Phân tích tương quan Pearson

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng internet banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 59 - 60)

Phân tích tương quan Pearson dùng để kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc với nhau. Ngoài ra cần chú ý đến vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập cũng có tương quan mạnh với nhau. Dấu hiệu nghi ngờ dựa vào giá trị Sig. tương quan giữa các biến độc lập nhỏ hơn 0.05 và giá trị tương quan Pearson lớn hơn 0.3. Khi phân tích tương quan, ta chú ý đến giá trị Sig. của kiểm định Pearson. Giả thuyết H0: hệ số tương quan bằng 0. Do đó, nếu giá trị Sig. này bé hơn 5% thì ta kết luận hai biến có tương quan với nhau. Hệ số tương quan càng lớn thì tương quan càng chặt. nếu Sig. này lớn hơn 5% thì hai biến không có tương quan với nhau. Vì một trong những điều kiện cần để phân tích hồi quy là biến độc lập phải có tương quan với biến phụ thuộc, nên nếu ở bước phân tích tương quan này biến độc lập không có tương quan với biến phụ thuộc thì ta loại biến độc lập này ra khỏi phân tích hồi quy sau này. Hệ số tương quan Pearson càng tiến về 1 càng tương quan mạnh. Ngược lại, hệ số này càng tiến gần về 0 thì tương quan càng yếu. Cần lưu ý đến giá trị Sig.: nếu mức ý nghĩa 1% thì giá trị Sig. phải < 0.01, còn nếu mức ý nghĩa là 5% thì Sig < 0.05 tương ứng với các dấu (*) được đánh dấu trên hệ số tương quan.

Kết quả về phân tích tương quan Pearson của các biến được trình bày trong bảng 4.9

Bảng 4.9: Kết quả về phân tích tương quan Pearson

HD DSDCN TC THQMT HD Pearson Correlation 1 .576** .510** .598** Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 N 75 75 75 75 DSDCN Pearson Correlation .576** 1 .529** .328** Sig. (2-tailed) .000 .000 .004 N 75 75 75 75 TC Pearson Correlation .510** .529** 1 .259* Sig. (2-tailed) .000 .000 .025 N 75 75 75 75

THQMT Pearson Correlation .598** .328** .259* 1 Sig. (2-tailed) .000 .004 .025

N 75 75 75 75

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). *. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Như vậy, các biến “Sự dễ sử dụng cảm nhận” và “Sự tin cậy” đều có tương quan tuyến tính với biến “Việc sử dụng Internet Banking” vì giá trị Sig. giữa các biến này đều bằng 0.000. Cụ thể, mối quan hệ tương quan giữa biến “Sự dễ sử dụng cảm nhận” với biến “Việc sử dụng Internet Banking” là 0.576; giữa biến “Sự tin cậy” với biến “Việc sử dụng Internet Banking” là 0.510; giữa biến “Sự tự hiệu quả máy tính” với biến “Việc sử dụng Internet Banking” là 0.598. Tuy nhiên, kết quả phân tích cũng cho thấy giữa biến sự tin cậy và biến sự dễ sử dụng cảm nhận có sự tương quan mạnh (bằng 0.529); giữa biến sự tự hiệu quả máy tính với biến sự dễ sử dụng cảm nhận có tương quan bằng 0.328. Có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng internet banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 59 - 60)