6. Bố cục của luận văn
2.4.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về
hộ nghèo còn từ chối sự giúp đỡ, đầu tư của chương trình. Tư tưởng lạc hậu trong cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày. Sinh nhiều con, trọng nam khinh nữ. Các hộ nghèo thường dễ bị tổn thương, bởi những khó khăn hàng ngày và những biến động thường xảy ra đối với cá nhân, gia đình hay cộng đồng.
2.4. Các giải pháp thực hiện xóa đói, giảm nghèo
2.4.1. Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về xóa đói giảm nghèo giảm nghèo
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo đói ở huyện Bảo Lạc, nhưng chủ yếu được chia thành hai nhóm nguyên nhân chủ quan và khách quan. Trong đó nhóm nguyên nhân chủ quan (thiếu kinh nghiệm sản xuất, không biết làm ăn, lười lao động, mắc các tệ nạn xã hội) chiếm đến 30%. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức về xóa đói giảm nghèo cho nhân dân, đặc biệt là đối với bản thân người nghèo, hộ nghèo là quan trọng.
Để nâng cao nhận thức cho các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức và người dân về trách nhiệm vượt nghèo vươn lên làm giàu, Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo của huyện Bảo Lạc và các đoàn thể, các hội như Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh... từ huyện đến cơ sở chức các hoạt động tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xóa đói giảm nghèo; tăng cường các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường thông tin hai chiều về thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo từ xóm/bản - xã - đến huyện và ngược lại; tổ chức các nhóm tự nguyện giúp người nghèo vượt nghèo, như: nhóm tương trợ vượt nghèo, nhóm tự quản sử dụng nước sạch, nhóm hợp tác người nghèo… để tự giúp nhau vươn lên thoát nghèo bền vững; tổ chức các lớp tập huấn tại trung tâm học tập cộng đồng để tập huấn khoa học kỹ thuật cho cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo và trực tiếp người nghèo, hộ nghèo.