D. Nh ững nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm của trung tâm Logistics
A. Hoạch định hiệu quả và sự phát triển của các trung tâm Logistics
Mục tiêu: sử dụng một hệ tập trung hướng tới tiếp cận việc hoạch định và phát triển các cảng kết hợp với trung tâm Logistics và các chức năng của thành phố.
Sự hợp tác giữa cảng và trung tâm Logistics mang tính quyết định cho sự thành công của cảng. Tuy nhiên việc hoạch định và phát triển cảng và trung tâm Logistics được tiếp cận ở những khía cạnh riêng lẻ. Vấn đề là nhận thức giới hạn về phát triển trung tâm Logistics ở các cảng dẫn đến thiếu một hoạch định tổng thể. Do đó phát sinh nhu cầu về một hệ thống tập trung hướng tới tiếp cận việc hoạch định và phát triển các cảng, những trung tâm Logistics và những chức năng của thành phố để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng, người sử dụng cảng và người dân địa phương.
Trang 54
Bước 1: Các cảng biển nên tránh sử dụng những mặt bằng ở cảng cho sự phát triển bừa bãi hay không chú ý đến các hoạt động của cảng.
Một trong những lý do làm cho việc phát triển trung tâm Logistics trở nên khó khăn hơn là vì chính phủđã không hiểu một cách đầy đủ vể tầm quan trọng về việc có mặt bằng thỏa đáng cho việc phát triển trung tâm Logistics. Thông thường sự thiếu hụt mặt bằng đã dẫn đến những khó khăn trong việc xây dựng những trung tâm Logistics ở vùng ESCAP. Theo đề xuất các cảng nên đặt ưu tiên trong việc tránh để mặt bằng của cảng cho sự phát triển bừa bãi hay không chú ý đến những hoạt động chính của cảng và những hoạt động khác có liên quan đến cảng.
Công cụ lập pháp nên được thiết lập để kiểm soát vùng đất cảng mở rộng vượt qua ranh giới của cảng. Bằng không cảng sẽ phải đối mặt với những vấn đề về cạnh tranh đất đai sử dụng trong suốt quá trình hoạt động của nó. Thậm chí nếu những nhà chức trách của cảng thiết lập những kế hoạch dài hạn thì thời gian và nỗ lực của họ có nguy cơ bị thất bại nếu họ không thể duy trì sự kiểm soát thích hợp đất đai. Vì vậy việc kiểm soát toàn bộ nguồn lực đất đai là nhiệm vụ quan trọng của cảng biển.
Thậm chí với sự kiểm soát chặt chẽ đất đai sử dụng thì những hoạt động quản lý không hiệu quả cũng có thể gây ra vấn đề. Một số ví dụ về vấn đề này là việc cấp phép sử dụng đất của cảng cho những mục đích mà vượt quá vòng đời kinh tế (economic life) của nó và nó trở thành thất bại đối với cảng.
Ví dụ này chỉ ra rằng hợp đồng thuê đất của tất cả các cảng phải được soạn thảo ra để nhắm tới hiệu quả toàn diện, cấp độ của hoạt động và thời gian hoạt động. Do đó những chính sách quản lý việc sử dụng đất phải hướng tới:
- Duy trì liên tục hiệu quả hoạt động của đất đai được sử dụng.
- Duy trì một mức độ thích hợp của hiệu quả công nghiệp ở vùng đất được sử dụng cho công nghiệp tàu biển.
Trang 55
- Đảm bảo rằng hiệu quả kinh tế đầy đủ được thực hiện ở những vùng đất cho thuê.
- Đảm bảo khả năng thu hồi những mảnh đất không còn được sử dụng cho mục đích tái đầu tư và phát triển.
- Thực hiện những hợp đồng kĩ lưỡng hết mức có thể về thời gian hoạt động của dự án.
Những giải pháp để cung cấp quyền sử dụng những vùng đất được nạo vét hay những khu đất đã quy hoạch khác có thể tạo ra sự đóng góp hữu hiệu cho việc xây dựng trung tâm Logistics ở cảng. Một ví dụ xác thực nhất về sự phát triển của trung tâm Logistics có thể nhận thấy ở cảng Rotterdam, cảng này đã thành công trong việc cải tạo vùng đất khô cằn dọc theo cảng thành những trung tâm Logistics tích hợp hết sức quy mô và thành công. Ở Rotterdam, những trung tâm Logistics đầu tiên được thiết lập ở những lưu vực cảng củ, bên cạnh cầu cảng container có sẵn ở vùng Eemhaven. Việc xây dựng Botlek Distripark được thực hiện ngay sau đó. Vào thập niên 80, khi thương mại container bắt đầu phát triển mạnh mẽ, cảng Rotterdam đã tái thiết Maasvlakte, một lưu vực cảng lớn được phát triển từ 1960 nhưng vẫn vắng vẻ vì sựứ đọng hàng hóa.
Bước 2: Cần đề ra những giải pháp hòa hợp giữa mục tiêu phát triển thành phố với chính sách phát triển Logistics, đặc biệt là sự cải thiện và nâng cao sự hòa hợp giữa những chức năng của thành phố và với những chức năng của cảng bao gồm trung tâm Logistics.
