Lang.

Nhờ có vị trí địa lý liền kề với trung tâm TP.Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, đô thị, công nghiệp và dịch vụ và giáo dục – đào tạo của cả vùng trung du miền núi nên huyện có điều kiện thuận lợi để: Thu hút đầu tư phát triển một số ngành công nghiệp chế biến, các dịch vụ phục vụ sản xuất kinh doanh; phát triển nguồn lao động chất lượng cao. Thuận lợi trong giao lưu, vận chuyển và trao đổi hàng hoá để đẩy nhanh tốc độ sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ với các trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội, Hải Phòng và với các vùng kinh tế năng động khác thông qua quốc lộ 1B, quốc lộ 17, đường sắt...

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo.

Đồng Hỷ có địa hình mang đặc điểm chung của vùng miền núi, địa hình chia cắt, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam, độ cao trung bình 80 m so với mặt nước biển và phân thành 3 vùng rõ rệt:

- Vùng Đông Bắc: Có địa hình núi cao, chia cắt mạnh, tạo ra nhiều

khe suối hiểm trở, có độ cao trung bình khoảng 120 m so mới mực nước biển. Đất đai vùng này chủ yếu được sử dụng cho mục đích phát triển lâm nghiệp, cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi đại gia súc.

- Vùng Tây Nam: Có địa hình đồi núi thấp, xen kẽ các cánh đồng, độ

cao trung bình dưới 80 m so với mực nước biển. Đất đai thích hợp cho phát triển các cây lương thực, cây công nghiệp.

- Vùng ven sông Cầu: Là vùng có địa hình thấp, tương đối bằng

phẳng, nhiều cánh đồng rộng lớn, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp.

Nhìn chung, đặc điểm địa hình của huyệ Đồng Hỷ tạo thuận lợi cho phát triển các vùng cây công nghiệp (chè) và cây lâm nghiệp phục vụ công nghiệp chế biến nông lâm sản. Tuy nhiên, địa hình chia cắt gây cũng gây khó khăn cho Huyện trong giao thương nội huyện, tăng suất đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu.

Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm và có lượng mưa khá phong phú, mang tính chất chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam. Khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hướng gió chủ đạo Đông - Bắc. Vào mùa này, thời tiết khô hanh, lạnh, ít mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm, hướng gió chủ đạo Nam và Đông - Nam. Thời gian này thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.

* Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí; đồng thời nó có liên quan đến quá trình bay hơi của các chất hữu cơ. Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí là những yếu tố gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe người lao động và môi trường xung quanh. Tại khu vực triển khai dự án nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là:

+ Nhiệt độ trung bình nhiều năm: 24,13 oC.

+ Nhiệt độ cao nhất trung bình của tháng nóng nhất: 29,5oC (tháng 06). + Nhiệt độ thấp nhất trung bình của tháng lạnh nhất: 16,6oC (tháng 01). Nhiệt độ trung bình năm 2015 ở mức cao hơn trị số nhiệt độ TB nhiều năm.

* Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí là một trong những yếu tố cần thiết khi đánh giá mức độ tác động tới môi trường không khí của dự án. Đây là tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát tán, lan truyền các chất gây ô nhiễm.

Tại khu vực có:

- Độ ẩm tương đối trung bình tháng của không khí trong các năm: 80,8% - Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất (tháng 4): 83,2%

- Độ ẩm tương đối trung bình tháng thấp nhất (tháng 12): 75,1%

* Lượng mưa

Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải lỏng, nó kéo theo các hạt bụi và hòa tan một số chất độc hại trong không khí rồi rơi xuống đất, có khả năng gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nước.

Lượng mưa trên toàn khu vực được phân bổ theo 2 mùa: mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tăng dần từ đầu mùa tới giữa mùa đạt tới cực đại vào tháng 7, tháng 8 (tháng nhiều bão nhất trong vùng), mùa khô (ít mưa) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

- Lượng mưa trung bình nhiều năm: 153,2 mm. - Số ngày mưa trong năm: 150 - 160 ngày.

- Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất: 333,6 mm (tháng 8). - Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất: 30,4 mm (tháng 2).

* Tốc độ gió và hướng gió

Do ảnh hưởng của hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á và địa hình nên hướng gió thay đổi theo mùa rõ rệt. Mùa đông thịnh hành hướng gió Đông Bắc hoặc hướng Bắc. Mùa hạ chủ yếu là hướng gió Đông - Nam hoặc hướng Nam.

* Nắng và bức xạ mặt trời

Nắng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt trong vùng, qua đó ảnh hưởng đến quá trình phát tán cũng như biến đổi các chất ô nhiễm. Chế độ nắng liên quan chặt chẽ với chế độ bức xạ và tình trạng mây. Vào tháng 2 và tháng 3, tổng lượng bức xạ thấp, bầu trời u ám, nhiều mây nhất trong năm nên số giờ nắng là ít nhất trong năm, chỉ khoảng từ 83 - 88 giờ nắng. Sang tháng 4 trời ấm lên, tổng số giờ nắng lên tới 112 giờ.

3.1.1.4. Hệ thống thủy văn

Địa hình chia cắt mạnh tạo cho Đồng Hỷ có hệ thống sông suối, ao hồ phong phú. Phần lớn sông suối ở huyện đều bắt nguồn từ khu vực núi cao phía Bắc và Đông Bắc sông Cầu, mật độ sông suối bình quân 0,2 km/km2.

Nhìn chung, hệ thống sông, suối của huyện phần lớn có độ dốc lớn, lưu lượng nước thiếu ổn định, khả năng giữ nước hạn chế. Đây là nguyên nhân hạn chế đến việc đầu tư khai thác nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất. Trong tương lai, cần đầu tư xây dựng các hệ thống phai, đập, hồ chứa nước đa mục tiêu nhằm dự trữ nước chống hạn hán mùa khô.

(Nguồn Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên) 3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên.

a. Tài nguyên đất

Nhìn chung, thổ nhưỡng đất của Đồng Hỷ khá đa dạng, đất có độ dốc nhỏ hơn 80 khoảng 7.000 ha thích hợp cho trông cây hàng năm; diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày khoảng 4.500 ha; còn lại chủ yếu cho phát triển lâm nghiệp.

b. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Được cung cấp bởi mạng lưới sông, suối, trong

chủ yếu là sông Cầu, suối Linh Nham, suối Thác Lạc, suối Ngàn Me... Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn hàng trăm sông, suối, ao hồ, đập chứa, kênh... Tuy nhiên, phần lớn mặt nước các sông, suối đều thấp hơn mặt bằng đất canh tác nên hạn chế đáng kể tới khả năng khai thác sử dụng diện tích đất này vào sản xuất.

- Nguồn nước ngầm: Qua điều tra sơ bộ cho thấy đã có nhiều khu vực

được nhân dân khai thác và sử dụng tương đối hiệu quả phục vụ sinh hoạt. c. Tài nguyên khoáng sản

Đồng Hỷ nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Qua điều tra, tìm kiếm và thăm dò địa chất đã phát hiện được nhiều mỏ và các điểm mỏ trên địa bàn.

Nhìn chung, tài nguyên khoáng sản ở Đồng Hỷ khá phong phú và có trữ lượng lớn tạo cho Huyện trong phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng....

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên giai đoạn 2016 2019​ (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)