Tổng kết các nghiên cứu trƣớc liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến tăng trưởng cho vay bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 35 - 41)

Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng của các tăng trƣởng tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại tiêu biểu nhƣ:

(i) Burcu Aydin (2008) đã nghiên cứu về cấu trúc hệ thống ngân hàng và một số các yếu tố tác động tới tốc độ tăng trƣởng tín dụng tại các nƣớc Trung Âu và Đông Âu bao gồm Slovenia, Latvia, Hungary, Poland, Lithuania, Czech Republic, Slovakia, Estonia trong thời gian 18 năm (1988 tới 2005). Biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu của ông là mức độ tăng trƣởng tín dụng theo các cấpT ngân hàng, và các yếu tố tác động là các biến sốT34 kinh tế vĩ môT34 nhƣ sau:

• T3Loan Growth là phần trăm thay đổiT34 trong các khoản vayT34 ròng của 3ngân hàng.

• Total Assets over GDP: Tổng tài sản so GDP để đo lƣờng quy mô của

ngân hàng

• Customer Deposits over Total Assets: Tiền gửi của khách hàng trên

tổng tài sản

• Interbank Liabilities over Total Assetsis: Nợ phải trả trên tổng tài sản • Return on Equity (ROE) and Return on Assets (ROA): Khả năng sinh lời

• Net Interest Margin : lãi biên ròng

• Cost to Income Ratio: Chi phí trên thu nhập

• Nonperforming Loans: Nợ xấu

• Chênh lệch lãi suất huy động và cho vay

Aydin (2008) đã sử dụng phƣơng pháp hồi quy tác động ngẫu nhiên (REM) và tác động cố định (FEM) để xem xét vấn đề. Kết quả cho thấy các yếu tố có tác động chặt chẽ và cùng chiều tới biến phụ thuộc bao gồm tính chất sở hữu của các ngân hàng (sở hữu nhà nƣớc hay các ngân hàng nƣớc ngoài), tỷ lệ sinh lời của ngân hàng ROE và chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Ở các nƣớc Trung và Đông Âu (CEE), các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng nƣớc ngoài có đƣợc một nguồn tín dụng ổn định để cung cấp cho thị trƣờng.

Nhƣ vậy, Nghiên cứu của Burcu Aydin tập trung vào việc phân tích các nguyên nhân tác động tới nguồn tăng trƣởng tín dụng nhanh chóng ở các nƣớc CEE, và xem xét những rủi ro có thể xảy ra. Mục đích của ông là xem xét, lý giải tác động của các ngân hàng nƣớc ngoài trong mô hình tăng trƣởng tín dụng của CEE và đƣa ra một vài gợi ý chính sách; và ông đã làm đƣợc điều này. Hơn nữa nghiên cứu của ông đặt nền móng cho việc tiếp tục có các nghiên cứu sau này phát triển chuyên sâu hơn về lĩnh vực tăng trƣởng và bền vững của tín dụng ngân hàng.

(ii) Natalia T. Tamirisa và Deniz O. Igan (2007) đã phân tích các yếu tố tác động tới tăng trƣởng tín dụng và sự ổn định, lành mạnh của NHTM tại một số quốc gia có nền kinh tế mới nổi ở Châu Âu là Czech Republic, Hungary, Poland, Slovak Republic, Slovenia, Estonia, Latvia, Lithuania trong giai đoạn từ 1995 đến 2004 và đƣợc chia làm 3 giai đoạn nghiên cứu nhỏ là: 1995 đến 2000, 1995 đến 2004, 2000 đến 2004; Việc chia giai đoạn nghiên cứu xuất phát từ đặc thù của các ngân hàng và bối cảnh kinh tế xã hội lúc đó cần phải xem xét nhƣ vậy để có sự so sánh đánh giá. Mô hình nghiên cứu tổng quát các yếu tố tác động tới tăng trƣởng tín dụng của hai ông có dạng nhƣ bên dƣới:

