Một số tồn tại, khó khăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án khu công viên quảng trường tỉnh tại phường khai quang, thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 78)

3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

3.4.2. Một số tồn tại, khó khăn

1- Trong quá trình kê khai, kiểm đếm đất đai và tài sản trên đất, do công tác quản lý hồ sơ, sổ sách, bản đồ ở địa phương còn lỏng lẻo, không được cập nhật thường xuyên dẫn đến sai xót trong việc xác định nguồn gốc đất và chủ sử dụng đất dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung phương án bồi thường GPMB.

2- Nhận thức về pháp luật của một số bộ phận người dân còn hạn chế, một số người dân cố tình không chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước liên quan đến công tác bồi thường, GPMB như: Không cho Hội đồng bồi thường tiến hành kê khai, kiểm đếm hoặc xây dựng mới một số tài sản trên đất, trồng mới các loại cây trên đất bị thu hồi sau khi có thông báo công khai quy hoạch, thu hồi đất để thực hiện dự án, nhằm mục đích lấy đền bù, gây khó khăn trong công tác kê khai, kiểm đếm, lập phương án bồi thường, hỗ trợ; Đòi hỏi bồi thường, hỗ trợ ngoài chế độ của Nhà nước, đề nghị được bồi thường đất, tài sản bằng với giá thỏa thuận ở những khu vực giáp ranh hoặc đề nghị được bồi thường theo đơn giá tương đương với đơn giá bồi thường, hỗ trợ của thành phố.

3- Đối với trường hợp các hộ dân được giao đất tái định cư thì giá đất tái định cư một số ô lại cao hơn giá đất tại vị trí thu hồi nên người dân phải nộp thêm tiền chênh lệch về giá đất đó. Vì vậy một số hộ dân không chấp nhận với lý do khi nhà nước thu hồi đất, họ vừa mất đất, mất nhà lại phải nộp thêm tiền sử dụng đất để ra khu tái định cư gây cản trở, khó khăn cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB.

3.4.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác GPMB, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên

3.4.3.1. Các giải pháp chung

a, Chính sách bồi thường thiệt hại về đất

Việc bồi thường thiệt hại về đất ở bằng cách giao đất ở khu TĐC nên xem xét theo quy hoạch và định mức đất ở có như vậy mới đảm bảo về quy hoạch - kiến trúc, đồng thời khi lập dự án cũng như xác định nhu cầu đất tái định cư được dễ dàng hơn.

Cần thành lập cơ quan nghiên cứu và quản lý thị trường bất động sản, việc quản lý thị trường này vừa thể hiện chức năng quản lý của Nhà nước vừa sử dụng là công cụ để Nhà nước điều tiết lại chính thị trường đó theo các định hướng chiến lược của Nhà nước. Trong công tác quản lý đất

đai bồi thường GPMB, việc quản lý thị trường bất động sản có tác dụng cực kỳ to lớn, đó là xác định được chính xác giá trị tài sản đặc biệt là đất đai khi Nhà nước thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo Luật Đất đai và các quy định của bộ Luật dân sự (thu tiền sử dụng đất khi giao đất, tính các loại thuế thu từ đất, bồi thường thiệt hại từ đất...)

b, Bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất bị thu hồi

Về cơ bản chính sách bồi thường thiệt hại về tài sản như hiện nay đã được phần lớn người dân khi bị thu hồi đất chấp nhận.

Kết quả điều tra cho thấy một điều là các ý kiến cho rằng giá bồi thường vẫn còn thấp so với giá thị thường tại thời điểm thu hồi đất. Vì vậy cần phải sớm hoàn thiện hơn công tác định giá tài sản trên đất.

Việc bồi thường thiệt hại về tài sản cần tính theo mức thiệt hại thực tế, được xem xét bằng giá trị xây dựng mới. Cần thường xuyên xác định lại đơn giá bồi thường tài sản trên đất bị thu hồi sao cho sát với giá thị trường.

c, Chính sách hỗ trợ và ổn định cuộc sống

Không chỉ dừng lại ở việc bố trí nơi ở mới, mà cần lưu ý các giải pháp khôi phục cuộc sống cũng như tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới, đây là vấn đề cần được quan tâm. Điều này không chỉ là trách nhiệm của chủ đầu tư dự án mà còn là trách nhiệm của cả chính quyền địa phương.

Để ổn định đời sống và phát triển sản xuất cho người dân phải di chuyển là một nhu cầu tất yếu khách quan. Đảm bảo cho người dân bị thu hồi đất có một cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất cũng bằng trước lúc di chuyển, mặt khác như là một biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn ngừa những hậu quả xấu về kinh tế, xã hội, môi trường mà quá trình tái định cư có thể đem lại. Vì vậy cần có những chính sách, hỗ trợ cuộc sống cho họ như:

- Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Phát triển các làng nghề truyền thống, xây dựng các công trình dịch vụ nhỏ phục vụ cộng đồng dân cư.

- Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề: Người dân có thể được hỗ trợ bằng tiền hoặc bằng đào tạo trong các trường, trung tâm dạy nghề để được làm việc trong các dự án thu hồi trên đất của họ.

d, Hỗ trợ đào tạo việc làm

Hiện nay, chính sách hỗ trợ đào tạo việc làm chưa phù hợp với thực tế. Nhà nước cần mở trường để đào tạo nghề cho người mất đất có nhu cầu học nghề, mặt khác cần liên kết đào tạo với các doanh nghiệp để khi học nghề xong thì người học nghề có thể tìm được việc luôn vì trên thực tế những nghề học trong trường thông thường không phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp.

3.4.3.2. Các giải pháp cụ thể

- Đẩy mạnh công tác lập quy hoạch, tổ chức, công bố quy hoạch, cắm mốc giới, chỉ giới theo quy định của Luật Xây dựng, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch phục vụ yêu cầu nhiệm vụ giải phóng mặt bằng theo quy hoạch; giải phóng mặt bằng các dự án, nhất là các dự án trọng tâm, trọng điểm để nhân dân nắm được đầy đủ thông tin về phạm vi khu vực thu hồi đất trước khi triển khai công tác giải phóng mặt bằng.

- Bổ sung, hoàn thiện khung chính sách, có giải pháp hỗ trợ để nhanh chóng khắc phục tình trạng chênh lệch giá bồi thường, đảm bảo nguyên tắc công bằng cho người sử dụng nhà, đất bị thu hồi. Tập trung tổ chức nghiên cứu và triển khai đề án chuyển đổi nghề và giải quyết việc làm cho lao động mất đất canh tác, sản xuất, đất nông nghiệp bị thu hồi đất. Đồng thời, bổ sung, hoàn chỉnh cơ chế vận hành tổ chức công tác giải phóng mặt bằng đảm bảo dân chủ, công khai, công bằng đúng pháp luật.

- Tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật, tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng đối với nhân dân nhất là nhưng hộ gia đình bị thu hồi đất.

liên quan đến các dự án tránh để tình trạng không được cập nhật thường xuyên dẫn đến sai xót trong việc xác định nguồn gốc đất và chủ sử dụng đất dẫn đến phải điều chỉnh, bổ sung phương án bồi thường GPMB

- Tăng cường tập huấn chuyên môn hoá đối với các đồng chí thực hiện tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đảm bảo tính chuyên sâu, vừa có năng lực phẩm chất đạo đức làm công tác GPMB.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu công tác giải phóng mặt bằng dự án khu công viên quảng trường tỉnh tại phường Khai Quang - Tp. Vĩnh Yên cho kết luận:

- Thành phố Vĩnh Yên có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. Tổng diện tích tự nhiên của thành phố là 5.018,27 ha, dân số 41.750 hộ, với 9 đơn vị hành chính cấp xã, phường; bình quân tốc độ tăng trưởng kinh tế 17,6 %/năm.

- Công tác giải phóng mặt bằng của dự án đã hoàn thành nhìn chung mức giá bồi thường về tài sản áp dụng đối với dự án là tương đối phù hợp với mức giá thực tế tại thời điểm thu hồi đất. Số hộ bị ảnh hưởng bởi dự án là 157 hộ. Trong đó, tổng diện tích đất thu hồi là 182.336,70m2 với 32.878,3m2 đất nông nghiệp và 149.458,4m2 đất phi nông nghiệp. Tổng kinh phí của dự án là 34.416.353.000 đồng.

Chính sách hỗ trợ: các hộ gia đình đang sử dụng đất, nhà ở trên đất khi bị thu hồi đất, được hỗ trợ chi phí di chuyển, hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất, mồ mã trên đất bị thu hồi đã được hỗ trợ di chuyển...Kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ dự án là 222.390.000 đồng.

- Công tác thu hồi đất của dự án làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trong khu vực bị thu hồi đất: số lao động làm trong nông nghiệp giảm 4,11%, số hộ buôn bán nhỏ lẻ cũng giảm 2,29%; số hộ chuyển đổi nghề nghiệp khác tăng 1,83% so với trước khi bị thu hồi đất. Trong đó, thu nhập của người dân trong khu vực bị thu hồi đất số hộ có thu nhập cao hơn và không đổi sau khi bị thu hồi đất chiếm tỷ lệ 87%; số hộ đánh giá cơ sở vật chất tốt lên chiếm tỷ lệ 62%; cảnh quan môi trường số tốt hơn cũng được người dân đánh giá tốt chiếm tỷ lệ cao 82%.

- Từ những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện dự án đề xuất các giải pháp cụ thể áp dụng tại địa phương

Như vậy, qua kết quả điều tra chúng ta nhận thấy dự án khu công việc quảng trường tỉnh Vĩnh Phúc đã đã tác động rất tốt đến cuộc sống của người dân, tạo cảnh quan môi trường, an ninh trật tự và điều kiện sống tốt hơn cho các hộ dân quanh khu vực dự án.

