Các công trình nghiên cứu về dịch vụ Internet Banking

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng internet banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 34 - 41)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.3. Các công trình nghiên cứu về dịch vụ Internet Banking

Mô hình TAM ra đời làm nền tảng cho rất nhiều các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ, ý định và cuối cùng là hành động sử dụng công nghệ của khách hàng. Các nghiên cứu này diễn ra ở cả những nước đã phát triển như Đức (Dimitriads & Kyrezis, 2010) hay những nước đang phát triển như Ấn Độ (Kesharwani & Tripathy, 2012); Việt Nam (Chong và cộng sự, 2010) hay Malaysia (Guristin & Ndubisi, 2006).

Từ các biến có trong mô hình, các nghiên cứu đã đề xuất, thêm vào nhiều biến khác như sự tự hiệu quả máy tính (Guriting & Ndubisi, 2006; Kesharwan & Tripathy, 2012; Compeau & Higgins, 1995); biến sự tin cậy (Sukkar and Hasan, 2005; Chong và cộng sự, 2010; Dimitriads and Kyrezis, 2010); biến rủi ro cảm nhận, ảnh hưởng của xã hội, sự quan tâm về giá cả (Kesharwani & Tripathy, 2012). Một số đề tài thì nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành động cuối cùng, trong khi một số khác chỉ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định.

Tuy nghiên cứu về dịch vụ Mobile Banking nhưng Tzung-I Tang và cộng sự (2004) cũng sử dụng mô hình TAM làm lý thuyết nền tảng cho đề tài của mình. Nghiên cứu thêm biến sự đáng tin cảm nhận vào ngoài hai biến chủ yếu trong mô hình TAM là biến sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận. Biến bên ngoài được chọn trong mô hình là biến sự tự hiệu quả của máy tính. Kết quả của nghiên cứu là sự dễ sử dụng cảm nhận có ảnh hưởng lớn nhất đến ý định sử dụng dịch vụ

Internet Banking, ảnh hưởng này yếu dần đối với biến sự đáng tin cảm nhận và sự hữu ích cảm nhận. Biến sự tự hiệu quả máy tính thì có mối quan hệ cùng chiều với sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận và có mối quan hệ ngược chiều với sự đáng tin cảm nhận. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy biến sự dễ sử dụng cảm nhận có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hữu ích cảm nhận và sự đáng tin cảm nhận.

Sukkar và Hasan (2005) tiến hành nghiên cứu sự phù hợp của mô hình TAM ở Jordan cho các biến: sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, sự tin cậy, văn hóa, chất lượng công nghệ và ý định sử dụng. Kết quả của nghiên cứu là các yếu tố sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, sự tin cậy, văn hóa, chất lượng công nghệ đều ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking.

Chong và các cộng sự (2010) đã quyết định nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking tại Việt Nam. Nghiên cứu cũng lấy mô hình TAM làm cơ sở lý thuyết. Sau khi tiến hành phân tích, bài nghiên cứu cho thấy sự dễ sử dụng không có ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking. Trong khi đó, sự hữu ích cảm nhận lại là biến có ảnh hưởng nhiều nhất đến ý định sử dụng dịch vụ này, tiếp đến là sự hỗ trợ của chính phủ và cuối cùng ảnh hưởng ít nhất là sự tin cậy.

Cũng dựa trên mô hình TAM, Kesharwani và Bisht (2012) đưa thêm biến rủi ro cảm nhận vào để phân tích, biến bên ngoài thì hai người phân thành 04 biến: sự tin cậy, thiết kế website, kiểm soát hành vi và ảnh hưởng của xã hội. Nghiên cứu được tiến hành tại Ấn Độ, cũng là một trong những nước đang phát triển như Việt Nam. Kết quả thu được là rủi ro cảm nhận và sự hữu ích cảm nhận có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking; biến sự dễ sử dụng không ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ này. Bốn biến bên ngoài đều ảnh hưởng gián tiếp đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking. Không những vậy, nghiên cứu còn chỉ ra có mối quan hệ của sự dễ sử dụng cảm nhận tới sự hữu ích cảm nhận.

Kesharwani (2012) cũng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking tại Ấn Độ, nhưng nghiên cứu này của ông cùng với Tripathy thì phân tích ở một khía cạnh khác với các biến: sự hữu ích cảm nhận, sự

dễ sử dụng cảm nhận, rủi ro cảm nhận, sự tự hiệu quả máy tính, sự phức tạp của công nghệ, ảnh hưởng của xã hội và sự quan tâm về giá cả. Kết quả của nghiên cứu là có bốn biến có ảnh hưởng cùng chiều đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking, bao gồm: sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, sự tự hiệu quả máy tính và ảnh hưởng của xã hội. Ba biến còn lại là: rủi ro cảm nhận, sự phức tạp của công nghệ và giá cả ảnh hưởng ngược chiều đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking.

Tại một quốc gia khác là Hy Lạp, Giovanis và các cộng sự (2012) cũng tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking bằng cách kết hợp mô hình TAM và mô hình IDT, thêm vào biến rủi ro cảm nhận. Kết quả của nghiên cứu là khả năng tương thích là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking sau đó đến sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận rồi cuối cùng là rủi ro về an toàn và bảo mật. Các biến kinh nghiệm về công nghệ, giới tính, tuổi tác ảnh hưởng gián tiếp đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking. Trong đó, giới tính có ảnh hưởng trực tiếp đến cả sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, khả năng tương thích cũng như rủi ro an toàn và bảo mật.