BankCreditGrowthRijtR = f (BankCreditGrowthRij,t−1R, GDPperCapitaRj,t−1R, GDPgrowthRj,t−1R, RIRRj,t −1R , ΔRERj,t −1R R,RRDistanceToDefaultRij ,t −1 R,

CostToIncomeRij ,t −1 R, Interest&MarginRij ,t −1 R, LiquidityRij ,t −1 R, SizeRij ,t −1 R,ForeignRijt R, PublicRijtR )

T-34 j biểu thị quốc gia j đƣợc nghiên cứu,

T-34 t là chỉ số năm thứ t; t-1 là năm thứ t -1 (lùi một kỳ so với t)

T-43 BankCreditGrowth là tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng tính theo phần trăm dành cho khu vực tƣ nhân.

T-34 GDPperCapita: GDP bình quân đầu ngƣời T-34 GDPgrowth : Tỷ lệ tăng trƣởng GDP (%)

T-34 DistanceToDefault là phƣơng pháp đo lƣờng độ ổn định, bền vững, lành mạnh của ngân hàng (Danmarks Nationalbank, 2004; và De Nicolo và những ngƣời khác, 2005). Nó bắt nguồn từ thực tế có liên quan trực tiếp đến khả năng là xảy ra xác suất mà giá trị tài sản trở nên nhỏ hơn giá trị các khoản nợ. DistanceToDefault = (k + μ) /σ, Với K là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản theo phần trăm, μ là lợi nhuận trung bình trên tổng tài sản, và σ là độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tài sản.

T-43 RIR là lãi suất thực

T-43 ΔRER là sự thay đổi phần tỷ giá hối đoái thực theo phần trăm hàng năm T-43 Cost To Income và Interest Margin là tỷ lệ chi phí để có thu nhập và tỷ lệ lãi biên.

4-3T Foreign, Public là tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (bao gồm cả cá nhân và tổ chức) và các nhà đầu tƣ cá nhân trong nƣớc

Nghiên cứu đã xem xét các vấn đề rủi ro và các vấn đề an toàn trong việc tăng trƣởng, mở rộng tín dụng nhanh chóng ở miền Trung và Đông Âu trong thập kỷ qua. Tăng trƣởng tín dụng đƣợc xem xét với tăng trƣởng tín dụng của quá khứ và các yếu tố tác động của kỳ trƣớc tới hiện tại. Kết quả nghiên cứu của hai ông đã không tìm thấy bằng chứng có ý nghĩa thống kê về việc tăng trƣởng tín dụng đã làm suy yếu hoạt động, hiệu quả của các ngân hàng.

Nghiên cứu của Tamirisa và Igan (2007) cũng cho thấy tăng trƣởng tín dụng trong hệ thống ngân hàng ở Trung và Đông Âu trong thập kỷ qua đã chịu tác động của các yếu tố tài chính và các yếu tố kinh tế vĩ mô, chẳng hạn nhƣ phát triển mạnh mẽ kinh tế, lãi suất thực giảm, và tỷ giá hối đoái đánh giá cao; và các yếu tố bên trong ngân hàng nhƣ hiệu quả, lợi nhuận, tính đúng đắn, và mức độ sở hữu của cổ

đông nhà nƣớc, cổ đông cá nhân, cổ đông ngoại cũng đã tác động đến tăng trƣởng tín dụng.

Hơn nữa Tamirisa và Igan (2007) cũng chỉ ra rằng các ngân hàng yếu dƣờng nhƣ đã bắt đầu mở rộng tín dụng nhanh hơn so với các ngân hàng khỏe trong những năm gần đây. Mặc khác, các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu ngƣớc ngoài cao có khả năng chấp nhận rủi ro tín dụng nhiều hơn so các ngân hàng thuộc sở hữu trong nƣớc.

