Tóm tắt các công trình nghiên cứu trước đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng internet banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 38 - 54)

Nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Mẫu nghiên cứu Quốc gia Phương pháp thu thập dữ liệu

Mô hình

nghiên cứu Biến nghiên cứu

Chong và cộng sự, 2010 Xác định, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận dịch vụ Online Banking 156 khách hàng của 05 ngân hàng lớn tại Hà Nội

Việt Nam Bảng câu hỏi khảo

sát giấy

TAM mở rộng 05 biến: sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, sự tin cậy, sự ủng hộ của chính phủ, việc chấp nhận dịch vụ Internet Banking

Dimitriads và Kyrezis, 2010

Đo lường ý định sử dụng như một yếu tố khác biệt, sau đó kiểm tra vai trò của nó trong việc xây dựng ý định sử dụng Internet Banking

762 khách hàng Đức Phỏng vấn cá nhân TAM mở rộng 09 biến: ý định sử dụng, sự hữu ích

cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, sự bảo mật cảm nhận, niềm tin, sự an toàn khi giao dịch cảm nhận, quan điểm đối với công nghệ mới, sự thân thuộc và chất lượng thông tin

Kesharwani vàTripathy, 2012

Điều tra sự ảnh hưởng của rủi ro cảm nhận đến việc chấp nhận dịch vụ Internet Banking 410 khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng truyền thống, chưa sử dụng dịch vụ Internet Banking nhưng có biết về

Ấn Độ Bảng câu hỏi khảo

sát

TAM mở rộng 08 biến: ý định sử dụng, sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, sự phức tạp của công nghệ, sự tự hiệu quả máy tính, rủi ro cảm nhận, ảnh hưởng của xã hội, sự quan tâm về giá cả

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Mẫu nghiên cứu Quốc gia Phương pháp thu thập dữ liệu

Mô hình

nghiên cứu Biến nghiên cứu

Kesharwani và Bisht, 2012

Phân tích ảnh hưởng của sự tin cậy và rủi ro cảm nhận đến việc chấp nhận dịch vụ Internet Banking

1050 sinh viên cao học có sử dụng dịch vụ Internet Banking

Ấn Độ Bảng câu hỏi khảo

sát

TAM mở rộng 08 biến: sự tin cậy, thiết kế website, kiểm soát hành vi cảm nhận, ảnh hưởng xã hội, rủi ro cảm nhận, sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, ý định sử dụng

Giovanis và cộng sự, 2012

Phân tích ảnh hưởng của rủi ro an toàn, bảo mật đến việc chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking

280 khách hàng có sử dụng internet

Hy Lạp Phỏng vấn cá nhân TAM và IDT

(innovation diffusion theory) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

08 biến: kinh nghiệm sử dụng công nghệ, giới tính, tuổi, sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, khả năng tương thích, rủi ro về an toàn và bảo mật, ý định sử dụng Awni Rawashdeh, 2015 Xác định, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận Internet Banking

390 kế toán viên Jordan Bảng câu hỏi khảo

sát

TAM mở rộng 05 biến: sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận, sự bảo mật web cảm nhận, thái độ, ý định sử dụng

2.4. Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu

 Sự hữu ích cảm nhận và việc sử dụng dịch vụ Internet Banking

Dựa vào các công trình nghiên cứu trước đây về việc áp dụng mô hình chấp nhận công nghệ (TAM - Technology acceptance model) có nguồn gốc từ thuyết hành động hợp lý (TRA – The theory of reasoned action) (Fishbein & Ajzen, 1975) và vai trò quan trọng của hai yếu tố cơ bản của mô hình TAM - là sự hữu ích cảm nhận và sự dễ sử dụng cảm nhận- thì hai yếu tố đó sẽ được giữ nguyên trong mô hình nghiên cứu đề xuất. Và theo như kết quả trong các nghiên cứu của Hakan Celik (2008), Chong và cộng sự (2010), Kesharwani và Tripathy (2012), Rawashdeh (2015) thì sự hữu ích cảm nhận có ảnh hưởng cùng chiều đến việc chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking nên giả thuyết 1 đưa ra là:

Giả thuyết 1 (H1): Sự hữu ích cảm nhận có ảnh hưởng cùng chiều đến việc sử dụng Internet Banking.

