3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
1.2.3. Công tác giải phóng mặt bằng ở tỉnh Vĩnh Phúc
- Tổng số dự án đang triển khai (bao gồm cả dự án chuyển tiếp và dự án thực hiện mới) trên địa bàn tỉnh từ 01/01/2016 đến 30/4/2018 là: 446 dự án.
- Tổng diện tích cần thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng của các dự án là: 2.399,76 ha. Trong đó:
+ Tổng diện tích đã thực hiện bồi thường GPMB xong là 1.201,43 ha. + Tổng diện tích chưa thực hiện bồi thường GPMB xong là 1.193,78 ha
- Tổng số hộ gia đình, cá nhân và tổ chức bị thu hồi đất để thực hiện bồi thường GPMB là: 38.477 hộ. Trong đó tổng số hộ tái định cư là 925 hộ, với diện tích tái định cư là 86.602,96 m2.
Bảng 1.1. Kết quả thực hiện của từng huyện thể hiện cụ thể theo bảng sau:
TT Huyện/thị Tổng số dự án đang thực hiện Tổng diện tích cần thực hiện BTGP MB (ha) Diện tích Đã thực hiện bồi thường GPMB xong (ha) DT Chưa thực hiện bồi thường GPMB xong (ha) Tổng số hộ gia đình, cá nhân, tổ chức bị thu hồi đất (hộ) Tổng số hộ tái định cư (hộ) Diện tích tái định cư (m2) 1 TP Vĩnh Yên 35 73,0 47,1 25,9 2.743,0 14,0 1.700,0 2 TP Phúc Yên 31 45,2 26,9 18,3 1.855,0 - - 3 Lập Thạch 28 64,4 63,1 1,3 2.647,0 17,0 850,0 4 Yên Lạc 57 55,5 25,2 25,7 3.348,0 1,0 151,0 5 Tam Dương 75 158,4 119,5 39,0 1.347,0 10,0 2.800,0 6 Bình Xuyên 52 884,1 421,6 462,5 4.202,0 98,0 2,86 7 Tam Đảo 37 225,1 86,0 139,1 7.628,0 521,0 14,5 8 Vĩnh Tường 83 91,9 87,9 4,0 3.555,0 14,0 1.052,8 9 Sông Lô 25 67,6 65,1 2,5 5.102,0 56,0 14.661,8 10 Ban GPMB&PTQĐ 23 734,5 259,1 475,5 6.050,0 194,0 65.370,0 Tổng 446 2.399,76 1.201,43 1.193,78 38.477,00 925,00 86.602,96
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Vĩnh Phúc)
Việc xác định giá đất để tính bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất: trình tự thủ tục thực hiện theo quy định của Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành. Đơn vị thực hiện việc xác định giá đất gồm có: Các đơn vị tư vấn định giá đất và UBND các huyện, thành phố.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh một số dự án đã được triển khai từ nhiều năm nay nhưng những vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng vẫn chưa được giải quyết triệt để như: Hạ tầng khu dân cư nhà máy cơ khí, đất dịch vụ xã Định Trung, xã Thanh Trù, phường Tích Sơn; dự án cải tạo nâng cấp đường Nguyễn Tất Thành, một số dự án kè; dự án xây dựng khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên, Khu công nghiệp Chấn Hưng,… Vì vậy, nhà đầu tư không thể triển khai xây dựng công trình đúng tiến độ quy định.
* Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là do:
+ Do cơ chế chính sách hiện nay tạo ra sự chênh lệch giá bồi thường GPMB, dẫn đến việc người dân có sự so bì, không nhận tiền, không bàn giao đất đó là các dự án Nhà nước, dư âm của các dự án thỏa thuận, các dự án thu hồi nhưng giao cho Doanh nghiệp thực hiện (các khu đô thị, các doanh nghiệp này có sự hỗ trợ thêm ngoài giá bồi thường theo qui định của Nhà nước);
+ Nhận thức và ý thức của một số bộ phận người dân trong việc thực hiện chủ trương thu hồi đất và chính sách bồi thường GPMB chưa cao, cố tình không chấp hành việc thu hồi đất, không nhận tiền bồi thường, không bàn giao đất và thắc mắc, kiến nghị vượt quá quy định, không thể giải quyết được dẫn đến dự án thực hiện kéo dài;
+ Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, Chính quyền ở một số đơn vị xã, phường thực hiện chưa thực sự tích cực, chưa chủ động trong việc xây dựng kế hoạch, đề ra biện pháp, bố trí cán bộ có đủ năng lực tham gia triển khai thực hiện công tác bồi thường GPMB;
+ Trách nhiệm, năng lực của một số đồng chí cán bộ tham gia quá trình thực hiện công tác bồi thường GPMB chưa cao.
+ Công tác phối hợp giữa các phòng, ban, đơn vị chuyên môn còn chưa nhịp nhàng, chưa thống nhất, dẫn đến xử lý công việc còn lúng túng, chưa thông xuốt. Trách nhiệm của một số phòng, ban, đơn vị còn chưa cao, còn đùn đẩy trách nhiệm dẫn đến dự án chậm.
+ Công tác quản lý đất đai, quản lý sử dụng đất chưa được chặt chẽ, việc lấn chiếm đất công, sử dụng đất không đúng mục đích được giao...gây nên nhiều khó khăn trong công tác bồi thường GPMB.
- Để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, tỉnh đang xây dựng, hoàn thiện cơ chế hỗ trợ cho nông dân trong việc thu hồi đất, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề; chính sách đào tạo bồi dưỡng cán bộ, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển nông nghiệp nông dân và nông thôn đảm bảo an sinh xã hội, ổn định và phát triển kinh tế xã hội địa phương.
Bên cạnh đó, Vĩnh Phúc tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của chính quyền các cấp. Tăng cường công tác truyền thông, phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, từng bước làm chuyển biến nhận thức của cộng đồng trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai làm cho người sử dụng đất cũng như người quản lý về đất đai thực hiện đẩy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình quản lý và sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, tỉnh Vĩnh Phúc đang kiến nghị sửa đổi bổ sung một số điều Luật Đất đai năm 2013 và các Văn bản hướng dẫn thi hành cho phù hợp với thực tế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của địa phương. Hoàn thiện các chính sách pháp luật đất đai theo hướng ổn định, đơn giản, phù hợp với điều kiện thực tế địa phương (Hoàng Thị Nga, 2010).
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Kết quả bồi thường về đất, tài sản trên đất trong phạm vi ranh giới của dự án nghiên cứu.
- Nhận thức và phản hồi của người dân về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án nghiên cứu.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Dự án khu công viên quảng trường tỉnh tại phường Khai Quang thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 4 năm 2019 đến tháng 4/2020
2.2. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu của đề tài, tôi tiến hành nghiên cứu những nội dung chính sau đây:
2.2.1. Đánh giá sơ lược về tình hình cơ bản của thành phố Vĩnh Yên
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế của Thành phố Vĩnh Yên - Đặc điểm kinh tế, xã hội
- Tình hình sử dụng đất của Thành phố Vĩnh Yên
2.2.2. Đánh giá kết quả của công tác bồi thường, GPMB bằng dự án khu Công viên quảng trường tỉnh tại phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Tổng quát về tình hình chung của việc thực hiện giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên
- Thực trạng công tác GPMB, bồi thường, hỗ trợ tái định cư tại dự án khu Công viên quảng trường tỉnh Vĩnh Phúc tại phường Khai Quang thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc
- Đánh giá kết quả thực hiện bồi thường thiệt hại về đất đai, tài sản, vật kiến trúc, và cây trồng trên đất
- Đánh giá các chính sách hỗ trợ của dự án
2.2.3. Đánh giá sự ảnh hưởng của công tác giải phóng mặt bằng của dự án tới đời sống của người dân.
