Đánh giá sự ảnh hưởng của công tác GPMB của dự án đến đời sống của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án khu công viên quảng trường tỉnh tại phường khai quang, thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 71)

3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

3.3. Đánh giá sự ảnh hưởng của công tác GPMB của dự án đến đời sống của

bị ảnh hưởng: ảnh hưởng đến thu nhập, đến công việc...

3.3. Đánh giá sự ảnh hưởng của công tác GPMB của dự án đến đời sống của các hộ dân của các hộ dân

3.3.1. Tác động đến lao động, việc làm và thu nhập của người dân sau khi thu hồi đất

Bảng 3.13: Tình hình lao động và việc làm của các hộ dân bị thu hồi đất tại dự án

Chỉ tiêu điều tra ĐVT

Trước khi thu hồi đất

Sau thu hồi đất 1 năm Tổng số (hộ) Tỷ lệ (%) Tổng số (hộ) Tỷ lệ (%) 1. Số hộ điều tra Hộ 100 100 100 100

2. Số nhân khẩu Người 416 100 417 100

3. Tình hình lao động Người 219 52,64 219 52,52

+ Làm nông nghiệp 61 27,85 52 23,74

+ Làm việc trong các doanh nghiệp 46 21 46 21

+ Cán bộ,công chức 37 16,89 37 16,89

+ Làm nghề khác 34 15,52 44 20,09

+ Không có việc làm 05 2,28 09 4,11

4. Số người làm việc tại phường Người 03 1,39 03 2,52 5. Số người làm việc ở nơi khác Người 07 5,88 07 5,88

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Để đánh giá được sự tác động của việc thu hồi đất đến các hộ dân trong phạm vi của dự án thì kết quả của việc điều tra, phỏng vấn các hộ dân về tình hình lao động, công việc của các hộ trước và sau khi bị thu hồi đất cho chúng ta thấy rõ nhất được thể hiện tại bảng 3.13 như sau:

+ Tình hình lao động của các hộ trước khi bị thu hồi đất chiếm tỷ lệ 52,64% , đối với các hộ sau khi bị thu hồi đất là 52,52%.

+ Số lao động làm nông nghiệp sau khi bị thu hồi đất giảm 09 lao động (giảm 4,11%) so với trước khi bị thu hồi đất.

+ Số lao động bị thu hồi đất, buôn bán nhỏ, lẻ giảm sau khi bị thu hồi đất giảm 05 lao động (giảm 2,29%)

+ Số lao động sau khi bị thu hồi đất chuyển đổi sang ngành nghề khác tăng lên 4,57% và số lao động thất nghiệp tăng lên 1,83% so.

+ Số lao động sau khi bị thu hồi đất không bị ảnh hưởng đến công việc là các lao động làm trong các doanh nghiệp và cán bộ, công chức.

Như vậy, qua kết quả trên chúng ta có thể nhận thấy rằng việc thu hồi đất cho dự án đã ảnh hưởng đến công việc của các lao động tại các hộ bị thu hồi đất. Làm cho số lượng lao động thất nghiệp tăng lên, số lượng lao động chuyển đổi sang các ngành khác tăng, số lượng lao động làm nông nghiệp giảm xuống vì không còn đất canh tác, chăn nuôi, trồng trọt,...

Bảng 3.14: Thu nhập bình quân của người dân tại dự án

Thu nhập Đơn vị Trước thu

hồi đất

Sau thu hồi đất 1

năm

Thu nhập bình quân của hộ/năm Triệu đồng 188 174,7 Thu nhập bình quân đầu

người/năm Triệu đồng 79 73,4

Thu nhập bình quân đầu

người/tháng Triệu đồng 6,58 6,12

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Qua bảng số liệu 3.14 cho thấy thu nhập bình quân của các hộ sau khi bị thu hồi đất 1 năm có phần bị giảm xuống so với trước khi thu hồi như:

+ Thu nhập bình quân của hộ/năm sau khi bị thu hồi đất 1 năm bị giảm xuống 13,3 triệu đồng/năm

+ Thu nhập bình quân đầu người/năm sau khi bị thu hồi đất 1 năm bị giảm xuống 5,6 triệu đồng/năm

+ Thu nhập bình quân đầu người/ tháng sau khi bị thu hồi đất 1 năm giảm xuống 460.000 đồng/tháng.

Như vậy, sau khi bị thu hồi đất 1 năm các hộ dân đều có thu nhập giảm so với trước khi bị thu hồi đất. Sở dĩ vậy, vì sau khi bị thu hồi đất người một số người dân chưa có công việc ổn định, một số hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp thì không có đất để trồng trọt sản xuất.... dẫn đến thu nhập bị giảm.