 Sự dễ sử dụng cảm nhận và việc sử dụng dịch vụ Internet Banking Cũng dựa trên kết quả của các công trình nghiên cứu trước thì sự dễ sử dụng cảm nhận cũng có ảnh hưởng cùng chiều đến việc chấp nhận sử dụng dịch vụ Internet Banking (Giovanis và cộng sự (2012), Kesharwani và Tripathy (2012), Rawashdeh (2015)), nghiên cứu đưa ra giả thuyết thứ hai như sau:

Giả thuyết 2 (H2): Sự dễ sử dụng cảm nhận có ảnh hưởng cùng chiều đến việc sử dụng Internet Banking.

 Sự tự hiệu quả máy tính và việc sử dụng dịch vụ Internet Banking Hai yếu tố khác là sự tự hiệu quả máy tính và sự tin cậy được đưa vào mô hình trong bài do tác giả thấy trong các nghiên cứu gần đây, hai biến này được xuất hiện khá nhiều và góp phần không nhỏ trong việc tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Internet banking. Trong tổng quan về các bài nghiên cứu ứng dụng mô hình TAM để giải thích việc sử dụng dịch vụ Internet banking của khách hàng của Irfan và cộng sự (2013) thì có đến 08 trên tổng số 20 bài sử dụng biến sự tự hiệu quả của máy tính, và có 09 trên 20 bài dùng yếu tố sự tin cậy như một thước đo

để giải thích việc sử dụng dịch vụ Internet banking. Sự tự hiệu quả máy tính được xem như mức độ mà một cá nhân tin vào khả năng sử dụng máy tính của mình mà cần rất ít hoặc không cần đến sự giúp đỡ của người khác (Compeau & Higgins, 1995). Biến sự tự hiệu quả của máy tính cũng tiếp tục được đưa vào trong các mô hình nghiên cứu sau này (Tzung-I Tang và cộng sự, 2004; Guriting & Ndubisi, 2006; Kesharwan & Tripathy, 2012; Sharma & Govindaluri, 2014), điều này càng khẳng định rõ vai trò quan trọng của sự tự hiệu quả máy tính trong việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng Internet banking. Chính vì vậy, việc đo lường mức độ ảnh hưởng của yếu tố này là rất phù hợp cho bài nghiên cứu nên tác giả đã chọn biến sự tự hiệu quả máy tính để đưa vào bài nghiên cứu của mình. Và theo kết quả trong các bài nghiên cứu trước thì sự tự hiệu quả máy tính cũng có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc sử dụng Internet Banking nên nghiên cứu đưa ra giả thuyết tiếp theo là:

Giả thuyết 3 (H3): Sự tự hiệu quả của máy tính có ảnh hưởng cùng chiều đến việc sử dụng Internet Banking.

 Sự tin cậy và việc sử dụng dịch vụ Internet Banking

Sự tin cậy là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành động của người dùng và nó quyết định sự thành công của việc chấp nhận một công nghệ nào đó như Internet banking (Sukkar & Hasan, 2005; Eriksson và cộng sự, 2005; Chong và cộng sự, 2010; Dimitriads & Kyrezis, 2010; Tou Zhou, 2011; Kesharwani & Bisht, 2012). Sự tin cậy được thể hiện ở chỗ một cá nhân tin rằng sử dụng dịch vụ Internet banking là an toàn và không có bất kỳ mối đe dọa nào về tính riêng tư, bảo mật. Khái niệm này cũng tương tự như khái niệm trong nghiên cứu của Erikssson và cộng sự, 2005; họ thấy rằng sự tin cậy đến từ nhận thức, cảm nhận của khách hàng về sự an toàn và đáng tin của dịch vụ Internet banking. Đặc biệt là so với giao dịch tại quầy thì giao dịch bằng Internet banking được thực hiện trong môi trường ảo nên yếu tố sự tin cậy càng quan trọng và cần thiết hơn, nó quyết định đến việc sử dụng dịch vụ Internet banking của khách hàng. Nếu không có sự tin cậy thì người dùng sẽ không dám thực hiện một giao dịch nào trên mạng. Điều này phù hợp với bối cảnh

H1a

+H3

Việt Nam bây giờ khi mà các giao dịch hầu như được thực hiện trực tiếp, mặt đối mặt; người dùng còn thiếu kinh nghiệm trong việc giao dịch trên mạng và gần đây có nhiều khách hàng mất niềm tin vào việc thực hiện các giao dịch trên Internet Banking. Grabner-Krauter và Faullant (2008) đánh giá vai trò của sự tin cậy trong việc ảnh hưởng đến việc sử dụng Internet banking. Trong nghiên cứu của mình, Grabner-Krauter và Faullant phát hiện ra nhân tố ảnh hưởng đến sự tin cậy đó là sự an toàn và họ cho rằng các ngân hàng nên nâng cao sự an toàn của hệ thống nếu muốn tăng sự tin cậy của khách hàng. Hernandez và Mazzon (2007) tiến hành nghiên cứu sự chấp nhận Internet banking ở Brazil và kết quả của họ cũng tương tự với những nghiên cứu khác, càng củng cố thêm sự ảnh hưởng của sự an toàn và bảo mật đến việc sử dụng Internet banking. Bởi những lý do trên nên tác giả chọn biến sự tin cậy đưa vào mô hình cho bài nghiên cứu của mình và giả thuyết đưa ra là:

Giả thuyết 4 (H4): Sự tin cậy có ảnh hưởng cùng chiều đến việc sử dụng Internet Banking.