2. Kiến nghị

- Cần thực hiện quản lý đất đai ở cấp cơ sở một cách chặt chẽ, cải cách thủ tục hành chính trong việc cho, tặng, chuyển QSDĐ. Phải xác định cụ thể trong quá trình cấp đất ở địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bồi thường GPMB.

- Đề nghị tiếp tục nghiên cứu và sớm điều chỉnh mức giá bồi thường thiệt hại khi GPMB đối với đất ở và đất nông nghiệp với các khu vực trên địa bàn tỉnh, nhằm đáp ứng quyền lợi của nông dân và công bằng xã hội. Trên cơ sở đó cần nghiên cứu, xem xét các mức hỗ trợ của từng dự án, từng khu vực cho nhân dân

- Đề nghị có chính sách cụ thể hơn về: Giải quyết lao động việc làm; công tác quy hoạch xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị - dịch vụ; xử lý ô nhiễm môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2015), Báo cáo tình hình triển khai công tác thu hồi đất phục vụ CNH-HĐH 5 năm 2010-2015.

2.Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Thông tư 06/2007/TT-BTNMT ngày 15/6/2007 của Bộ TN&MT về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ.

3.Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai.

4.Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của

Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

5.Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về quy định bổ sung cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất. 6.Chính phủ (2009). Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính

phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

7.Chính phủ (2014). Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. 8.Đào Trung Chính, Đặng Hùng Võ, Nguyễn Thanh Trà (2013), Đánh giá

thực tiễn triển khai công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật, Tạp chí khoa học và phát triển 2013, tr. 328-336.

9. Lê Tiến Dũng (2016), Đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình, Luận văn Thạc sỹ nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

thế giới'', tạp chí Địa chính số 1, tháng 1/2008.

11.Phạm Thanh Hải (2004), Đánh giá việc thực hiện chính sách đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện một số dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

12.Trần Thị Hợi (2008), Nghiên cứu tác động của việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi nhà nước thu hồi đất của một số dự án trên địa bàn huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên. Luận văn Thạc sĩ nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam. 13. Chu Quang Kỳ (2014), Đánh giá ảnh hưởng của công tác bồi thường,

giải phóng mặt bằng đến đời sống và việc làm của người dân khi Nhà nước thu hồi đất tại một số dự án trên địa bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008-2013, Luận văn Thạc sỹ Quản lý đất đai, Đại học Nông lâm Thái Nguyên

14.Hoàng Thị Nga (2010), Pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng ở Việt Nam hiện nay: Thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội 15.Lê Du Phong (2007), Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu

hồi để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình công cộng, phục vụ lợi ích quốc gia, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội - 2007.

16.Trương Ánh Tuyết (2002), Kinh nghiệm đền bù giải phóng mặt bằng ở một số nước, Thời báo Tài chính Việt Nam, số 131(872), ngày 01/11/2002;

17.Nguyễn Duy Thạch (2007), Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất (qua thực tiễn thi hành tại TP Hà Nội), Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

19.Quốc hội nước CHXHCHN Việt Nam (1980), Hiến pháp năm 1980. 20.Quốc hội nước CHXHCHN Việt Nam (1992), Hiến pháp năm 1992. 21.Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2003), Luật đất đai 2003. 22.Quốc hội Nước CHXHCN Việt Nam (2013), Luật đất đai 2013.

23.Quốc hội nước CHXHCHN Việt Nam (2013), Hiến pháp năm 2014.

24. Tạp chí Cộng sản (2007). Chính sách đền bù khi thu hồi đất của một số nước trong khu vực và Việt Nam, http://www.tapchicongsan.vn.

35.Website:http://investinquangninh.vn/tin-tuc/cong-tac-giai-phong-mat- bangkinh-nghiem-tu-cac-du-an-dong-luc-cua-tinh-nd462622.html 36.Website:http://laodong.com.vn/lao-dong-doi-song/buoc-dot-pha-trong- congtac-giai-phong-mat-bang-o-ha-noi-284511.bld 37.Website:http://noichinh.vn/ho-so-tu-lieu/201309/kinh-nghiem-thu-hoi-dat- cuamot-so-quoc-gia-tren-the-gioi-292298/ 38.Website:http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/NghiencuuTraodoi/2009/ 866/Chinh-sach-den-bu-khi-thu-hoi-dat-cua-mot-so-nuoc.aspx

PHỤ LỤC

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ GIA ĐÌNH

Họ tên chủ hộ:...

Địa chỉ: tổ dân phố:..., phường Khai Quang

NỘI DUNG ĐIỀU TRA

Đề nghị ông bà vui lòng cho biết:

- Tổng số người trong hộ: ………….. trong đó:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án khu công viên quảng trường tỉnh tại phường khai quang, thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc​ (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)