Gần đây, Awni Rawashdeh (2015) tự tiến hành nghiên cứu của mình tại Jordan về các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng Internet Banking. Kết quả của nghiên cứu cũng tương đồng với các nghiên cứu trước, đó là: sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận đều có ảnh hưởng đến thái độ cũng như ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking của khách hàng. Ngoài ra, nghiên cứu đưa thêm biến sự bảo mật website cảm nhận vào mô hình TAM và kết quả cũng cho thấy biến này có ảnh hưởng nhất định đến thái độ và ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking.

Tại Việt Nam, cũng có một số nghiên cứu về dịch vụ Internet Banking nhưng các tác giả nghiên cứu theo hướng khác như nghiên cứu động cơ sử dụng dịch vụ Internet Banking của người tiêu dùng tại thành phố Đà Nẵng (Lê Thị Kim Tuyết, 2011) hay các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ Internet Banking của khách hàng cá nhân (Trần Tuấn Mãng và Nguyễn Minh Kiều, 2011)

mà chưa đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ Internet Banking. Phạm vi các công trình nghiên cứu trước đây thường là một quốc gia hay một thành phố lớn, chưa nghiên cứu cụ thể một ngân hàng tại một thành phố mới phát triển như thành phố Vũng Tàu. Những khe hở nghiên cứu như trên là cơ sở để tác giả thực hiện nghiên cứu của mình.

Từ các công trình nghiên cứu trước đây, tác giả tổng kết lại như trong bảng 2.1 dưới đây:

Nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Mẫu nghiên cứu Quốc gia Phương pháp thu thập dữ liệu

Mô hình

nghiên cứu Biến nghiên cứu Tzung-I Tang và

cộng sự, 2004

Hiểu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Mobile Banking 405 khách hàng có dùng mobile phone và có giao dịch với ngân hàng

Đài Loan Bảng câu hỏi khảo

sát điện tử

TAM mở rộng 05 biến: Sự tự hiệu quả của máy tính, sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, sự tin cậy cảm nhận, ý định sử dụng

Sukkar và Hasan, 2005

Đo lường sự phù hợp của mô hình TAM về dịch vụ Internet Banking ở những nước đang phát triển

52 sinh viên Jordan Bảng câu hỏi khảo

sát giấy

TAM mở rộng 07 biến: ý định sử dụng, thái độ, sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, sự tin cậy, văn hóa, chất lượng công nghệ

Guriting và Ndubisi, 2006

Để đo lường hiệu quả tiên đoán cho mô hình TAM mở rộng

133 khách hàng Malaysia Bảng câu hỏi khảo

sát cho từng cá nhân

TAM mở rộng 05 biến: ý định sử dụng, sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, sự tự hiệu quả máy tính, kinh nghiệm sử dụng máy tính

Hakan Celik, Xác định yếu tố nào quyết 213 người sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ Bảng câu hỏi khảo TAM mở rộng 07 biến: sự kiểm soát hành động cảm

Nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Mẫu nghiên cứu Quốc gia Phương pháp thu thập dữ liệu

Mô hình

nghiên cứu Biến nghiên cứu

Chong và cộng sự, 2010 Xác định, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận dịch vụ Online Banking 156 khách hàng của 05 ngân hàng lớn tại Hà Nội

Việt Nam Bảng câu hỏi khảo

sát giấy

TAM mở rộng 05 biến: sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, sự tin cậy, sự ủng hộ của chính phủ, việc chấp nhận dịch vụ Internet Banking

Dimitriads và Kyrezis, 2010

Đo lường ý định sử dụng như một yếu tố khác biệt, sau đó kiểm tra vai trò của nó trong việc xây dựng ý định sử dụng Internet Banking

762 khách hàng Đức Phỏng vấn cá nhân TAM mở rộng 09 biến: ý định sử dụng, sự hữu ích

cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, sự bảo mật cảm nhận, niềm tin, sự an toàn khi giao dịch cảm nhận, quan điểm đối với công nghệ mới, sự thân thuộc và chất lượng thông tin

Kesharwani vàTripathy, 2012

Điều tra sự ảnh hưởng của rủi ro cảm nhận đến việc chấp nhận dịch vụ Internet Banking 410 khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng truyền thống, chưa sử dụng dịch vụ Internet Banking nhưng có biết về

Ấn Độ Bảng câu hỏi khảo

sát

TAM mở rộng 08 biến: ý định sử dụng, sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, sự phức tạp của công nghệ, sự tự hiệu quả máy tính, rủi ro cảm nhận, ảnh hưởng của xã hội, sự quan tâm về giá cả

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Mẫu nghiên cứu Quốc gia Phương pháp thu thập dữ liệu

Mô hình

nghiên cứu Biến nghiên cứu

Kesharwani và Bisht, 2012

Phân tích ảnh hưởng của sự tin cậy và rủi ro cảm nhận đến việc chấp nhận dịch vụ Internet Banking

1050 sinh viên cao học có sử dụng dịch vụ Internet Banking

Ấn Độ Bảng câu hỏi khảo

sát

TAM mở rộng 08 biến: sự tin cậy, thiết kế website, kiểm soát hành vi cảm nhận, ảnh hưởng xã hội, rủi ro cảm nhận, sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, ý định sử dụng

Giovanis và cộng sự, 2012

Phân tích ảnh hưởng của rủi ro an toàn, bảo mật đến việc chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking

280 khách hàng có sử dụng internet

Hy Lạp Phỏng vấn cá nhân TAM và IDT

(innovation diffusion theory)

08 biến: kinh nghiệm sử dụng công nghệ, giới tính, tuổi, sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, khả năng tương thích, rủi ro về an toàn và bảo mật, ý định sử dụng Awni Rawashdeh, 2015 Xác định, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận Internet Banking

390 kế toán viên Jordan Bảng câu hỏi khảo

sát

TAM mở rộng 05 biến: sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, sự bảo mật web cảm nhận, thái độ, ý định sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng internet banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 34 - 41)