Phát triển mô hình nhà cung cấp dịch vụ thứ ba (3PL) và chuyên gia Logistics

Một phần của tài liệu Trung tâm Logistics và định hướng phát triển cảng biển Việt Nam thành trung tâm Logisticsa (Trang 67 - 70)

D. Đầu tư cơ sở hạ tầng có liên quan đến trung tâm Logistics

E.Phát triển mô hình nhà cung cấp dịch vụ thứ ba (3PL) và chuyên gia Logistics

Logistics

Mục tiêu: để nâng cao chất lượng dịch vụ Logistics của các nhà cung cấp và để phát triển một lực lượng lao động vững chắc trong hoạt động Logistics.

Trong nhiều trường hợp, hoạch định chính sách trong lĩnh vực Logistics tập trung vào những nhân tố “cứng” thay vì nhân tố “mềm”. Đặc biệt, hệ thống các cảng ở Việt Nam chưa đầu tư thích đáng để phát triển các yếu tố “mềm” này, chẳng hạn như chính sách để nâng cao trình độ nghiệp vụ và nguồn nhân lực trong ngành Logistics. Những yếu tố “mềm” này đã trở nên quan trọng từ cuối những năm 1990. Để kinh doanh trên thị trường nước ngoài, MNCs cần vốn để xử lý nhiều yếu tố khác nhau, trong đó kể cả môi trường kinh tế mới và nhiều yếu tố không điều chỉnh được, luật pháp, tục lệ, xã hội, giá trị đạo đức, chuẩn mực đối xử, cấu trúc thị trường cũng như mức độ dịch vụ mong muốn và chất lượng thông tin. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu của những công ty toàn cầu, việc nâng cao chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp dịch vụ Logistics, phát triển lực lượng lao động vững vàng trong hoạt động Logistics chuyên nghiệp là hết sức cấp thiết. Hà Lan và Singapore, 2 trung tâm Logistics lớn nhất của Châu Âu và Châu Á đã giải quyết hết sức tốt vấn đề này.

Bước 1: xúc tiến dịch vụ Logistics chuyên nghiệp bằng cách thu hút 3PL toàn cầu cho các trung tâm Logistics trong cảng.

Hiện tại hệ thống sản xuất và phân phối dựa nhiều vào việc thuê ngoài dịch vụ Logistics và trong tương lai xu hướng này vẫn tiếp tục. Những nhà cung cấp dịch vụ chuyên biệt, được gọi là nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba (3PL) cung cấp cho những công ty toàn cầu nhiều thuận lợi, bao gồm việc giảm yêu cầu đầu tư vốn, giảm vốn luân chuyển và cho phép thâm nhập vào thị trường mới với ít vốn hơn. Nhu cầu của việc bảo đảm tính ổn định, vững chắc và linh hoạt đã dẫn đến một kết quả tất yếu là các công ty sử dụng mô hình 3PL trong tất cả các hoạt động Logistics không ngừng tăng

Trang 67

lên. Ở Châu Âu, 3PL chiếm 65% dịch vụ Logistics (1997). Ở Mỹ, việc sử dụng 3PL đạt đến mức cao từ giữa những năm 1990, chiếm hơn 50% hoạt động Logistics.

Bảng sau đây cho chúng ta thấy được chức năng của 3PLs, những chức năng này được xem là nhà cung cấp dịch vụ trọn gói. Theo cách đó, việc đảm bảo rằng tất cả các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu phải được giải quyết hiệu quả. Nhà cung cấp dịch vụ 3PL ở Hà Lan và Singapore đưa ra một hệ thống các dịch vụ có thể bổ sung cho các nhu cầu riêng biệt và khả năng của những công ty toàn cầu.

Chất lượng của dịch vụ 3PL được xem là một trong các yếu tố quan trọng để thu hút nhiều Logistics center mới ở các nước. Cùng với xu hướng này, chúng ta phải thu hút và phát triển các nhà cung cấp dịch vụ phục vụ hiệu quả yêu cầu của khách hàng mới thu hút được các công ty toàn cầu đến thành lập Logistics center của họ trong khu vực.

Liên quan đến 3PLs, cần phải có nỗ lực để phân biệt các công ty mà có tiềm năng lớn nhất trong hoạt động của trung tâm Logistics và xúc tiến 3PL trong nước.