- Tác động đến lao động, việc làm và thu nhập của người dân sau khi thu hồi đất
- Tác động đến việc phát triển các công trình hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội - Tác động đến tình hình an ninh, trật tự xã hội
- Tác động đến cảnh quan và môi trường sống của người dân
- Đánh giá của người dân về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của dự án.
2.2.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và giải pháp
- Thuận lợi và khó khăn - Các giải pháp
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
2.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Vĩnh Yên tại các Phòng, Ban chức năng, UBND thành phố; Các số liệu, tài liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất đai của thành phố Vĩnh Yên tại Phòng Tài nguyên & Môi trường, phòng Thống kê, Ban GPMB và Phát triển Quỹ Đất tỉnh Vĩnh Phúc ….
- Thu thập tài liệu, số liệu về thu hồi đất (diện tích, vị trí), các chính sách của Nhà nước và cơ chế của tỉnh đối với giải phóng mặt bằng thực hiện dự án.
- Thu thập tài liệu, số liệu về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các hộ dân nằm trong khu vực nghiên cứu...
2.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Tiến hành điều tra, khảo sát thực địa về hiện trạng của dự án, nhằm mục đích đánh giá những tồn tại, khó khăn, phục vụ cho việc xây dựng, thực hiện phương án bồi thường giải phóng mặt bằng.
- Xác định ranh giới các thửa đất bị hu hồi;
- Điều tra thực hiện công tác bồi thường, GPMB của dự án;
- Thu thập, nghiên cứu các văn bản pháp lý của trung ương, địa phương liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất.
* Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích thu thập thông tin thông qua bộ phiếu điều tra ý kiến đánh giá của người dân về dự án. Cụ thể:
- Phạm vi điều tra thu thập là toàn bộ 100 số hộ dân có đất bị thu hồi nằm trong dự án bằng phiếu điều tra đã được in sẵn.
- Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bộ phiếu câu hỏi có sẵn; - Đối tượng phỏng vấn là các chủ hộ hoặc lao động chính của hộ;
- Nội dung chính của điều tra phỏng vấn là các vấn đề liên quan đến giá, hình thức bồi thường, hỗ trợ, thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác bồi thường của dự án; ảnh hưởng của dự án đến công ăn việc làm, đời sống của người dân bị mất đất và về vấn đề ảnh hưởng đến môi trường của dự án.
Tiêu chí để xác định:
+ Mức độ hợp lý về giá bồi thường về đất và tài sản trên đất; + Mục đích sử dụng tiền bồi thường, hỗ trợ;
+ Việc công khai, dân chủ của TTPTQĐ;
+ Mức bồi thường hỗ trợ đã đảm bảo ổn định đời sống chưa; + Một số nội dung khác.
2.3.2. Phương pháp so sánh, tổng hợp, xử lí, đánh giá và phân tích số liệu
Phương pháp xử lí số liệu: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, dùng phần mềm xử lý số liệu Excel, thống kê theo nhóm số phiếu điều
tra, xử lý số liệu điều tra.
Phương pháp phân tích đánh giá kết quả nghiên cứu: Việc phân tích đánh các nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp trên cơ sở so sánh đối chiếu, số liệu được phân tích sát sao, đúng đắn khoa học đảm bảo minh bạch chính xác.
