3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.2.2. Công tác giải phóng mặt bằng ở Việt Nam hiện nay
1.2.2.1. Thời kỳ từ Luật Đất đai năm 1987 đến Luật Đất đai năm 2003 Thời kỳ trước Luật đất đai năm 2003
- Luật Đất Đai năm 1987 được Quốc hội thông qua ngày 29 tháng 12 năm 1987 và có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 01 năm 1988. Luật này không
thừa nhận giá trị đất cũng như giá trị của quyền sử dụng đất, không được tự do chuyển quyền sử dụng đất theo nhu cầu của thị trường. Nhà nước quyết định thu hồi toàn bộ hoặc một phần đất đã giao sử dụng trong những trường hợp có nhu cầu sử dụng đất của Nhà nước hoặc của xã hội (Điều 14). Người được giao đất có nghĩa vụ phải đền bù thiệt hại thực tế cho người có đất bị thu hồi, bồi hoàn thành quả lao động và kết quả đầu tư đã làm tăng giá trị của đất (Điều 48). Người đang sử dụng đất mà bị Nhà nước thu hồi do nhu cầu của Nhà nước hoặc của xã hội thì được đền bù thiệt hại thực tế và được giao đất khác (Điều 49). Ngày 31 tháng 5 năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định số 186-HĐBT về đền bù thiệt hại đất nông nghiệp, đất có rừng khi chuyển sang sử dụng vào mục đích khác, trong Quyết định này có quy định mọi tổ chức, cá nhân được giao đất nông nghiệp, đất có rừng để sử dụng vào các mục đích khác phải đền bù thiệt hại về đất nông nghiệp, đất có rừng cho Nhà nước. Khoản tiền bồi thường thiệt hại về đất nông nghiệp, đất có rừng mà người được Nhà nước giao đất phải nộp được điều tiết về ngân sách Trung ương 30%, còn lại 70% thuộc ngân sách địa phương để sử dụng vào việc khai hoang, phục hoá, cải tạo đất nông nghiệp và định canh, định cư cho nhân dân vùng bị lấy đất. Người sử dụng đất hợp pháp bị thu hồi chỉ được bồi thường thiệt hại tài sản trên đất và tài sản trong lòng đất (Hiến pháp nước CNXHCN Việt Nam, 1992).
- Luật Đất đai năm 1993 được Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 7 năm 1993 và có hiệu lực từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 (thay thế Luật Đất đai 1987). Với quy định “đất có giá” và người sử dụng đất có các quyền và nghĩa vụ, đây là sự đổi mới có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác bồi thường, GPMB của Luật Đất đai năm 1993. Tại Điều 27 Luật Đất đai năm 1993 đã quy định “Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng thì người bị thu hồi đất được đền bù thiệt
hại” và sau đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 90/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994, quy định về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; tiếp đến năm 1998 chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất quy định tại Nghị định 90/CP được thay thế sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hơn tại Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Chính sách bồi thường, GPMB theo quy định của Nghị định số 22/1998/NĐ-CP được áp dụng chung cho mọi trường hợp bị Nhà nước thu hồi đất. Đây là một điểm khác so với Nghị định số 90/CP và người sử dụng đất được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất có trách nhiệm đền bù thiệt hại về đất và tài sản cho người có đất bị thu hồi để giao hoặc cho mình thuê (Luật đất đai, 2003).
- Luật Đất đai năm 2003 được Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 (thay thế Luật Đất đai 1993), đầy đủ hơn về các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất; để hướng dẫn quy định bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trong Luật Đất đai, ngày 03 tháng 12 năm 2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 197/2004/NĐ-CP về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất (thay thế cho chính sách đền bù quy định tại Nghị định số 22/1998/NĐ-CP) đã quy định toàn diện hơn, đầy đủ hơn, cụ thể hơn về chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế và từ năm 2004 đến nay để phục vụ yêu cầu củng cố an ninh, quốc phòng bảo vệ tổ quốc và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Chính phủ đã tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thêm chính sách bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trong các Nghị định số 17/2006/NĐ-CP ngày 27
tháng 01 năm 2006, Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 và Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính phủ.
1.2.2.2. Từ khi Luật đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành đến nay
Trên cơ sở tổng kết 10 năm thi hành Luật Đất đai và xuất phát từ yêu cầu của giai đoạn mới. Luật Đất đai sửa đổi đã thể chế hóa đúng và đầy đủ những quan điểm, định hướng nêu trong Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI, thể hiện được ý chí, nguyện vọng của đại đa số nhân dân.
Luật đất đai năm 2013 là luật có phạm vi điều chỉnh bao quát nhất, thể hiện đầy đủ nhất hơi thở của cuộc sống so với các Luật Đất đai đã ban hành trước đó. Luật có rất nhiều nội dung mới, trong đó đáng chú ý tập trung vào các vấn đề đang đặt ra trong quản lý sử dụng đất đai sau:
- Quy định một cách cụ thể hơn quyền và trách nhiệm Nhà nước, những bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất; các quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất phù hợp với từng đối tượng, từng hình thức sử dụng đất và điều kiện để thực hiện các quyền của người sử dụng đất.
- Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật đất đai đối với khu vực nông nghiệp nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng nâng thời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân lên 50 năm thống nhất cho các loại đất nông nghiệp; mở rộng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân; khuyến khích nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất để tập trung đất đai; quy định chặt chẽ chế độ quản lý, sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực quốc gia và bảo vệ môi trường.
