Các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên Nhà máy Sữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên nhà máy sữa thống nhất (Trang 68 - 69)

Thống Nhất

Kết quả nghiên cứu đã nhận diện 6 yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên Nhà máy sữa Thống Nhất. Các yếu tố này bao gồm (1) Danh tiếng và hình ảnh Công ty; (2) Lương, thưởng; (3) Sự công nhận; (4) Bản chất công việc; (5) Mối quan hệ với cấp trên và (6) Cơ hội phát triển nghề nghiệp.

Kết quả trên cho thấy, đối với nhân viên Nhà máy Sữa Thống Nhất yếu tố tài chính không phải là yếu tố tác động mạnh nhất đến động lực làm việc của họ. Trái lại yếu tố phi vật chất (Sự thành công của Công ty) mới là yếu tố quan trọng nhất. Điều này chỉ ra rằng, bên cạnh yếu tố tài chính, Công ty Vinamilk và Nhà máy Sữa Thống Nhất cần tập trung vào việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu Công ty để góp phần thúc đẩy, tạo động lực làm việc cho nhân viên.

Sự tác động mạnh mẽ của yếu tố Danh tiếng và hình ảnh Công ty có thể là do:

- Sự thành công và danh tiếng của Vinamilk khiến nhân viên cảm thấy tự hào khi là một phần của Công ty hàng đầu trên thị trường. Sự tự hào sẽ thôi thúc người lao động làm việc và cống hiến.

- Hiệu quả của hoạt động tuyên truyền, xây dựng hình ảnh Vinamilk cũng như sự thấu hiểu tầm nhìn, sứ mệnh, các giá trị cốt lõi, mục tiêu và định hướng phát triển của Công ty.

- Đội ngũ lao động có độ tuổi cao và đã gắn bó lâu dài với Nhà máy nên hình ảnh Công ty trở thành yếu tố quan trọng đối với họ.

- Sự thành công của Công ty ảnh hưởng đến lương, thưởng của người lao động.

Ngoài Danh tiếng và hình ảnh Công ty thì Lương, thưởng vẫn là yếu tố quan trọng. Điều này phù hợp vì phần lớn nhân viên Nhà máy là nam và đã kết hôn, do đó đối với họ tài chính là yếu tố quan trọng để đảm bảo cuộc sống gia đình. Không những vậy Lương, thưởng còn được xem là sự đánh giá của Công ty và Nhà máy đối với năng lực và sự cống hiến của nhân viên.

Ngoài ra nhân viên cũng quan tâm đến công việc và sự công nhận của cấp quản lý đối với năng lực và kết quả làm việc của họ. Qua đó Nhà máy cần thiết kế công việc hợp lý, tạo môi trường làm việc thuận lợi và giúp nhân viên cảm nhận được giá trị của Sự công nhận.

Yếu tố Cơ hội phát triển nghề nghiệp được cho là ít ảnh hưởng nhất, có thể là do cơ cấu bộ máy ổn định, cơ hội thăng tiến không nhiều hoặc quá trình đào tạo, phát triển chưa hiệu quả. Mặt khác có thể do sự gắn bó lâu dài của nhân viên với Nhà máy làm giảm vai trò của yếu tố này. Điều này cho thấy Nhà máy cần tập trung hơn nữa vào vấn đề đào tạo nhân viên và tạo cơ hội cho họ phát triển bản thân và thăng tiến trong nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên nhà máy sữa thống nhất (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)