Phương pháp so sánh: So sánh giá thị trường, giá bồi thường, hệ số chênh lệch, so sánh việc thực hiện với chính sách Nhà nước quy định để qua đó đưa ra các đánh giá cụ thể về các nội dung nghiên cứu.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Vĩnh Yên
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Vĩnh Yên có diện tích tự nhiên là 5.039,20 ha, chiếm 4,1% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc; có 09 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 07 phường (Tích Sơn, Liên Bảo, Hội Hợp, Đống Đa, Ngô Quyền, Đồng Tâm và Khai Quang) và 02 xã (Định Trung và Thanh Trù)
Hình 3.1: Bản đồ hành chính thành phố Vĩnh Yên
Thành phố nằm trong tọa độ địa lý từ 105032’54” đến 105o38’19” Kinh độ Đông và từ 21015’19” đến 21020’19” Vĩ độ Bắc. - Phía Bắc và phía Tây giáp huyện Tam Dương.
- Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên.
- Phía Nam giáp huyện Yên Lạc và huyện Bình Xuyên.
Thành phố Vĩnh Yên nằm cách Thủ đô Hà Nội hơn 50 km về hướng Tây Bắc theo quốc lộ 2, cách Thành phố Việt Trì (Phú Thọ) khoảng 25 km về hướng Đông, cách cảng hàng không quốc tế Nội Bài 20 km, cách Tuyên Quang 50 km về phía Nam và cách khu du lịch Tam Đảo 25 km về phía Đông Nam.
Lợi thế của thành phố là nằm trong chùm các đô thị đang phát triển, là nơi tập trung các đầu mối giao thông như quốc lộ số 2 (nối với các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang) và tuyến đường sắt Hà Nội - Vĩnh Yên; là cầu nối giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc với thủ đô Hà Nội. Những năm gần đây, sự hình thành và phát triển các tuyến hành lang kinh tế quốc tế và quốc gia liên quan đến Vĩnh Phúc đã làm cho thành phố Vĩnh Yên có điều kiện mở rộng mối liên kết kinh tế với các trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp và những thành phố lớn như: hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc. Vì vậy, vai trò quan trọng của thành phố Vĩnh Yên trong vùng Thủ đô Hà Nội và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ngày càng được nâng lên.
3.1.1.2. Địa hình
Thành phố Vĩnh Yên có địa hình vùng đồi thấp, thoải, độ cao từ 9m đến 30m so với mặt nước biển. Khu vực có địa hình thấp nhất là Hồ Đàm Vạc. Địa hình có độ dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam và được chia thành 2 vùng:
- Vùng đồi thấp: Tập trung ở phía Bắc thành phố gồm xã Định Trung và phường Khai Quang, độ cao trung bình 26 m so với mặt nước biển, với nhiều quả đồi không liên tục xen kẽ ruộng và các khe lạch, thấp dần xuống phía Tây Nam. - Khu vực đồng bằng và đầm lầy: Thuộc phía Tây, Tây Nam thành phố gồm có xã Thanh Trù, phường Đồng Tâm và phường Hội Hợp. Đây là khu vực có địa hình bằng phẳng, độ cao trung bình 7,0 - 8,0 m xen kẽ là các ao, hồ, đầm có mặt nước lớn.
3.1.1.3. Khí hậu và thuỷ văn
Thành phố Vĩnh Yên là vùng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, khí hậu được chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Mùa xuân và thu là hai mùa chuyển tiếp, khí hậu ôn hoà, mùa hạ nóng và mùa đông lạnh.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm khoảng 240C (trong năm cao nhất vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8; chiếm trên 50% lượng mưa cả năm, thường gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ ở một số nơ
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình 82,5%/năm; giữa các tháng trong năm không có sự chênh lệch nhiều, độ ẩm cao vào mùa mưa và thấp vào mùa đông.
Nhìn chung, thời tiết của thành phố có nhiều thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, lượng mưa tập trung theo mùa, sương muối, kết hợp với điều kiện địa hình thấp trũng gây ngập úng cục bộ vào mùa mưa ở vùng trũng và khô hạn vào mùa khô ở vùng cao.
3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên đất
Đất của thành phố Vĩnh Yên là vùng phù sa cổ được nâng lên, có tầng dầy đất pha cát, lẫn ít cuội và sỏi, thích hợp để trồng cây ăn quả.