- Hoàn thiện quy định về điều tra, đánh giá đất đai nhằm khắc phục bất cập hiện nay đó là chỉ mới quan tâm về điều tra số lượng đất, chưa quan tâm đến vấn đề chất lượng đất. Làm rõ mối quan hệ giữa quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất với quy hoạch, kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, của địa phương; quy định đầy đủ, rõ ràng căn cứ và nội dung lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất của từng cấp để vừa đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý của từng cấp. Quy định cụ thể nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện để làm cơ sở thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất gắn với nhu cầu sử dụng đất trong năm của các ngành, lĩnh vực, của các cấp, phù hợp với khả năng đầu tư và huy động nguồn lực, khắc phục lãng phí trong việc giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.
- Tăng cường hơn việc vận hành các quan hệ đất đai theo cơ chế thị trường, tiến tới xóa bỏ bao cấp trong quản lý, sử dụng đất đai, khắc phục tình trạng “xin - cho” trong sử dụng đất thông qua các quy định thu hẹp các trường hợp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, chuyển cơ bản sang áp dụng hình thức thuê đất; thực hiện cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất khi giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất; thực hiện định giá đất theo nguyên tắc phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước; quy định cụ thể về cơ quan xây dựng, cơ quan thẩm định giá đất và tư vấn xác định giá đất.
- Hoàn thiện cơ chế nhằm phát huy nguồn lực từ đất đai thông qua quy định Nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất; lập Quỹ phát triển đất, tạo quỹ đất “sạch” để đấu giá quyền sử dụng đất; mở rộng các đối tượng thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê. Quy định cụ thể điều kiện được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư nói chung, để thực hiện dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng, dự án đầu tư tại xã thuộc khu vực biên giới, ven biển và hải đảo nói riêng nhằm lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực, khắc phục một cách có hiệu quả việc giao đất, cho thuê đất tràn lan, kém hiệu quả trong thời gian vừa qua. Bổ sung và hoàn thiện quy định về chế độ sử dụng đối với đất khu công nghiệp, khu công nghệ
cao và khu kinh tế, đất để xây dựng công trình ngầm để đáp ứng yêu cầu đặt ra của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Tăng cường hơn công khai, minh bạch và dân chủ trong quản lý, sử dụng đất, góp phần phòng, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí và làm giảm các khiếu kiện trong lĩnh vực đất đai, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai thông qua các quy định cụ thể về những trường hợp thật cần thiết Nhà nước phải thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Quy định đăng ký đất đai là bắt buộc, thực hiện đăng ký đất đai trên mạng điện tử; khung pháp lý về thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai, quyền tiếp cận thông tin đất đai. Quy định việc tham gia của người dân, trách nhiệm giải trình của Nhà nước trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trong việc bố trí tái định cư, đào tạo, chuyển đổi nghề, hỗ trợ tìm kiếm việc làm. Quy định cụ thể về việc giám sát đối với công tác quản lý, sử dụng đất của các cơ quan dân cử, của công dân; hình thành hệ thống theo dõi, đánh giá đối với quản lý và sử dụng đất trên phạm vi cả nước và các địa phương.
- Thiết lập sự bình đẳng trong việc tiếp cận đất đai, thực hiện quyền và nghĩa vụ sử dụng đất giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài cho phù hợp với yêu cầu hội nhập và thu hút đầu tư. Nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đều được áp dụng hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê; các trường hợp còn lại được áp dụng hình thức thuê đất trả tiền hàng năm hoặc thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê. Mở rộng quyền cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất; quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở.
- Quan tâm hơn đến việc đảm bảo quyền sử dụng đất cho nhóm người dễ bị tổn thương như phụ nữ, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Luật quy định cụ thể trách nhiệm của Nhà nước về đất ở, đất sản xuất nông nghiệp đối với đồng bào dân tộc thiểu số; quy định việc cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ và chồng; bổ sung quy định chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.
- Đã luật hóa và quy định cụ thể trong Luật nhiều nội dung, đặc biệt là các nội dung có liên quan đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất như thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, 1992).
Để cụ thể hóa các quy định của Luật đất đai 2013, Chính phủ, các Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành nhiều văn bản dưới Luật như Nghị định, Thông tư cụ thể hóa các điều luật về giá đất, bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất và tái định cư, cụ thể như: Nội dung cụ thể về bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Đối tượng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất là các trường hợp không được bồi thường về đất. Chi phí đầu tư vào đất còn lại là các chi phí mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất nhưng đến thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất còn chưa thu hồi hết, đó là chi phí san lấp mặt bằng, chi phí cải tạo làm tăng độ mầu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh và các chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất. Những chi
phí đầu tư vào đất còn lại phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất, nếu không có thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương để xác định (Nghị định số 47/2014/NĐ-CP). Giá đất tính bồi thường là giá đất cụ thể được xác định tại thời điểm Nhà nước quyết định thu hồi đất bằng các phương pháp so sánh trực tiếp, chiết trừ, thu nhập, thặng dư và phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất. Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất chỉ được áp dụng đối với các dự án có các thửa đất liền kề nhau, có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lời và thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự nhay hoặc trường hợp tại khu vực thu hồi đất khoogn bảo đảm yêu cầu về thông tin để áp dụng các phương pháp khác (Nghị định số 44/2014/NĐ-CP; Nghị định số 01/2017/NĐ-CP). Để có cở sở pháp lý xác định bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất có nguồn gốc được giao không đúng thẩm quyền trước ngày 01/7/2004 nhưng đã nộp tiền để được sử dụng đất mà chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng, tại Nghị định số