Cũng như một số nghiên cứu khác sử dụng mô hình TAM (Chong và cộng sự, 2010; Kesharwani & Bisht, 2012), yếu tố “Thái độ” và “Ý định” được đưa ra khỏi mô hình để đơn giản hơn. Như vậy, mô hình nghiên cứu đề xuất cho luận văn như trong hình 2.3:

Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất

+H2 +H4 +H1 Sự tin cậy Sự hữu ích cảm nhận Sự dễ sử dụng cảm nhận Sự tự hiệu quả của máy tính Việc sử dụng Internet Banking

Kết luận chương:

Chương 2 của luận văn đưa ra cái nhìn tổng quan về dịch vụ Internet Banking và cơ sở lý thuyết của luận văn. Dựa trên mô hình TAM và các công trình nghiên cứu trước đây, luận văn đưa ra mô hình nghiên cứu của mình. Hai biến trong mô hình TAM được giữ nguyên (sự hữu ích cảm nhận và sự dễ sử dụng cảm nhận), luận văn nghiên cứu thêm hai biến là sự tự hiệu quả của máy tính và sự tin cậy.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ Internet Banking tại BIDV chi nhánh Bà Rịa – Vũng Tàu và ảnh hưởng của các yếu tố đó đến việc sử dụng dịch vụ này. Quy trình trong bài nghiên cứu bao gồm các bước như trong hình 3.1:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

Cụ thể các bước trong mô hình như sau:

Bước 01: Dựa trên các nghiên cứu trước đây với mô hình TAM là mô hình cơ sở, nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ Internet Banking tại BIDV chi nhánh Bà Rịa- Vũng Tàu để xây dựng mô hình và đề xuất các giả thuyết nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phân tích dữ liệu Khảo sát chính thức, thu

thập dữ liệu Khảo sát sơ bộ, điều

chỉnh bảng câu hỏi Thiết kế bảng câu hỏi Xây dựng mô hình và giả

Bước 02: Thiết kế bảng câu hỏi dựa trên các công trình nghiên cứu trước, các câu hỏi sẽ được dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, thể hiện một cách đầy đủ nhất nội dung của từng yếu tố trong mô hình.

Bước 03: Khảo sát sơ bộ 05 khách hàng am hiểu về dịch vụ Internet Banking để tham khảo ý kiến về bảng câu hỏi khảo sát đã phù hợp, rõ nghĩa chưa, có cần chỉnh sửa gì thêm hay không; từ đó sẽ có sự điều chỉnh cần thiết cho bảng câu hỏi khảo sát.

Bước 04: Tiến hành khảo sát khách hàng bằng hình thức mail trực tiếp và gửi link câu hỏi khảo sát trên Google Drive. Thu thập dữ liệu từ những bảng khảo sát khách hàng trả lời, lọc ra những bảng khảo sát hợp lệ, nhập dữ liệu thu thập được vào file excel để chuẩn bị cho việc phân tích ở bước 05.

Bước 05: Phân tích dữ liệu. Dữ liệu sau khi được nhập vào sẽ được phân tích chủ yếu bằng phần mềm Statistical Package for Social Sciences (SPSS ver 22.0). Đầu tiên, nghiên cứu sẽ thống kê mô tả mẫu quan sát được, sau đó thực hiện kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích nhân tố khám phá để xác định các yếu tổ tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ Internet Banking; kiểm định tương quan, hiện tượng đa cộng tuyến để đo lường quan hệ giữa các biến với nhau và phân tích hồi quy tuyến tính để xác định mức độ ảnh hưởng của các biến đến việc sử dụng dịch vụ Internet Banking.

