Thực trạng của hoạt động Logistic sở Việt Nam

Một phần của tài liệu Trung tâm Logistics và định hướng phát triển cảng biển Việt Nam thành trung tâm Logisticsa (Trang 49 - 52)

D. Nh ững nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm của trung tâm Logistics

1.Thực trạng của hoạt động Logistic sở Việt Nam

1.1 Cơ sở hạ tầng hiện hữu cho hoạt động Logistics

- Cảng biển: nhiều cảng trong hệ thống cảng Việt Nam đã già cỗi và lạc hậu. Ngày nay những cảng này trì trệ với độ sâu trước bến nông và hệ thống kho bãi không đủ lớn để phục vụ container và hàng hoá các loại. Hiện nay chỉ có một số cảng có thiết bị xếp dỡ hiện đại để phục vụ những tàu lớn. Hoạt động giao nhận kho vận chủ yếu được thực hiện tại các thành phố lớn và vùng phụ cận như TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Trong hai năm 1999 và 2000, chính phủ đã phê chuẩn kế hoạch chủ đạo phát triển cảng biển Việt Nam đến 2010 và đề ra phương hướng, chính sách phát triển cảng biển. Kế hoạch tập trung vào 8 nhóm, chín dự án từ 2003; 7 dự án từ 2010 với tổng vốn đầu tư $1,237 triệu (2003) và $2,541 triệu (2010). Theo kế hoạch tổng lượng hàng hoá qua cảng đạt 106 triệu tấn (2003) và gấp đôi vào năm 2010.

- Sân bay và các hãng hàng không: có 100 sân bay khắp Việt Nam, trong đó chỉ có 3 sân bay quốc tế và 2 hãng hàng không quốc gia là Vietnam Airline (sở hữu nhà nước) và Pacific Airline (cổ phần) chủ yếu phục vụ chuyên chở hành khách. Các công ty giao nhận Việt Nam chỉ sử dụng hai hãng hàng không này để chuyên chở khoảng 20% lưu lượng hàng hoá của mình, trong khi 80% còn lại là thị phần của hãng hàng không nước ngoài.

- Vận tải đường bộ: hệ thống đường bộ ở Việt Nam có chiều dài khoảng 106 nghìn km. Vận tải đường bộ chiếm 65% vận tải hành khách và hàng hoá nội địa. Các chặng vận tải trước khi xuất khẩu cũng như sau khi nhập khẩu đòi hỏi vận tải đường bộ. Nhìn chung đường xá ở Việt Nam hạn chế về số lượng lại có chất lượng kém dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông và có tác động tiêu cực đến hoạt động giao nhận và Logistics.

Trang 49

- Đường sắt: hệ thống đường sắt Việt Nam khoảng 2600km. Vận tải container bằng đường sắt, Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn khởi đầu và chỉ do tổng công ty đường sắt Việt Nam vận hành.

- Đường sông nội địa: tổng chiều dài hệ thống đường sông nội địa vào khoảng 40.998km tập trung chủ yếu vào vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm qua vận tải đường sông chiếm 30% lưu lượng vận chuyển hàng hoá nội địa. Vận tải đường sông cũng khá thuận tiện.

1.2 Hoạt động giao nhận và Logistics hiện hành tại Việt Nam

Hiện tại có khoảng 300 công ty giao nhận tại Việt Nam, trong đó 18% là công ty nhà nước, 70% là công ty tư nhân, 10% là không đăng kí, 2% là công ty Logistics nước ngoài. Tất cả các công ty giao nhận này đều có thể cung cấp các dịch vụ thường nhật như khai báo hải quan, vận tải đường bộ, kho vận. Khoảng 80% các công ty này phải thuê ngoài dịch vụ kho vận và vận tải đường bộ; chỉ khoảng 10% các công ty giao nhận Việt Nam có khả năng gom hàng tại kho hàng của riêng họ (hoặc nhà thầu của họ). Khoảng 50% các công ty giao nhận Việt Nam hoạt động như những nhà khai thác vận tải đa phương thức toàn cầu. Do thiếu nền tảng CNTT hiện đại cũng như những khái niệm và kinh nghiệm về Logistics, các công ty nội địa rất ít có cơ hội để cung cấp các dịch vụ Logistics tại Việt Nam, những dịch vụ này do các công ty lớn của nước ngoài với mạng lưới toàn cầu kiểm soát.

1.3 Một số trở ngại cho hoạt động giao nhận và Logistics tại Việt Nam

Lĩnh vực Khó khăn lớn nhất Tài chính Cơ sở hạ tầng thiếu thốn

Cung cấp dịch vụ Thiếu lực lượng lao động chuyên nghiệp và có kĩ năng.

Sự thiếu hụt không gian đất trong khu vực cảng

- Mâu thuẫn giữa cảng và thành phố. - Chi phí mặt bằng đắt.

Luật pháp Quan liêu

Trang 50

- Chỉ một số cảng được trang bị trang thiết bị xếp dỡ hiện đại. Độ sâu trước bến giới hạn cũng hạn chế khả năng tiếp cận tàu lớn.

- Các ICD và CFS được trang bị chưa tốt.

- Hệ thống đường sắt thiếu thốn và bịảnh hưởng bởi thời tiết.

- Mạng lưới đường sông nội địa không được bảo dưỡng thường xuyên. - CNTT chưa được ứng dụng rộng rãi trong ngành vận tải.

- Phát triển cơ sở hạ tầng chưa tương xứng với mức tăng trưởng của hàng hoá vận chuyển.

- Thủ tục hành chính còn rờm rà.

1.4 Một số thuận lợi để các cảng biển Việt Nam phát triển thành trung tâm Logistics Logistics

- Việt Nam trên trục đường biển quốc tế.

- Đường bờ biển dài với hệ thống cảng biển trải khắp 3 miền. - Là cửa ngõ để vào các nước Đông Dương.

ð Việc xây dựng trung tâm Logistics ở Việt Nam có thểđiều phối hàng hoá đến Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma. Kết quả là rút ngắn thời gian và giảm chi phí vận chuyển, phân phối hàng hoá.

- Việc tăng trưởng xuất khẩu đóng góp nhiều vào tốc độ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam.

- Việt Nam tích cực hội nhập khu vực và quốc tế. Điều đó làm ngoại thương phát triển mạnh.

ð Lượng hàng hoá vận chuyển bằng container ngày càng tăng làm phát sinh nhu cầu sử dụng các dịch vụ VAL.

- Việt Nam đang là thị trường tiềm năng mà các MNCs muốn khai thác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ð Việc phát triển trung tâm Logistics có thể khai thác được các thế mạnh của Việt Nam và thúc đẩy giao thông thương mại phát triển.

Trang 51

Một phần của tài liệu Trung tâm Logistics và định hướng phát triển cảng biển Việt Nam thành trung tâm Logisticsa (Trang 49 - 52)