Để phục vụ cho việc phân tích , đánh giá để quản lý, các ngân hàng thƣờng dựa vào các tiêu chí khác nhau để phân loại CVBL. Theo nhóm tác giả Nguyễn Quốc Anh và cộng sự (2000), CVBL có thể đƣợc phân loại theo các tiêu chí sau:
Căn cứ vào thời hạn cho vay
Cho vay ngắn hạn: là hình thức cho vay có thời hạn dƣới 12 tháng và đƣợc sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lƣu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.
Cho vay trung hạn: là hình thức cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Tín dụng trung hạn chủ yếu đƣợc đầu tƣ để mua sắm tài sản cố định, cải tiến, đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh…
Cho vay dài hạn: là hình thức cho vay có thời hạn trên 5 năm. Tín dụng dài hạn là hình thức tín dụng cung cấp tín dụng để đáp ứng nhu cầu dài hạn nhƣ: xây dựng nhà ở, các thiết bị, phƣơng tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới…
Căn cứ vào mức độ tín nhiệm
Cho vay không có tài sản đảm bảo: là hình thức cho vay không cần tài sản thế chấp, cầm cố hoặc sự bảo lãnh của ngƣời thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng. Đối với những khách hàng tốt, khách hàng tiềm năng, có khả năng tài chính mạnh, có quan hệ lâu dài với ngân hàng…thì ngân hàng có thể cấp tín dụng theo hình thức này.
Cho vay có đảm bảo bằng tài sản: là hình thức cho vay mà để đƣợc vay thì ngƣời đi vay phải có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của ngƣời thứ ba. Đối với khách hàng không có uy tín cao với ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải có sự bảo đảm. Sự bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có một nguồn thu thứ hai bổ sung khi nguồn thu thứ nhất không đầy đủ. Đồng thời, tài sản thế chấp này bảo đảm cho khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích cam kết.
Cho vay cầm cố: là hình thức ngân hàng cho khách hàng vay để nhằm mục đích tiêu dùng nhƣng ngân hàng giữ tài sản của khách hàng để đảm bảo việc thực hiện các nghĩa vụ của khách hàng. Danh mục tài sản và điều kiện các tài sản đƣợc cầm cố cũng đƣợc ngân hàng quy định cụ thể dựa trên cơ sở quy định của pháp luật và chính sách tín dụng của ngân hàng.
Cho vay thế chấp lƣơng: thƣờng áp dụng cho khách hàng có việc làm và thu nhập ổn định, ngoài việc chi cho các khoản chi tiêu thƣờng xuyên hàng tháng thì khoản thu nhập còn tích lũy đủ để trả nợ vay. Số tiền cho vay sẽ đƣợc căn cứ vào nhu cầu, thu nhập thƣờng xuyên của khách hàng, giới hạn cho vay của ngân hàng.
Cho vay có tài sản bảo đảm hình thành từ nguồn vay: là hình thức CVBL áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay để mua sắm các tài sản có giá trị lớn và có thời gian sử dụng lâu dài. Tùy thuộc vào khả năng tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản mua sắm và mức cho vay tối đa trên giá trị tài sản mua sắm mà từ đó ngân hàng sẽ quyết định mức cho vay thích hợp cho từng đối tƣợng khách hàng.
Căn cứ vào xuất xứ tín dụng
Cho vay trực tiếp: ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho những ngƣời có nhu cầu, đồng thời ngƣời đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.
Cho vay gián tiếp: là khoản vay đƣợc thực hiện thông qua việc mua lại các khế ƣớc hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và còn trong thời hạn thanh toán nhƣ chiết khấu thƣơng mại, mua nợ…ngoài ra, ngân hàng còn cho vay dƣới hình thức bảo lãnh.
Căn cứ theo phƣơng thức hoàn trả
CVBL trả góp: là hình thức cho vay mà theo đó ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần trong thời hạn tín dụng nhất định đã thỏa thuận. Cho vay trả góp thƣờng đƣợc áp dụng đối với các khoản vay trung và dài hạn, tài trợ cho việc mua sắm tài sản cố định, có giá trị tƣơng đối lớn nhƣ : cho vay mua ô tô, mua nhà…và áp dụng cho những ngƣời có thu nhập thấp không đủ để hoàn trả toàn bộ số vay. Số tiền trả mỗi kỳ thƣờng đƣợc tính toán sao cho phù hợp với khả năng trả nợ của khách hàng. Ngân hàng thƣờng cho vay trả góp đối với ngƣời tiêu dùng qua hạn mức nhất định. Ngân hàng sẽ thanh toán ngay cho ngƣời bán lẻ về số hàng hóa mà các khách hàng đã mua trả góp. Các cửa hàng bán lẻ nhận tiền ngay sau khi bán hàng hóa từ phía ngân hàng và làm đại lý thu tiền cho ngân hàng hoặc khách hàng trả trực tiếp cho ngân hàng. Đây là hình thức tín dụng tài trợ cho ngƣời mua thông qua đó khuyến khích tiêu thụ hàng hóa. Hình thức này đem lại nhiều thuận lợi cho ngƣời vay hơn là hình thức cho vay thu cả lãi và gốc trong một lần và vì thế các khoản cho vay trả góp chiếm tỷ trong cao hơn trong CVBL. Cho vay trả góp có rủi ro cao hơn do khách hàng thƣờng thế chấp bằng hàng hóa mua trả góp. Khả năng trả
nợ phụ thuộc vào thu nhập của ngƣời vay, vì vậy hình thức này thƣờng có rủi ro cao. Vì thế, lãi suất cho vay trả góp thƣờng cao nhất trong khung lãi suất cho vay của ngân hàng (Nguyễn Thuỳ Dung, 2017).
CVBL phi trả góp: là hình thức CVBL đƣợc khách hàng thanh toán cho ngân hàng chỉ một lần khi đến hạn trả. CVBL phi trả góp thƣờng đƣợc cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ và thời hạn không dài. Phần lớn thì các khoản này thƣờng đƣợc dùng để chi trả cho các chuyến đi du lịch, hay để mua các vật dụng gia đình (Nguyễn Thuỳ Dung, 2017).
CVBL tuần hoàn: là hình thức CVBL mà ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành các loại thẻ tín dụng dựa trên tài khoản vãng lai để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ. Trong thời gian tín dụng đã đƣợc thỏa thuận trƣớc, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm đƣợc từng kỳ của khách hàng, khách hàng đƣợc ngân hàng cho phép vay và trả nợ một cách tuần hoàn. Do những khoản vay này không đƣợc đảm bảo, đồng thời chi phí để điều hành tín dụng tuần hoàn tƣơng đối cao nên dẫn đến lãi suất trong tín dụng tuần hoàn là cao (Nguyễn Thuỳ Dung, 2017).