Sự cần thiết phát triển hoạt độngcho vay kháchhàng cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 28)

Cho vay cá nhân góp phần giải quyết những nhu cầu cấp thiết của cá nhân trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là đối với người lao động có thu nhập trung bình. Thông qua nguồn vốn vay ngân hàng, người đi vay có thể hưởng được các tiện ích của hàng hóa, dịch vụ trước khi họ có đủ tiền để có nó. Từ đó nâng cao mức sống của khách hàng, giúp xã hội trở nên hiện đại và tiến bộ hơn.

Đối với các cá nhân hộ kinh doanh nhỏ lẻ, đứng trước các cơ hội kinh doanh thì vốn lưu động trở nên hết sức cần thiết, ngân hàng sẽ giúp các khách hàng này nắm bắt cơ hội để phát triển công việc kinh doanh. Cho vay cá nhân nâng cao năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của khách hàng, thúc đẩy kinh tế phát triển từ những thành phần kinh tế nhỏ nhất.

Cho vay cá nhân góp phần đa dạng hóa hoạt động cho vay của ngân hàng, mở rộng quan hệ với khách hàng, có nhiều cơ hội để bán thêm các sản phẩm khác cũng như huy động thêm tiền gửị Các khoản cho vay cá nhân hầu hết là ngắn hạn hoặc trung hạn, phương thức thanh toán là trả góp, khoản vay tương đối nhỏ phân tán trên số lượng khách hàng lớn nên ngân hàng tránh được rủi ro, thu hồi vốn thường xuyên, nâng cao khả năng thanh khoản.

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay khách hàng cá nhân 1.3.1 Các nhân tố khách quan

Môi trường kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến cả ngân hàng và khách hàng vay tiền. Khi nền kinh tế mở cửa, các hoạt động kinh doanh phát triển thì khách hàng đến vay ngân hàng nhiều hơn, hoạt động kinh doanh của khách hàng cũng thuận lợi dẫn đến rủi ro không trả được nợ do kinh doanh thua lỗ giảm đáng kể. Khi khách hàng tin tưởng vào sự phát triển của nền kinh tế thì họ sẽ thúc đẩy chi tiêu nhiều hơn, vì vậy khoản cho vay phục vụ tiêu dùng cũng phát triển theọ Còn trong điều kiện nền kinh tế đang vào giai đoạn suy thoái, các hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, người dân tiết kiệm chi tiêu làm cho hoạt động cho vay của ngân hàng không thể đạt hiệu quả như mong muốn. Một nhân tố quan trọng nữa là lạm phát của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng đến lãi thu được của ngân hàng. Nếu lạm phát quá cao, mà ngân hàng cho vay với lãi suất cố định thì khoản vay đó không thể được cho là có hiệu quả. Việc lạm phát cao khiến ngân hàng phải huy động vốn với chi phí lớn, vì vậy phải tăng lãi suất cho vay cũng làm giảm khách hàng vay vốn. Môi trường kinh tế toàn cầu đang thay đổi từng ngày, các biến động của nó rất khó lường. Vì vậy nó ảnh hưởng sâu sắc đến hiệu quả cho vay nói riêng và các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung.

Trong nền kinh tế thị trường mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động SXKD nhưng phải đảm bảo trong khuôn khổ pháp luật. Do đó, các quy định của pháp luật cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả cho vaỵ Các quy định về tài sảm đảm bảo, trích lập dự phòng, đối tượng cho vay của pháp luật thay đổi sẽ tác động đến hiệu quả cho vaỵ Ví dụ như quy định của chính phủ về điều kiện cho khách hàng vay kinh doanh chứng khoán trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng không ít tới hiệu quả cho vaỵ Hay tỷ lệ dự trữ, trần lãi suất cho vay,…tất cả có thể ảnh hưởng tiêu cực hoạt tích cực đến cho vaỵ Một hành lang pháp lý chặt chẽ, phù hợp, và thống nhất sẽ tạo điều kiện để ngân hàng hoạt động tốt hơn.

Môi trường văn hóa - xã hội như lối sống, thói quen, … cũng ảnh hưởng đến hiệu quả cho vaỵ Người dân miền Bắc có thói quen tiết kiệm hơn người dân miền Nam, nên hoạt động cho vay tiêu dùng đối với người miền Nam phát triển khá mạnh. Người có trình độ học vấn cao, thu nhập ổn định thường vay ngân hàng để

thỏa nãm nhu cầu chi tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, hơn là đối với những người có mức sống trung bình thường chỉ vay ngân hàng để đáp ứng nhu cầu cần thiết.

