Dựa trên mô hình nghiên cứu của Trịnh Tùng Anh (2007), Hoàng Xuân Bích Loan (2008), Nguyễn Thị Luận (2008) về các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay bán lẻ đã đƣợc tác giả trình bày, nghiên cứu này đƣa ra mô hình nghiên cứu đề xuất gồm 6 yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietinbank Đồng Tháp. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách thức tiếp cận xây dựng các yếu tố ảnh hƣởng xuất phát từ bản thân ngân hàng, bao gồm các yếu tố: Chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, lãi suất cho vay, nhân viên tín dụng, chƣơng trình marketing, thẩm định tài sản đảm bảo.
Do đó, mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả nhƣ sau:
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Tăng trƣởng cho vay bán lẻ tại Vietinbank Đồng Tháp Quy trình tín dụng Chƣơng trình Marketing Nhân viên tín dụng Lãi suất cho vay
Thẩm định tài sản đảm bảo Chất lƣợng sản phẩm dịch vụ
Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietinbank Đồng Tháp đƣợc nghiên cứu trong đề tài chính là các yếu tố xuất phát từ chính bản thân Ngân hàng, bao gồm 6 yếu tố sau: (1) Chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, (2) Lãi suất cho vay, (3) Nhân viên tín dụng , (4) Chƣơng trình marketing, (5) Quy trình tín dụng, (6) Thẩm định tài sản đảm bảo.
Yếu tố “Chất lượng sản phẩm dịch vụ”
Trong bối cảnh cạnh tranh ngày nay, sản phẩm dịch vụ giữ một vai trò quan trọng trong sự phát triển của các Ngân hàng và có sự tác động không nhỏ đến hoạt động cho vay bán lẻ. Không chỉ những sản phẩm dịch vụ truyền thống mà các Ngân hàng cần phải không ngừng đa dạng các sản phẩm dịch vụ. Không những phát triển chiều rộng về số lƣợng sản phẩm dịch vụ mà cần phải phát triển các sản phẩm dịch vụ của mình theo chiều sâu, nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, mang lại nhiều tiện ích và an toàn cho khách hàng, đồng thời tạo ƣu thế cạnh tranh để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trƣờng.
Yếu tố “Lãi suất cho vay”
Lãi suất hiểu theo một nghĩa chung nhất là giá cả của tín dụng, vì nó là giá của quyền đƣợc sử dụng vốn vay trong một khoảng thời gian nhất định, mà ngƣời sử dụng phải trả cho ngƣời cho vay; là tỷ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định. Lãi suất là cơ sở để cho cá nhân cũng nhƣ doanh nghiệp đƣa ra các quyết định của mình nhƣ chi tiêu hay để dành gửi tiết kiệm, đầu tƣ, mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh hay cho vay hoặc gửi tiền vào Ngân hàng. Vì thế, hoạt động cho vay bán lẻ chịu ảnh hƣởng rất nhiều bởi mức quy định lãi suất cho vay của các Ngân hàng, các Ngân hàng cần phải đƣa ra một mức lãi suất thích hợp để có thể hấp dẫn và thu hút khách hàng của mình.
Yếu tố “Nhân viên tín dụng”
Khả năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức của cán bộ tín dụng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả tín dụng. Cán bộ tín dụng mà không có đạo đức nghề
nghiệp, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý làm trái, cho vay trái pháp luật nhƣ cho vay không cần thế chấp, nhận thế chấp không cần kiểm soát,… Để rồi đến khi vụ việc đổ bể thì để lại cho ngân hàng cả một khoàn nợ không thu hồi đƣợc ảnh hƣởng đến uy tín chất lƣợng hoạt động của ngân hàng. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng quyết định đến sự thành công của công tác tín dụng. Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng, có kinh nghiệp đánh giá chính xác tính khả thi của dự án, xác định đƣợc tính chân thực của các báo cáo tài chính, phát hiện các hành vi cố tình lừa đảo của khách hàng nhƣ: sửa chữa báo cáo tài chính, lập hồ sơ thế chấp giả, dùng một tài sản thế chấp để đi vay ở nhiều nơi… từ đó phân tích đƣợc khả năng quản lý doanh nghiệp và năng lực thực sự của khách hàng để quyết định có cho vay hay không.
Ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cán bộ tín dụng cần có sự hiểu biết rộng về pháp luật, môi trƣờng kinh tế xã hội, đƣờng lối phát triển của đất nƣớc, của thị trƣờng… Dự đoán trƣớc những tiến độ có thể xảy ra từ đó tƣ vấn cho khách hàng xây dựng lại chất lƣợng nhân sự ngày càng cao để sử dụng các phƣơng tiện, phƣơng pháp làm việc hiện đại thích ứng với sự phát triển không ngừng xã hội. Cán bộ tín dụng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp và sự hiểu biết rộng chính là cơ sở để nâng cao chất lƣợng công tác tín dụng hoạt động của ngân hàng thƣơng mại.
Yếu tố “Chương trình Marketing”
Hiện nay, Marketing đã trở thành một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp nói chung và các Ngân hàng thƣơng mại nói riêng. Hoạt động marketing giữ một vai trò quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh, thƣơng hiệu và sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đến với khách hàng. Hoạt động cho vay bán lẻ cũng chịu tác động rất nhiều từ hoạt động marketing tiếp thị, thông qua các chƣơng trình khuyến mại, các chƣơng trình quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, giảm lãi suất, tặng quà nhân ngày lễ…của các Ngân hàng sẽ nhận đƣợc sự quan tâm chú ý của khách hàng và thu hút họ đến giao dịch nhiều hơn.
Yếu tố “Quy trình tín dụng”
Là những trình tự, giai đoạn, các bƣớc, công việc cần làm theo một thủ tục nhất định trong việc cho vay, bắt đầu từ việc xét đơn xin vay của khách hàng đến khi thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Hiệu quả hoạt động tín dụng phụ thuộc vào việc lập ra quy trình tín dụng đảm bảo tính logic khoa học và thực hiện, phối hợp nhịp nhàng giữa các bƣớc trong quy trình. Đồng thời cần phải tinh gọn, đơn giản, dễ hiểu, dễ làm cho khách hàng tiếp cận nhanh chóng, không phải tốn nhiều thời gian của họ khi họ đến giao dịch tại ngân hàng mình.
Yếu tố “Thẩm định tài sản đảm bảo”
Thẩm định tài sản đảm bảo là khâu quan trọng để giúp ngân hàng đƣa ra các quyết định cho vay một cách chuẩn xác, thẩm định tài sản đảm bảo ảnh hƣởng đến chất lƣợng của khoản tín dụng sau này, hạn chế đƣợc nợ quá hạn phát sinh, bảo đảm hiệu quả tín dụng vững chắc. Tùy thuộc vào điều kiện thực tế của khách hàng, phƣơng án, dự án sản xuất kinh doanh cụ thể, cán bộ tín dụng vận dụng, xem xét linh hoạt các quy định về thẩm định, tuân thủ đầy đủ, chặt chẽ các nguyên tắc, tránh thẩm định tùy tiện, sơ sài, quá trình thẩm định cần phải tỷ mỷ và mang tính thực tế cao.