Tóm lại, nghiên cứu của Natalia T. Tamirisa và Deniz O. Igan đã góp phần củng cố hệ thống lý luận và tăng trƣởng tín dụng; cũng nhƣ chứng minh đƣợc có một số yếu tố tác động khá rõ ràng tới tăng trƣởng tín dụng nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế thể hiện qua GDP, tính chất sở hữu của ngân hàng (là ngân hàng quốc gia hay không), khả năng thanh khoản của NHTM và chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi. Tuy nhiên việc xem xét đồng thời hệ phƣơng trình giữa tăng trƣởng tín dụng và sự ổn định của ngân hàng đã khiến cho việc xử lý dữ liệu trở nên quá phức tạp và có độ sai lệch cao do các biến vừa mang tính nội sinh và ngoại sinh.

(iii) Kế thừa nghiên cứu của Burcu Aydin (2008), Natalia T. Tamirisa và Deniz O. Igan (2007), Guo, Kai và Stepanyan, Vahram (2011) đã tiếp tục phân tích các yếu tố tác động tới tốc độ tăng trƣởng tín dụng của các NHTM tại 38 nƣớc có nền kinh tế mới nổi bao gồm: Argentina, Brazil, Bulgaria, Chile, China, Colombia, Costa Rica, Croatia, Czech Republic, Egypt, El Salvador, Estonia, Georgia, Guatemala, Hungary, Indonesia, Israel, Jamaica, Jordan, Korea, Latvia, Lithuania, Malaysia, Mexico, Morocco, Panama, Peru, Philippines, Poland, Romania, Russia, Serbia, South Africa, Thailand, Turkey, Ukraine, Venezuela, and Vietnam trong giai đoạn từ 2001 đến 2010.

Các biến nghiên cứu bao gồm: tín dụng ngân hàng (giá trị và %), nợ ngân hàng nƣớc ngoài, tiền gửi ngân hàng, GDP thực tế, lạm phát, lãi suất huy động, tỷ giá hối đoái, lãi suất FED, Cung tiền M2 của Mỹ và Tỷ lệ nợ xấu đã đƣợc Guo, Kai và Stepanyan, Vahram sử dụng trong mô hình nghiên cứu của mình với kỹ thuật phân tích hồi quy dữ liệu bảng và kiểm định các “bệnh” của mô hình nhằm gia tăng độ tin cậy của các kết quả thu đƣợc.

Kết quả cho thấy, hai tác giả đã tiến hành kiểm tra những yếu tố tác động tới tín dụng ngân hàng trên một phạm vi rộng của nền kinh tế thị trƣờng mới trong suốt thập kỷ qua; trong đó tài trợ trong và ngoài nƣớc đóng góp tích cực với trƣởng tín dụng. Tăng trƣởng kinh tế cũng có tác động tích cực tới tăng trƣởng tín dụng và khiến lạm phát cao hơn; các điều kiện nới lỏng chính sách tiền tệ trên phạm vi toàn cầu (Cung tiền và lãi suất FED ..) khiến tăng trƣởng tín dụng tăng.

Nhƣ vậy Guo, Kai và Stepanyan, Vahram đã góp phần cụ thể hóa các nghiên cứu các yếu tố tác động tới tăng trƣởng tín dụng theo cách dễ tiếp cận, và dễ hình dung hơn; và từ đó khiến cho việc đƣa ra các gợi ý chính sách hoặc ứng dụng nghiên cứu này vào các quốc gia mới nổi dễ thực hiện hơn.

Tại Việt Nam, các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay bán lẻ đang còn ở giai đoạn này là sơ khai. Một số mô hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài tiêu biểu nhƣ:

Trịnh Tùng Anh (2007) nghiên cứu “Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả của hoạt động cho vay bán lẻ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Thăng Long”. Qua đề tài tác giả đã nghiên cứu ra các yếu tố tác động đến hoạt động tín dụng bao gồm 3 thành phần:

+ Thứ nhất là các yếu tố từ phía ngân hàng bao gồm: (1) Chiến lƣợc kinh doanh, (2) Công tác tổ chức Ngân hàng, (3) Chính sách tín dụng, (4) Thông tin tín dụng, (5) Vấn đề kiểm tra, giám sát, thanh tra, (6) Trình độ cán bộ ngân hàng.