3.2. Thiết kế nghiên cứu

Bảng câu hỏi sẽ gồm hai phần: phần một là phần thông tin của khách hàng gồm các yếu tố: họ tên, giới tính, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân; phần hai gồm các câu hỏi thiết kế theo thang đo Likert. Chi tiết bảng câu hỏi khảo sát xem ở phụ lục 01. Bảng câu hỏi sẽ được gửi đến khách hàng bằng mail, gửi link bảng câu hỏi khảo sát trên Google Drive và phát trực tiếp cho khách hàng đến quầy giao dịch theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

Luận văn sử dụng năm biến số: sự tự hiệu quả của máy tính, sự tin cậy, sự hữu ích cảm nhận, sự dễ sử dụng cảm nhận và việc sử dụng Internet Banking, được đo lường bằng 15 biến quan sát cụ thể dựa trên các công trình nghiên cứu trước đây.

Biến sự tự hiệu quả máy tính gồm 03 biến quan sát dựa theo nghiên cứu của Tzung- I Tang và cộng sự (2004). Biến sự tin cậy gồm 03 thang đo, được trích từ nghiên cứu của Chong và cộng sự (2010). Biến sự hữu ích cảm nhận được đo lường bằng 03 thang đo được lấy từ nghiên cứu của Giovanis và cộng sự (2012). Có 04 biến quan sát liên quan đế sự dễ sử dụng cảm nhận, 04 biến này tương tự như trong nghiên cứu của Awni Rawashdeh (2015). Cuối cùng là việc sử dụng dịch vụ Internet Banking được đo lường bởi 02 thang đo được sử dụng từ nghiên cứu của Syed, A.R. và Nida Hanif (2012). Cụ thể các biến được trình bày ở bảng 3.1:

Bảng 3.1: Các biến quan sát trong mô hình Các biến số Mã biến số Các biến quan sát Nguồn của các biến số Sự tự hiệu quả của máy tính

THQMT1 Tôi sử dụng Internet Banking nếu có hướng dẫn cụ thể trên website.

Tzung-I Tang và cộng sự, 2004 THQMT2 Tôi sử dụng Internet Banking nếu tôi đã thấy

ai đó sử dụng trước khi tôi tự sử dụng.

Tzung-I Tang và cộng sự, 2004 THQMT3 Tôi sử dụng Internet Banking nếu tôi có thể

gọi ai đó giúp đỡ khi cần.

Tzung-I Tang và cộng sự, 2004 Sự tin

cậy

TC1 Tôi tin tưởng rằng các giao dịch thực hiện trên Internet banking là an toàn và bảo mật

Chong và cộng sự, 2010

TC2 Tôi tin rằng các quy trình trong quá trình thực hiện giao dịch trên Internet banking được tiến hành một cách an toàn

Chong và cộng sự, 2010

TC3 Tôi tin rằng các thông tin cá nhân của tôi là bảo mật Chong và cộng sự, 2010 Sự hữu ích cảm nhận

HICN1 Sử dụng Internet Banking sẽ giúp các giao dịch hiệu quả hơn

Giovanis và cộng sự, 2012

HICN2 Sử dụng Internet Banking giúp các giao dịch dễ dàng hơn

Giovanis và cộng sự, 2012

HICN3 Sử dụng Internet Banking giúp các giao dịch nhanh hơn Giovanis và cộng sự, 2012 Sự dễ sử dụng cảm nhận

DSDCN1 Sử dụng Internet banking không đòi hỏi chuyên môn và nỗ lực nhiều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Awni Rawashdeh, 2015

DSDCN2 Tôi thấy Internet banking dễ dàng để sử dụng Awni Rawashdeh, 2015

DSDCN3 Các tương tác trên Internet Banking rõ ràng và dễ hiểu

Awni Rawashdeh, 2015

DSDCN4 Việc sử dụng thành thạo Internet banking không khó khăn với tôi

Awni Rawashdeh, 2015 Việc sử dụng Internet Banking

HD1 Tôi sẽ sử dụng Internet Banking thường xuyên

Syed, A.R. và Nida Hanif, 2012

HD2 Tôi sẽ giới thiệu người khác sử dụng Internet Banking

Syed, A.R. và Nida Hanif, 2012

3.3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng; dữ liệu sau khi thu thập đầy đủ, chọn lọc rồi sẽ được xử lý trên phần mềm Statistical Package for Social Sciences (SPSS ver 22.0) theo trình tự như sau:

Trước tiên, nghiên cứu đánh giá độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số Cronbach’s alpha. Mục đích của kiểm định Cronbach’s alpha là tìm hiểu xem nếu đưa các biến quan sát nào đó thuộc về một biến nghiên cứu thì nó có phù hợp hay không. Sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009). Hair và các cộng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng internet banking của khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh bà rịa vũng tàu (Trang 38 - 54)