Sự phát triển của khoa học công nghệ sẽ giúp ngân hàng có thể giảm thời gian giao dịch, giảm chi phí,… Khách hàng có thể giao dịch qua tài khoản ở ngân hàng sẽ giúp KH giảm chi phí đi lạị Ngân hàng qua tài khoản của KH cũng nắm bắt được tình hình kinh doanh của khách hàng. Sự phát triển của khoa học công nghệ cho phép xây dựng những chính sách cho vay với từng khách hàng cụ thể, qua đó giảm thiểu chi phí và thời gian thẩm định, nâng cao độ chính xác của các thông tin. (Nguyễn Văn Tiến 2009)

1.3.2. Các nhân tố chủ quan

Nhóm nhân tố từ phía ngân hàng:

Ngân hàng là ngành kinh doanh không có tính độc quyền. Tính cạnh tranh giữa các ngân hàng về sản phẩm dịch vụ là không có, vì vậy việc cho vay đạt hiệu quả cao phụ thuộc chủ yếu vào năng lực hoạt động của chính bản thân ngân hàng. Hiệu quả cho vay của NH phụ thuộc chặt chẽ vào các nhân tố như: chính sách cho vay của NH, chất lượng cho vay, năng lực tài chính và khả năng quản lý của NH, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng, hoạt động quảng bá của ngân hàng…

Mỗi ngân hàng đều phải xây dựng cho mình một chính sách cho vay riêng phù hợp với từng thời điểm, từng hoàn cảnh cụ thể. Chính sách cho vay phải thể hiện cương lĩnh tài trợ của mỗi ngân hàng, trở thành hướng dẫn chung cho các bộ tín dụng, tăng cường tính chuyên môn hóa trong hoạt động cho vay, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao khả năng sinh lờị Chính sách cho vay phải được lập dựa trên nhu cầu của khách hàng, khả năng sinh lời, rủi ro tiềm ẩn của khách hàng, quy mô vốn của ngân hàng…Ngân hàng phải xem xét nhu cầu của khách hàng với các đặc tính khác nhau như: khách hàng lớn, nhỏ, khách hàng lâu năm có quan hệ tín dụng tốt với ngân hàng hay khách hàng mới, khách hàng vay để sản xuất kinh doanh, thực hiện các dự án lớn hay khách hàng vay để phục vụ chi tiêu cá nhân… Khả năng sinh lời và rủi ro của khách

hàng sẽ quyết định hiệu quả của khoản vaỵ Ngân hàng phải xem xét tính khả thi, khả năng thu lợi trong tương lai của khách hàng. Đối với những khoản vay có khả năng sinh lời cao thì xem xét rủi ro tiềm ẩn, vì khách hàng có thể theo đuổi lợi nhuận cao làm khoản vốn vay của ngân hàng rủi ro lớn. Với quy mô vốn của mình ngân hàng sẽ xem xét theo đuổi các chính sách cho vay riêng. Ví dụ đối với những ngân hàng có nguồn vốn chủ sở hữu lớn có thể theo đuổi chính sách cho vay mạo hiểm để kiếm lợi nhuận caọ Các ngân hàng có nguồn tiền gửi lớn, ổn định có thể gia tăng các khoản cho vay trung và dài hạn, tài trợ các dự án lớn. Chính sách cho vay cũng phải được xây dựng trên cơ sở chính sách của chính phủ, của ngân hàng nhà nước về chế độ ưu đãi, chính sách lãi suất…

Nội dung cơ bản của chính sách cho vay chính là chính sách về khách hàng, chính sách về quy mô và giới hạn cho vay, về thời hạn, kì hạn trả nợ, lãi suất cho vay, về tài sản đảm bảọ (Nguyễn Văn Tiến 2009)

Về chính sách khách hàng: Khách hàng vay vốn của ngân hàng rất đa dạng, từ cá nhân, hộ gia đình, các cơ quan nhà nước, công ty cổ phần…Tuy nhiên pháp luật cũng cấm một số đối tượng không được vay vốn của ngân hàng. Ngân hàng tiến hành phân loại khách hàng để có chính sách phục vụ phù hợp. Đối với các cá nhân thường vay các món nhỏ lẻ, thời hạn ngắn, còn doanh nghiệp thường vay các món lớn, thời hạn đa dạng. Vì vậy ngân hàng phải phân tích rõ các đặc điểm của từng đối tượng khách hàng để có chính sách phù hợp. Ngân hàng cũng phân loại khách hàng truyền thống, có quan hệ vay vốn tốt với ngân hàng để được hưởng các ưu đãi hơn so với các khách hàng mới, hoặc có quan hệ tín dụng không tốt với ngân hàng. Ngân hàng phải cố gắng để giữ chân được khách hàng truyền thống đồng thời thu hút được nhiều hơn nữa khách hàng đến vaỵ Có như thế hoạt động cho vay của ngân hàng mới đạt hiệu quả bền vững, tạo tiền đề cho ngân hàng phát triển tốt.