Bảng 3.15: Tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất

STT Chỉ tiêu Tổng số Tỷ lệ %

Tổng số hộ 100 100%

1 Số hộ có thu nhập cao hơn 8 8

2 Số hộ có thu nhập không đổi 79 79

3 Số hộ có thu nhập kém đi 13 13

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Kết quả tại bảng 3.15 cho thấy tình hình thu nhập của các hộ sau khi bị thu hồi đất như sau: Trong tổng số 100 hộ điều tra, phỏng vấn có 79 hộ có thu

nhập không đổi sau khi bị thu hồi đất chiếm tỷ lệ cao nhất 79%, hầu hết các hộ này đều là các hộ làm việc trong các doanh nghiệp, cán bộ công chưcc, viên chức trong nhà nước nên sau khi bị thu hồi đất nguồn thu nhập của các hộ này không bị ảnh hưởng.

Số hộ có thu nhập kém đi là 13 hộ, chiếm tỷ lệ 13% chủ yếu là các hộ bị thu hồi đất nông nghiệp., các hộ này sau khi bị thu hồi đất không còn đất canh tác trồng trọt nên dẫn đến nguồn thu nhập bị giảm sút.

Số hộ có thu nhập cao hơn sau khi bị thu hồi đất là 08 hộ, chiếm tỷ lệ 8%, các hộ này là những hộ bị thu hồi đất với điện tích ít, diện tích đất bị thu hồi không ảnh hưởng đến đất sản xuất, canh tác hay kinh doanh. Ngoài ra, những hộ này gần khu dự án nên sau khi có dự án đi vào xây dựng các hộ này xin làm công nhân, làm chạy xe vận chuyển nguyên vật liệu,... do đó thu nhập của họ tăng lên sau khi dự án thu hồi đất.

3.3.2. Tác động đến việc phát triển các công trình hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội

Bảng 3.16: Tình hình cơ sở hạ tầng sau khi thu hồi đất

STT Chỉ tiêu Tổng số Tỷ lệ %

Tổng số hộ 100 100

1 Cơ sở hạ tầng tốt hơn 62 62

2 Cơ sở hạ tầng không đổi 27 27

3 Cơ sở hạ tầng kém đi 11 11

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Cơ sở hạ tầng của dự án là một trong những khâu quan trọng trong quá trình quy hoạch dự án, tại bảng 3.16 cho thấy tình hình cơ sở hạ tầng của dự án Khu quảng trường tỉnh Vĩnh Phúc sau khi thu hồi đất như sau:

+ Số hộ đánh giá cơ sở hạ tầng tốt hơn sau khi thu hồi đất là 62 hộ, chiếm tỷ lệ 62%. Những hộ dân này cho biết sau khi dự án đi vào hoạt động cở sở hạ tầng đã quy mô hơn, đường xá thông thoáng hơn....

+ Số hộ đánh giá cơ sở hạ tầng không đổi sau khi thu hồi đất là 27 hộ, chiếm tỷ lệ 27%. Những hộ này đánh giá cơ sở hạ tầng sau khi thu hồi đất chưa có sự khác biệt so với trức khi thu hồi đất,

+ Số hộ đánh giá cơ sở hạ tầng kếm đi sau khi thu hồi đất là 11 hộ, chiếm tỷ lệ 11% là những hộ cho rằng dự án đi vào hoạt động lượng xe vận chuyển nguyên vật liệu đi lại nhiều hơn gây ôi nhiễm môi trường, xe tải trọng lượng nặng gây ra các ổ gà, ổ vôi, vật liệu xây dựng tại dự án đổ bừa bãi trên hành lang

3.3.3. Tác động đến tình hình an ninh, trật tự xã hội

Bảng 3.17: Tình hình an ninh, trật tự xã hội sau khi thu hồi đất

STT Chỉ tiêu Tổng số Tỷ lệ %

Tổng số hộ 100 100

1 Tình hình an ninh,trật tự xã hội tốt hơn 71 71,0 2 Tình hình an ninh,trật tự xã hội không đổi 26 26,0 3 Tình hình an ninh,trật tự xã hội kém đi 03 3,0

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Kết quả đánh giá tình hình an ninh, trật tự xã hội tại khu vực dự án Khu quảng trường tỉnh Vĩnh Phúc được thể hiện ở bảng 3.17 cho thấy: Số hộ đánh giá tình hình an ninh trật tự xã hội tốt hơn sau khi thu hồi đất là 71 hộ, chiếm tỷ lệ 71%. Số hộ đánh giá an ninh, trật tự không được tốt sau khi thu hồi đất là 03 hộ, chiếm tỷ lệ 3%. Sở dĩ vậy vì khi có khu dự án Quảng trường tỉnh đi vào hoạt động, số lượng quán nước ven đường xuất hiện nhiều hơn nên làm tập trung động số lượng người dân tại khu dự án dẫn đến ồn ào.