Một sự thật là Việt Nam còn thiếu ngành 3PL chuyên nghiệp, sự thành công trong tương lai của trung tâm Logistics phụ thuộc rất nhiều vào việc phát triển ngành 3PL.

Xếp hạng dịch vụ cung cấp bởi 3PLs Cổđiển Những dịch vụ cao cấp Những dịch vụ trọn gói Quản lý kho hàng Vận chuyển Gửi hàng Chứng từ giao hàng Thủ tục hải quan Nhận hàng và đóng gói Lắp ráp/đóng gói Gửi trả hàng Dán nhãn: giá và mã vạch Sổ nhập xuất hàng Quy trình chế biến Hoạch định quy trình chế biến Hệ thống thông tin Lập hóa đơn Thanh toán

Trang 68

Tư vấn Logistics Theo dõi giao hàng

Lập kế hoạch nguyên liệu

Bước 2: chuẩn bị một hệ thống đào tạo và huấn luyện hiệu quảđể không những tạo ra chuyên gia Logistics được trang bị SCM, IT, giỏi ngoại ngữ mà còn tạo ra lực lượng lao động có trình độ và có kiến thức về kĩ thuật.

Mỗi cảng trên thế giới đặt trước những nỗ lực to lớn nhằm xây dựng cơ sở hệ thống thông tin và đào tạo nhân sự cho nền kinh tế tri thức. Chỉ có những cảng được trang bịđội ngũ tri thức mới duy trì được vị thế cạnh tranh. Cảng biển Việt Nam chỉ có đạt được mục đích trở thành các trung tâm Logistics khi họ điều khiển được nguồn tài nguyên hướng về huấn luyện các chuyên gia Logistics và đội ngũ lao động lành nghề tiên tiến nhất.

Chương trình đào tạo hiệu quả phải tạo được những chuyên gia Logistics không những giỏi ngoại ngữ, khả năng làm việc với CNTT mà còn có nền tảng hiểu biết về các khía cạnh của dây chuyền cung ứng, bao gồm quản lý nhà xưởng, quản lý nhà kho, dịch vụ khách hàng, vận tải, bán hàng, hoạch định ngân sách, kế toán và dựđoán.

Nhân sự có tay nghề cao cũng vô cùng cần thiết khi được chứng minh bằng việc tăng khoảng cách giữa cung và cầu lao động giỏi kĩ thuật ở các trung tâm Logistics. Lao động được huấn luyện về kĩ thuật trong các cảng và trung tâm Logistics ngày càng tăng lên.

Ở Hà Lan, những sáng kiến của chính phủ đã bắt đầu từ những năm 1990 trong việc phát triển kiến thức chuyên môn có liên quan đến Logistics. Những sáng kiến này được tạo ra để tăng thế cạnh tranh trong lĩnh vực Logistics. Họ hình thành hai trung tâm: một cho việc nghiên cứu vận tải gọi là Connekt, và một cho quản trị dây chuyền, hướng đến các nhà gửi hàng gọi là KLICT. Đểđạt được mục đích trở thành một trung tâm Logistics toàn cầu, ủy ban phát triển thương mại Singapore đã kiên định trong việc

Trang 69

huấn luyện các chuyên gia Logistics cùng với kỹ năng quản trị dây chuyền phân phối và những kiến thức CNTT quan trọng khác. Singapore cung cấp một chương trình đào tạo chuyên nghiệp ởđẳng cấp cao được sự thừa nhận cả trong nước và quốc tế.

Việt Nam cũng nhưđa số các nước trong ESCAP còn thiếu nhiều chuyên gia trong lĩnh vực Logistics. Hiện tại, ở Hàn Quốc trong hơn 5 năm qua, có một chương trình đào tạo 10.000 chuyên gia Logistics nhằm tạo nên nguồn nhân lực mạnh đáp ứng nhu cầu luôn tăng lên của hệ thống Logistics Đông Nam Châu Á. Tuy nhiên, chương trình không thểđạt được nếu không có sự tài trợ của các trung tâm lớn hơn. Hiểu theo nghĩa thông thường chính phủ nên tài trợ cho việc thiết lập cho một hệ thống giáo dục và huấn luyện cho các giám đốc và các công nhân ở các trung tâm Logistics.

Một phần của tài liệu Trung tâm Logistics và định hướng phát triển cảng biển Việt Nam thành trung tâm Logisticsa (Trang 67 - 70)