Về chính sách quy mô và giới hạn: Ngân hàng cam kết tài trợ cho khách hàng với món tiền hoặc hạn mức nhất định. Số lượng tài trợ có thể chia nhỏ trong khoảng thời gian khác nhau và dưới các hình thức tiền tệ khác nhaụ Ngân hàng có thể xem xét tính khả thi và khả năng trả nợ của khoản vay để tài trợ toàn bộ nhu cầu xin

vay, hoặc theo một mức nhất định. Quy mô cho vay nếu vượt quá khả năng trả nợ của khách hàng sẽ làm ngân hàng gặp thiệt hại, còn nếu ngân hàng cho vay ít quá so với nhu cầu thì khách hàng cũng gặp trở ngại trong kinh doanh, trực tiếp ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của người vaỵ

Về lãi suất cho vay: Ngân hàng khi thỏa thuận về lãi suất cho vay phải tính đến lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước quy định, trần và sàn lãi suất cho vay, các quy định chung về lãi suất của hiệp hội ngân hàng Việt Nam, lãi suất hòa vốn, lãi suất cạnh tranh trên thị thường. Lãi suất có thể cố định trong suất kì hạn cho vay, hoặc có thể thay đổi tùy theo biến động của lãi suất tham khảo, hoặc kết hợp lãi suất cố định có điều chỉnh trong một khoảng thời gian xác định. Lãi suất cho vay do ban giám đốc của ngân hàng thông quạ Chính sách về lãi suất cần phải linh hoạt, đa dạng trong việc đặt giá trên cơ sở đảm bảo đúng quy định của pháp luật, khả năng sinh lời và đảm bảo tính cạnh tranh với các ngân hàng khác.Lãi suất luôn là nhân tố quan tâm hàng đầu của khách hàng khi đến ngân hàng vay tiền, vì vậy có một chính sách về lãi suất phù hợp sẽ giúp ngân hàng thu hút được đông khách hàng, đồng thời nâng cao hiệu quả cho vaỵ

Về kì hạn trả nợ và thời hạn vay: Theo QĐ1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001: “Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng”. Ngân hàng thường xác định cụ thể kì hạn cho vay trong hợp đồng cho vay là 6 tháng, 9 tháng, 1 năm,…tùy theo chu kì kinh doanh sau khi thỏa thuận với khách hàng. Đối với các khoản vay trung, dài hạn cho các dự án lớn thì ngân hàng thường giải ngân theo tiến độ công trình. Thời hạn trả nợ có thể là cuối kì hoặc theo các kì hạn trong thời hạn cho vaỵ Kì hạn trả nợ liên quan mật thiết đến tính thanh khoản, rủi ro của ngân hàng cũng như chu kì kinh doanh của người vaỵ Thời hạn cho vay phải cân đối giữa thời hạn của nguồn (chủ yếu do kì hạn tiền gửi và các khoản vay của ngân hàng) và thời hạn tài trợ (do tính luân chuyển của vốn và quy mô thu nhập của khách hàng qui định). Từ đó ngân hàng xác định kì hạn để đảm bảo cân bằng kì hạn

trung bình. Ngân hàng thường dựa trên kì hạn của nguồn để quyết định chính sách kì hạn cho vay nếu khả năng tìm kiếm nguồn và khả năng chuyển hóa nguồn của ngân hàng không caọ Việc chuyển hóa kì hạn nguồn tiềm ẩn rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất vì nó tạo ra khe hở lãi suất. Nếu ngân hàng có khả năng chuyển hoán nguồn và huy động nguồn trung và dài hạn tốt, chính sách thời hạn cho vay và kì hạn trả nợ nghiêm về đáp ứng kì hạn của người vaỵ

