Khái niệm thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 25 - 26)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.1.2. Khái niệm thẩm định tín dụng

Theo TS Nguyễn Minh Kiểu: “Thẩm định tín dụng là sử dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích nhằm kiểm tra, đánh giá mức độ tin cậy và rủi ro của một phương án hoặc dự án mà khách hàng đã xuất trình nhằm phục vụ cho việc ra quyết định tín dụng”.

Thẩm định tín dụng là khâu không thể thiếu trong quy trình cấp tín dụng của NHTM nhằm đánh giá được mức độ tin cậy, phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của phương án sản xuất kinh doanh hoặc dự án đầu tư của khách hàng. Từ đó, giúp ngân hàng đưa ra quyết định chính xác, hạn chế sai lầm trong quyết định cấp tín dụng và hạn chế rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng.

trình nhất định. Điều này đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có sự hội tụ các kiến thức sâu rộng: Kiến thức về kế toán, quản trị, kiến thức về kinh tế, xã hội, các kiến thức về ngành nghề có liên quan, các thông tin thị trường, các thông tin về tài sản, công nghệ kỹ thuật và máy móc, có khả năng nắm bắt được tâm lý của khách hàng để phán đoán.

Thẩm định tín dụng nhằm mục đích phân tích để hiểu được tính chất khả thi thực sự của dự án về mặt kinh tế đứng trên góc độ của ngân hàng. Khi lập phương án dự án, khách hàng mong muốn được vay vốn có thể đã ước lượng quá lạc quan về hiệu quả kinh tế của phương án khi cung cấp cho ngân hàng. Do vậy, thẩm định tín dụng cần phảm xem xét đánh giá đúng thực chất của phương án dự án của khách hàng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà thẩm định tín dụng ước lượng phương án dự án một cách quá bi quan khiến cho hiệu quả dự án bị giảm sút đến mức ngân hàng quyết định không cho vay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)