3.3.4. Tác động đến cảnh quan và môi trường sống của người dân

Bảng 3.18: Tình hình cảnh quan và môi trường sống của người dân sau khi thu hồi đất

Tổng số hộ 100 100 1 Tình hình cảnh quan, môi trường sống tốt hơn 82 82,00 2 Tình hình cảnh quan, môi trường sống không

đổi

17 17,00

3 Tình hình cảnh quan, môi trường sống kém đi 01 1,0

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Tình hình cảnh quan và môi trường sống của người dân sau khi thu hồi đất tốt hơn là 82 hộ đánh giá, chiếm tỷ lệ 82%; tiếp theo là số hộ đánh giá cảnh quan, môi trường không đổi là 17 hộ, chiếm tỷ lệ 17% và thấp nhất là số hộ đánh giá cảnh quan, môi trường sống kém đi là 01 hộ, chiếm tỷ lệ 1%.

Như vậy, có thể nhận thấy cảnh quan và môi trường sống của người dân sau khi bị thu hồi đất được đánh giá tốt chiếm tỷ lệ cao. Khu quảng trường đi vào hoạt đồng người dân có không gian vui chơi, thư giản và tập thể dụng, là nơi sinh hoạt cộng đồng ...

3.3.5. Đánh giá của người dân về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án

Bảng 3.19: Bảng tổng hợp đánh giá của người dân về công tác bồi thường GPMB của dự án

Nội dung Số phiếu Tỷ lệ (%)

Tổng số phiếu 100 100

Xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Hợp lý 89 89

Chưa hợp lý 11 11

Xác định diện tích được bồi thường Hợp lý 96 96

Chưa hợp lý 04 4

Thống kê, xác định nhà cửa, tài sản, vật kiến trúc trên đất

Hợp lý 100 100

Chưa hợp lý 0 0

Đơn giá bồi thường về đất Hợp lý 97 97

Đơn giá bồi thường nhà cửa, tài sản, vật kiến trúc trên đất Hợp lý 96 96 Chưa hợp lý 04 4 Chính sách, hỗ trợ Hợp lý 100 100 Chưa hợp lý 0 0 Trình tự thực hiện công tác GPMB của các cấp, các ngành Đúng quy định 100 100 Chưa đúngquy định 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra, phỏng vấn các hộ)

Kết quả tại bảng số liệu 3.19 cho thấy

+ Số phiếu xác định đối tượng và điều kiện được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hợp lý chiếm tỷ lệ 89%; số phiếu đánh giá không hợp lệ là 11%.

+ Số phiếu đánh giá xác định diện tích được bồi thường hợp lý là 96 phiếu, chiếm tỷ lệ 96%; số phiếu đánh giá không hợp lệ 4 phiếu, chiếm tỷ lệ 4%.

+ Số phiếu đánh giá thống kê, xác định nhà cửa, tài sản, vật kiến trúc trên đất hợp lý là 100 phiếu, chiếm tỷ lệ 100%

+ Số phiếu đánh giá đơn giá bồi thường về đất hợp lý 97 phiếu, chiếm tỷ lệ 97%; số phiếu đánh giá không hợp lệ là 3 phiếu, chiếm tỷ lệ 3%.

+ Số phiếu đánh giá đơn giá bồi thường nhà cửa, tài sản, vật kiến trúc trên đất hợp lệ là 96 phiếu, chiếm tỷ lệ 96%; số phiếu đánh giá không hợp lệ là 4 phiếu, chiếm tỷ lệ 4%.

+ Số phiếu đánh giá chính sách, hỗ trợ hợp lý là 100 phiếu, chiếm tỷ lệ 100%

+ Số phiếu đánh giá trình tự thực hiện công tác GPMB của các cấp, các ngành đúng quy định là 100 phiếu, chiếm tỷ lệ 100%

3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, tồn tại và giải pháp đối với công tác GPMB khi nhà nước thu hồi đất đối với dự án

3.4.1. Thuận lợi

Dự án khu quảng trường của Thành phố Vĩnh Yên góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Thành phố Vĩnh Yên. Nên khi thực hiện dự án được các

ban ngành, lãnh đạo quan tâm giúp đỡ và luôn luôn giám sát nhắc nhở ngay từ những bước đầu thực hiện.