Về tài sản đảm bảo: Ngân hàng xác định điều kiện đảm bảo dựa vào uy tín của khách hàng. Những khoản vay của khách hàng truyền thống, có độ tin cậy cao thì ngân hàng không yêu cầu tài sản đảm bảọ Trường hợp độ an toàn của khoản vay không đảm bảo thì khách hàng buộc phải có đảm bảo thì ngân hàng mới thực hiện cho vaỵ Tài sản đảm bảo sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu được thiệt hại khi khách hàng khó khăn trong việc trả nợ, hoặc trong trường hợp khách hàng cố ý không trả nợ. Đảm bảo có thể bằng hình thức cầm cố hoặc thế chấp. Chính sách tài sản đảm bảo gồm các quy định về các loại đảm bảo, đánh giá và quản lý đảm bảọ Các ngân hàng thường cung cấp cho khách hàng danh mục các tài sản đảm bảo mà ngân hàng chấp nhận và các trường hợp vay cần có đảm bảọ Để đề phòng các trường hợp bất trắc xảy ra ngân hàng thường yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm đối với khoản vaỵ Các hợp đồng bảo lãnh cũng được xem xét cẩn thận. Không chỉ xem xét tài sản đảm bảo của người bảo lãnh mà ngân hàng còn xem xét kĩ quan hệ giữa người bảo lãnh và khách hàng vaỵ Giá trị tài sản đảm bảo cũng là một yếu tố quan trọng để ngân hàng quyết định độ lớn của món vaỵ Thông thường ngân hàng chỉ cho vay với một giá trị thấp hơn giá thị trường của khoản đảm bảo, tỷ lệ bao nhiêu tùy thuộc vào khả năng bán và khả năng thay đổi giá trị thị trường của vật đảm bảọ Các đảm bảo có thể chỉ là một phần giá trị của khỏan tài trợ như: ký quỹ, số dư bù,…

Còn một yếu tố quan trọng tác động đến hoạt động mở rộng cho vay khách hàng cá nhân là khẩu vị rủi ro của ngân hàng và của ban lãnh đạọ Ví dụ như một số ngân hàng, ban lãnh đạo có khẩu vị rủi ro cao, cảm thấy cho vay thế chấp xe tiềm ẩn rủi ro cao, không quản lý được chất lượng xe thường khi nhận thế chấp thì yêu cầu

khách hàng có kèm theo bất động sản hoặc xét đến uy tín khách hàng cao mới đồng ý cho vaỵ

Chất lượng khoản cho vay: Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 thì các khoản nợ có thể chia ra làm năm nhóm. Các khoản nợ thuộc nhóm 1 là các khoản nợ trong hạn mà ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn. Các khoản vay thuộc nhóm 1 là các khoản nợ có chất lượng tốt, ngân hàng có thể yên tâm về hiệu quả của khoản cho vay nàỵ Các khoản nợ thuộc nhóm 2 có chất lượng không bằng khoản nợ bằng nhóm 1. Ngân hàng cần chú ý để khoản vay đạt hiệu quả như mong muốn. Còn các khoản nợ thuộc nhóm 3,4,5 thuộc vào nhóm nợ xấụ Các khoản nợ này sẽ mang lại hiệu quả không cao cho khoản vay, thậm chí ngân hàng còn có khả năng mất vốn. Ngân hàng nếu theo đuổi lợi nhuận cao có thể cho vay các khoản có rủi ro lớn, nếu khách hàng không trả được nợ thì khoản vay sẽ là không đảm bảo chất lượng. Nhưng nếu ngân hàng quá thận trọng trong cho vay thì chất lượng hoạt động cho vay cũng không thực sự tốt vì không đảm bảo được mục đích lợi nhuận của ngân hàng. Chất lượng của khoản cho vay phụ thuộc nhiều vào khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng.

Trình độ chuyên môn của cán bộ ngân hàng: Trong mọi hoạt động thì con người bao giờ cũng đóng vai trò quan trọng. Đặc biệt trong hoạt động cho vay thì cán bộ tín dụng đóng vai trò then chốt. Họ sẽ là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, thẩm định khoản vaỵ Mà hiệu quả cho vay phụ thuộc phần lớn vào khâu thẩm định khách hàng và thẩm định dự án trước khi cho vaỵ Vì vậy với một đội ngũ nhân viên tín dụng có trình độ chuyên môn cao, nhạy bén với công việc thì hiệu quả khoản vay sẽ được nâng lên một cách rõ rệt. Thậm chí nhân viên tín dụng cũng phải có đạo đức nghề nghiệp, không được cấu kết với khách hàng nhằm chiếm dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh gia lai (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)