Văn hóa, giáo dục, y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng (2000 2013) (Trang 31 - 33)

6. Bố cục của luận văn

1.4.2. Văn hóa, giáo dục, y tế

Về Giáo dục và đào tạo, trong giai đoạn 2000 - 2013, do được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước với các chương trình kiên cố hóa trường lớp học, cơ sở vật chất các trường học được xây dựng khang trang hơn. “Năm 2013, ở Bảo Lạc không còn lớp học tranh tre dột nát. Toàn huyện có 03 trường trung phổ thông cơ sở, 21 trường tiểu học, 15 trường trung học cơ sở và 15 trường mầm non” [9,tr.198]. Đội ngũ giáo viên giảng dạy ở các xã dặc biệt khó khăn

được hưởng chế độ thu hút vì vậy các giáo viên yên tâm công tác. Chất lượng dạy và học hàng năm được nâng lên.

Về mạng lưới y tế: Huyện có 01 trung tâm y tế, 01 bệnh viên Đa khoa và 04 phòng khám đa khoa khu, 01Trung tâm dân số kế hoạch hóa gia đinh, 17 trạm y tế thuộc các xã, thị trấn với tổng số 138 giường bệnh. Số bác sỹ tính toàn huyện là 24 bác sỹ, các trạm Y tế ở 17 xã, thị trấn đều có bác sỹ. Ngành y tế có nhiều nỗ lực trong việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như: Việc đầu tư trang thiết bị máy móc để đáp ứng tiến bộ khoa học công nghệ còn hạn chế, đội ngũ cán bộ trong ngành chuyên môn chưa cao đặc biệt là ở các trạm y tế xã nên việc quá tải cho bệnh viên đa khoa trung tâm còn thường xuyên xảy ra. Nhân dân còn gặp nhiều khó khăn trong việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nói chung.

Ngành Văn hóa Thông tin đã tổ chức thành công lễ kỷ niệm các ngày lễ lớn, các lễ hội của địa phương. Tổ chức thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Về phong trào thể thao trên phạm vi toàn huyện được duy trì và nhân dân tích cực tham gia. Tính đến năm 2010 toàn huyện có 22 câu lạc bộ thể dục thể thao, có 01 nhà thi đấu thể thao, có 25 sân đá bóng, 74 sân cầu lông, bóng chuyền, 03 nhà thi đấu tập luyện. Các cơ sở này đều là nhỏ lẻ do nhân dân tự làm là chủ yếu. Nhìn chung cơ sở vật chất và các thiết chế đáp ứng cho các nhu cầu hoạt động thể dục, thể thao từ huyện đến cơ sở còn quá thiếu thốn, hơn nữa do đặc thù của huyện diện tích quá rộng, giao thông đi lại gặp nhiều khó khăn nhất là trong mùa mưa. Song song với những khó khăn trên, đời sống dân sinh toàn huyện còn thấp nên điều kiện phát triển văn hóa - thể thao còn hạn chế.

Về trật tự, an ninh: Là một huyện biên cương miền núi, có nhiều dân tộc cùng sinh sống, đi lại khó khăn do đường xã, địa hình hiểm trở nên Bảo Lạc là một trong những địa bàn trọng điểm mà các thế lực thù địch tăng

cường truyền đạo trái phép. Trong những năm 2001 - 2005, hoạt động truyền đạo trái phép diễn biến phức tập trên địa bàn huyện. Các đối tượng cầm đầu câu kết với nhau truyền đạo trái phép thông qua các băng, địa, đài phát thanh tiếng Mông, Dao và sách thánh Tin Lành. Ở một số xóm đã thành lập các hội Thánh Tin Lành như xóm Lũng Cuỗng (Cô Ba), xóm Cốc Chom (Bảo Toàn), xóm Nặm Xíu (Hưng Đạo). “Toàn huyện có 62/222 xóm diễn ra tình trạng truyền đạo trái phép với 5.645 người theo đạo trái phép. Đặc biệt, còn có một số cán bộ cơ sở theo đạo, trong đó có 1 đảng viên và 19 trường hợp thuộc chức danh khác” [2, tr.299].

Trước tình hình đó, được sự chỉ đạo của cấp trên, Ủy ban Nhân dân huyện đã xác định vấn đề dân tộc, tôn giáo là vấn đề nhạy cảm nên chỉ đạo các cấp Ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng nắm bắt tình hình, tích cực vận động, tuyên truyền để đồng bào dân tộc thiểu số hiểu rõ chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước. Nhờ sự tích cực của cán bộ, đảng viên mà nhiều hộ gia đình là người Mông, Dao vốn nghe theo kẻ xấu nay trở lại theo phong tục tập quán, nếp sống văn hóa của dân tộc, không nghe theo luận điệu của Thìn Hùng, Vàng Chứ.

Nhờ làm tốt công tác an ninh nên chủ quyền biên giới quốc gia được giữ vững. Nhân dân các dân tộc của hai bên dọc biên giới đi lại thăm hỏi, trao đổi hàng hóa thuận tiện. Tuy nhiên, trên tuyến biên giới vẫn diễn ra nhưng hiện tượng ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng của địa phương như: vẫn xảy ra một số diểm tranh chấp và một số vụ xâm nhập vào nước ta phá hoại mùa màng. Tình hình xuất nhập cảnh trái phép và buôn lậu qua biên giới vẫn diễn ra. Việc truyền đạo Tin Lành vẫn diễn biến phức tạp ở nhiều địa bàn thuộc vùng đồng bào Mông, Dao, Sán Chay. Hiện tượng buôn bán phụ nữ qua biên giới gia tăng. Các tệ nạn xã hội có chiều hướng phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện bảo lạc, tỉnh cao bằng (2000 2013) (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)