Qua thực tế triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư các dự án trên địa bàn phường Khai Quang; Ban chỉ đạo, các liên ngành, UBND Thành phố Vĩnh Yên đã giải quyết rất nhanh các vấn đề còn vướng mắc, phát sinh đến GPMB nên việc GPMB trên địa bàn Thành phố được giải quyết kịp thời. Sự quan tâm chỉ đạo vào quyết liệt của UBND, HĐND Thành phố cũng như sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến các phường ngay từ bước đầu triển khai dự án. Trong quá trình thực hiện công tác GPMB chính quyền cùng Chủ đầu tư luôn luôn có sự phối hợp, giải quyết những khó khăn gặp phải.

Thường xuyên đối thoại, trả lời và giải quyết kịp thời những đơn thư, kiến nghị của người dân có đất bị thu hồi. Những trường hợp kiến nghị vượt thẩm quyền giải quyết, UBND phường báo cáo UBND Thành phố xem xét giải quyết để đảm bảo quyền lợi chính đáng của những người dân nên đại đa số người dân hợp tác, đồng thuận trong công tác GPMB.

Đồng thời, trong quá trình triển khai GPMB, để đảm bảo khách quan, công bằng, phương châm chỉ đạo của Thành phố là cái gì có lợi cho người dân thì vận dụng thực hiện nhưng phải theo đúng tiến độ của Nhà nước để nhân dân hưởng ứng và đồng thuận cao. Đối với những hộ gia đình trong quá trình vận động giải tỏa, di rời gặp khó khăn, chưa thông suốt, các ngành cùng vào cuộc, có sự phối hợp chặt chẽ để tập trung tuyên truyền, đối thoại nhằm giải quyết dứt điểm từng hộ bị thu hồi đất.

3.4.2. Một số tồn tại, khó khăn

1- Trong quá trình kê khai, kiểm đếm đất đai và tài sản trên đất, do công tác quản lý hồ sơ, sổ sách, bản đồ ở địa phương còn lỏng lẻo, không được cập nhật thường xuyên dẫn đến sai xót trong việc xác định nguồn gốc đất và chủ sử dụng đất dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung phương án bồi thường GPMB.

2- Nhận thức về pháp luật của một số bộ phận người dân còn hạn chế, một số người dân cố tình không chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến công tác bồi thường, GPMB như: Không cho Hội đồng bồi thường tiến hành kê khai, kiểm đếm hoặc xây dựng mới một số tài sản trên đất, trồng mới các loại cây trên đất bị thu hồi sau khi có thông báo công khai quy hoạch, thu hồi đất để thực hiện dự án, nhằm mục đích lấy đền bù, gây khó khăn trong công tác kê khai, kiểm đếm, lập phương án bồi thường, hỗ trợ; Đòi hỏi bồi thường, hỗ trợ ngoài chế độ của Nhà nước, đề nghị được bồi thường đất, tài sản bằng với giá thỏa thuận ở những khu vực giáp ranh hoặc đề nghị được bồi thường theo đơn giá tương đương với đơn giá bồi thường, hỗ trợ của thành phố.

3- Đối với trường hợp các hộ dân được giao đất tái định cư thì giá đất tái định cư một số ô lại cao hơn giá đất tại vị trí thu hồi nên người dân phải nộp thêm tiền chênh lệch về giá đất đó. Vì vậy một số hộ dân không chấp nhận với lý do khi nhà nước thu hồi đất, họ vừa mất đất, mất nhà lại phải nộp thêm tiền sử dụng đất để ra khu tái định cư gây cản trở, khó khăn cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB.

3.4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác GPMB, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên

3.4.3.1. Các giải pháp chung

a, Chính sách bồi thường thiệt hại về đất

Việc bồi thường thiệt hại về đất ở bằng cách giao đất ở khu TĐC nên xem xét theo quy hoạch và định mức đất ở có như vậy mới đảm bảo về quy hoạch - kiến trúc, đồng thời khi lập dự án cũng như xác định nhu cầu đất tái định cư được dễ dàng hơn.

Cần thành lập cơ quan nghiên cứu và quản lý thị trường bất động sản, việc quản lý thị trường này vừa thể hiện chức năng quản lý của Nhà nước vừa sử dụng là công cụ để Nhà nước điều tiết lại chính thị trường đó theo các định hướng chiến lược của Nhà nước. Trong công tác quản lý đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án khu công viên quảng trường tỉnh tại phường khai quang, thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)