+ Thứ hai là các yếu tố thuộc về khách hàng bao gồm: (1) Năng lực sản xuất kinh doanh, (2) Thông tin khách hàng cung cấp cho ngân hàng, (3) Khách hàng cố tình không trả nợ đúng hạn, (4) Sử dụng vốn không đúng mục đích.

+ Thứ ba là yếu tố bên ngoài bao gồm: (1) Môi trƣờng pháp lý, (2) Môi trƣờng kinh tế, (3) Môi trƣờng chính trị - xã hội.

Hoàng Xuân Bích Loan (2008) nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hƣởng đến tăng trƣởng cho vay bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam tại Chi nhánh Tp. HCM”. Kết quả hồi quy tuyến tính cuối cùng cho thấy có 6 yếu tố ảnh hƣởng

đến tăng trƣởng cho vay bán lẻ tại đơn vị nghiên cứu đó là: (1) Độ tin cậy, (2) Độ phản hồi, (3) Kỹ năng, (4) Độ tiếp cận, (5) Thông tin, (6) Chất lƣợng sản phẩm dịch vụ.

Bùi Văn Kim (2009) nghiên cứu mô hình “Các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng Ngoại Thƣơng, Chi nhánh Nha Trang” tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 5 thành phần: (1) Năng lực phục vụ và đáp ứng, (2) Độ tin cậy, (3) Thấu cảm, (4) Tính hữu hình, (5) Nhanh chóng và đúng hẹn.

Nguyễn Thị Luận (2008) nghiên cứu “Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam, Chi nhánh Huyện Văn Lâm - Tỉnh Hƣng Yên”, trong đề tài tác đã đƣa ra một số yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng bán lẻ gồm 2 thành phần:

+ Yếu tố chủ quan nhƣ là: (1) Chính sách ngân hàng, (2) Công tác tổ chức của ngân hàng, (3) Chất lƣợng nhân sự, (4) Quy trình tín dụng, (5) Thông tin tín dụng, (6) Kiểm tra giám sát nội bộ, (7) Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động tín dụng.

+ Yếu tố khách quan bao gồm: (1) Môi trƣờng kinh tế, (2) Môi trƣờng pháp lý, (3) Môi trƣờng xã hội, (4) Yếu tố tự nhiên.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đã khái quát những lý luận cơ bản, hệ thống hóa những lý luận chung về tín dụng ngân hàng và tăng trƣởng tín dụng của ngân hàng, xác định và đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng các yếu tố đến tăng trƣởng tín dụng của ngân hàng với những bối cảnh khác nhau. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, mỗi đề tài đã đề xuất những kiến nghị và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trƣởng cho vay tại địa bàn nghiên cứu lựa chọn. Tuy nhiên, với sự khác biệt về các đặc thù vùng miền nhƣ: vị trí địa lý, cấu trúc thể chế của quốc gia, yếu tố nội tại của các ngân hàng khác nhau mà dẫn đến kết quả nghiên cứu có sự khác nhau giữa các đề tài và do đó, những kiến nghị và giải pháp tƣơng ứng cho từng bối cảnh địa phƣơng không thể phù hợp khi vận dụng vào địa bàn nghiên cứu khác nhau. Qua lƣợc khảo các nghiên cứu trƣớc về chủ đề tăng trƣởng tín dụng của ngân hàng, tác giả nhận thấy việc tập trung xác định và đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến tăng

trƣởng CVBL tại Vietinbank Đồng Tháp là cấp thiết. Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở để tác giả đƣa ra một số khuyến nghị chính sách và giải pháp thích hợp nhằm thúc đẩy tăng trƣởng CVBL tại Vietinbank Đồng Tháp trong tƣơng lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến tăng trưởng cho vay bán lẻ tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh đồng tháp (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)