Những hoạt động của trung tâm Logistics có thể gây ra hàng loạt vấn đề bao gồm: ô nhiễm đất và nước, ô nhiễm không khí, sự xâm lấn đất đai, tắt nghẽn giao thông và nhiều vấn đề khác xuất phát từ hoạt động của cảng. Mặc dù chi phí xã hội không thể định lượng, nhưng chúng vẫn giữ một gánh nặng mà thành phố sở tại phải hỗ trợ. Vì vậy việc phản ánh sự phát triển trung tâm Logistics vào những kế hoạch phát triển của thành phố trở thành một thành phần quan trọng trong việc hợp nhất mục tiêu phát triển
Trang 56
thành phố vào những chính sách phát triển Logistics, đặc biệt là đối với việc cải thiện sự hòa hợp giữa các chức năng của thành phố và chức năng của cảng.
Liên quan đến vấn đề này, vì sự phát triển của trung tâm Logistics trong khu vực cảng biển, cần phải chú ý nhiều hơn đến sự phát triển các chức năng của thành phố, các tập quán quốc tế cũng như các yếu tố liên quan khác. Đổi lại, việc xây dựng những trung tâm hội nghị hay những tiện nghi khác liên quan đến thương mại sẽ tạo ra những động lực mới cho ngành công nghiệp cảng biển (port industry). Tóm lại, việc tăng cường những chức năng của thành phố và việc tạo lập đô thị mang tính cạnh tranh quốc tế kết hợp với phát triển trung tâm Logistics sẽ hấp dẫn những dịch vụ chuyên ngành và những hoạt động có liên quan tới khu vực cảng. Cảng Yokohama của Nhật là một ví dụ về sự thành công trong việc tái thiết khu vực cảng cũ, một nơi neo đậu tàu trước đây thành một khu phức hợp gồm đô thị và trung tâm Logistics với những hoạt động bao gồm: nhà hàng, khách sạn, đại lý, chi nhánh và trung tâm Logistics. Cảng Yokohama đã thành công là vì hiệu quả của những dự án cụ thể, đầy đủ và sự liên kết chặt chẽ với sự phát triển thành phố, sự phục hồi chi phí phát triển nhanh chóng thông qua doanh thu về hoạt động cho thuê mặt bằng, sự giám sát trực tiếp hoạt động marketing đối với những hoạt động Logistics bởi những nhà quản lý cấp cao cũng như những nhà chức trách của cảng. Vì thế những hoạch định và phát triển trung tâm Logistics nên chứa đựng tính hòa hợp với những dự án phát triển thành phố.
Bước 3: Những cảng khu vực nên tiếp cận với các hiệp hội và thực hiện nghiên cứu sâu về việc hoạch định và phát triển trung tâm Logistics ở những khu vực cảng để chuẩn bị cho sựđòi hỏi trong tương lai, để tránh xảy ra những xung đột giữa các bên có liên quan và để đẩy mạnh sự phát triển nhanh, đồng bộ.
Việc hoạch định và phát triển những trung tâm Logistics ở cảng có liên quan đến tất cả các bên, các cấp ra quyết định: chính quyền trung ương, chính quyền địa phương, nhà quản lý cảng, các hãng tàu, các công ty Logistics... Liên quan đến vấn đề này, sự
Trang 57
liên kết và hợp tác giữa các tổ chức trên là cần thiết để thúc đẩy sự phát triển nhanh và đồng bộ. Đểđạt được sự hợp nhất như vậy chính quyền nhà nước (bao gồm chính phủ, cơ quan hoạch định) và những người sử dụng nên thiết lập đội chuyên trách hay hiệp hội. Hơn nữa, nghiên cứu sâu nên được thực hiện khi hoạch định và phát triển trung tâm Logistics trong khu vực cảng để chuẩn bịđáp ứng nhu cầu trong tương lai.
Khung pháp lý bao bọc những nguyên tắc về hội ý và thỏa hiệp nên được thiết lập để thể chế hóa quá trình tham gia của chính quyền. Trong một vài trường hợp, các nhà quản lý cảng đảm trách công việc phát triển trung tâm Logistics phải đưa ra dẫn chứng về đề nghị của mình và những tác động mong muốn của những đề nghị đó. Trong quá trình đưa ra dẫn chứng cho mọi người xem xét, một vài ý kiến có thểđạt được sựđồng ý của hội đồng. Những cảng mà công khai kế hoạch và những bước phát triển của trung tâm Logistics thường thành công trong việc làm cho mọi người nhận thức về họ như là một trung tâm Logistics thưong mại.
Sự cần thiết trong việc tiếp cận các đối tác không đâu rõ ràng hơn sự liên kết nội bộ mật thiết giữa vận tải đường bộ và trung tâm Logistics. Vì sự cần thiết cho phép các cảng và trung tâm Logistics dễ dàng tiếp cận vận tải nội địa và sự liên kết nội bộ chặt chẽ giữa chúng để thực hiện những chức năng một cách hợp lý, việc cung cấp và cải tiến đường sắt và đường bộ trong khu vực để đi vào trung tâm Logistics nên được xem là một vấn đề quan trọng trong kế hoạch phát triển của các cảng. Để đạt được mạng lưới giao thông, phân phối liền mạch và hiệu quả, chiến lược vận tải liên hợp của hiệp hội cảng Sydney đã giải thích rằng: vận tải trên đất liền quan trọng không kém những hoạt động và dịch vụ cảng tương ứng.
Vì vậy, phải có sự hợp tác giữa cảng, vận tải nội bộ và chính quyền địa phương với sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ trong các vấn đề liên quan đến đất đai, đường bộ, đường sắt, năng lượng.
Trang 58