Kinh nghiệm thẩm định của một số Ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 44 - 46)

9. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.3.2. Kinh nghiệm thẩm định của một số Ngân hàng thương mại Việt Nam

1.3.2.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Nguồn: Thời báo ngân hàng , http://thoibaonganhang.vn )

Hiện nay công tác thẩm định cho vay tại hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam đang là mối quan tâm hơn bao giờ hết, bởi chất lượng thẩm định đang là vấn đề nhức nhối đối với các nhà quản lý cùng với tỷ lệ nợ xấu tăng cao, tình trạng không tuân thủ đúng quy trình thẩm định cho vay cũng như hàng loạt các vấn đề khác mà chất lượng thẩm định tín dụng là nguyên nhân sâu xa. Chính vì vậy NHNo&PTNT Việt Nam không ngừng nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng thông qua các biện

pháp tích cực và đạt hiệu quả cao:

- Hoàn thiện, thực hiện nghiêm ngặt quy trình thẩm định: Ban hành hướng dẫn thực hiện cụ thể quy trình nghiệp vụ tín, Quy định về nhiệm vụ, phân công trách nhiệm, xác định rõ quan hệ điều hành từ Hội sở chính xuống cơ sở, Xử lý nghiêm các trường hợp làm sai quy trình, Hoàn thiện và nâng cao hệ thống thông tin xếp loại khách hàng.

- Có hệ thống thông tin đầy đủ, chính xác, cập nhật, kịp thời

- Lựa chọn các cán bộ có trình độ chuyên môn, có đạo đức tốt vào các vị trí phù hợp, có chính sách thu hút nhân tài

- Không ngừng nâng cao ý thức của cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng

1.3.2.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) (Nguồn: Thời báo ngân hàng , http://thoibaonganhang.vn )

Qua quá trình hoạt động và phát triển, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp tổ chức thẩm định nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động tín dụng bằng nhiều hình thức và phương pháp thực hiện :

- Ban hành Sổ tay tín dụng hướng dẫn cụ thể qui trình thẩm định nhằm tạo một khối thống nhất từ Hội sở tới các chi nhánh, phòng ban.

- Chuẩn hoá qui trình nghiệp vụ, quán triệt nâng cao hơn nữa vai trò quản trị điều hành của các cấp lãnh đạo, xác định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể của từng cán bộ tín dụng khi tham gia thẩm định.

- Áp dụng cơ chế phân tách trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay. Tách rời hai chức năng thẩm định và chức năng theo dõi, quản lý khoản cho vay tại các chi nhánh đồng thời cũng tách rời chức năng thẩm định và chức năng phê duyệt cho vay vượt thẩm quyền phán quyết của chi nhánh và tại Hội sở chính. Điều này nhằm tăng cường tính chính xác vừa đảm bảo tính độc lập tương

đối và khách quan trong thẩm định cho vay.

- Kiểm soát chặt chẽ giai đoạn trong và sau khi cho vay. Trên cơ sở kiếm tra đánh giá từ đó đưa ra các đề xuất hiệu quả và tổ chức thực thi nghiêm túc các biện pháp xử lý cũng như biểu dương, khích lệ đối với từng chi nhánh, phòng ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng thẩm định tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bảo lộc (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)