Biến giải thích

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cấu trúc vốn tại các công ty phi tài chính trên thị trường chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 51)

Các biến phụ thuộc được đưa vào mô hình bao gồm:

Quy mô công ty

Biến quy mô công ty được ký hiệu là “SIZE”, được tính bằng logarit tự nhiên của doanh thu thuần.

Như đã trình bày trong chương 2, về mặt lý thuyết, mối quan hệ giữa quy mô công ty đến cấu trúc vốn có thể là quan hệ cùng chiều (theo lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn) hoặc ngược chiều với hệ số nợ (theo thuyết trật tự phân hạng). Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện nay, do đặc thù thị trường chứng khoán còn khá non trẻ, hệ thống ngân hàng vẫn còn giữ vai trò quan trọng trên thị trường tài chính, nên các công ty vẫn huy động vốn chủ yếu qua kênh tín dụng ngân hàng, đặc biệt là nguồn vốn ngắn hạn. Trong khi đó, công ty có quy mô càng lớn thì uy tín càng cao, tình trạng thông

tin bất cân xứng được giải quyết tốt hơn, vì vậy cũng dễ được các ngân hàng chấp thuận cho vay hơn.

Từ những ý kiến trên, trong nghiên cứu này, tác giả dự báo quy mô của công ty có mối quan hệ cùng chiều với hệ số nợ.

Giả thiết H1: Quy mô công ty có mối quan hệ cùng chiều với hệ số nợ của công ty.

Lợi nhuận của công ty

ợ ậ ướ ế ổ ả

Biến lợi nhuận của công ty được ký hiệu là “PROF”, được đo lường bằng tỷ suất lợi nhuận trước thuế (EBT) trên tổng tài sản. Về mặt lý thuyết, lợi nhuận của công ty có thể có quan hệ cùng chiều với hệ số nợ (theo lý thuyết đánh đổi) hoặc ngược chiều với hệ số nợ do công ty có thể ưu tiên sử dụng các nguồn vốn từ lợi nhận để lại (theo lý thuyết trật tự phân hạng).

Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tác giả dự báo lợi nhuận của công ty có mối quan hệ cùng chiều với hệ số nợ, do các công ty có lợi nhuận cao sẽ dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng hơn, và việc vay nợ sẽ mang lại lợi ích là khoản tiết kiệm thuế.

Giả thiết H2: Lợi nhuận của công ty có mối quan hệ cùng chiều với hệ số nợ của công ty.

Cấu trúc tài sản hay tài sản cố định hữu hình

Biến tài sản cố định hữu hình được ký hiệu là “TANG”, biến này được đo lường bởi tỷ lệ giữa tài sản cố định hữu hình và tổng tài sản của công ty.

ả ố ị ữ ổ ả

Để giải quyết vấn đề bất cân xứng thông tin trong hoạt động tín dụng, nhằm tránh các rủi ro đạo đức và sự lựa chọn bất lợi, các ngân hàng thường yêu cầu công ty

cung cấp các tài sản thế chấp khi vay vốn tại ngân hàng. Tài sản thế chấp một mặt vừa ràng buộc, nâng cao ý thức trả nợ của các công ty, mặt khác vừa là thu dự phòng khi công ty không trả được nợ. Do mức độ phát triển và minh bạch tại thị trường tài chính Việt Nam vẫn còn khá hạn chế, nên hầu hết các ngân hàng đều yêu cầu doanh nghiệp có các tài sản thế chấp, đặc biệt là các tài sản có giá trị, tính thanh khoản cao. Vì vậy, công ty có nhiều tài sản hữu hình có xu hướng dễ tiếp cận với nguồn vốn vay hơn do có thể sử dụng tài sản cố định hữu hình làm tài sản thế chấp, đặc biệt là đối với các khoản vay dài hạn.

Trong nghiên cứu này, tác giả cũng dự báo tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ cùng chiều với hệ số nợ của công ty.

Giả thiết H3: Tài sản cố định hữu hình có mối quan hệ cùng chiều với hệ số nợ của công ty.

Tính thanh khoản

Biến thanh khoản được ký hiệu là “LIQ”, biến này được đo lường bằng tỷ lệ tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn của công ty (khả năng thanh toán ngắn hạn).

ả ắ ạ ổ ả

Tính thanh khoản của tài sản được xem là một trong các chỉ tiêu thể hiện khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn tại ngân hàng. Vì vậy, một hệ số thanh khoản cao hơn thể hiện khả năng phá sản của công ty thấp hơn. Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả dự báo tính thanh khoản có quan hệ cùng chiều với hệ số nợ của công ty.

Giả thiết H4: Tính thanh khoản có quan hệ cùng chiều với hệ số nợ của công ty.

Tốc độ tăng trưởng

Biến tốc độ tăng trưởng được ký hiệu là “GROWTH”, biến này được đo lường bởi phần trăm thay đổi doanh thu thuần của công ty.

Các công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng tốt thì thường tăng cường vay nợ để tài trợ cho các nhu cầu sử dụng vốn. Điều này đồng nghĩa với việc có mối quan hệ cùng chiều giữa khả năng tăng trưởng của công ty với hệ số nợ.

Giả thiết H5: Cơ hội tăng trưởng của công ty có mối quan hệ cùng chiều với hệ số nợ

Tấm chắn thuế phi nợ

Khoản tiết kiệm thuế do khấu hao được gọi là tấm chắn thuế phi nợ (Non – debt tax shields). Biến tấm chắn thuế phi nợ được ký hiệu là NDTS, được đo lường bằng tỷ lệ khấu hao và tổng tài sản.

ấ ổ ả

Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy các kết quả khác nhau về mối quan hệ giữa tấm chắn thuế phi nợ và hệ số nợ của công ty. Một số học giả cho rằng tấm chắn thuế phi nợ có thể thay thế được cho các lợi ích tiết kiệm thuế từ việc vay nợ, và do vậy các công ty với khoản tiết kiệm thuế do khấu hao lớn được kỳ vọng sẽ sử dụng ít nợ hơn trong khi một số khác lại nêu lên có mối quan hệ cùng chiều giữa tấm chắn thuế phi nợ với hệ số nợ. Trong nghiên cứu này, tác giả dự báo tấm chắn thuế phi nợ có mối quan hệ ngược chiều với hệ số nợ.

Giả thiết H6: Tấm chắn thuế phi nợ có mối quan hệ ngược chiều với hệ số nợ của công ty

Rủi ro kinh doanh

Biến này được ký hiệu là “RISK”. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của công ty rất đa dạng. Trong phần này, tác giả lựa chọn yếu tố đòn bẩy hoạt động để ước lượng cho mức độ rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các công ty. Theo Keshar (2004), việc sử dụng đòn bẩy hoạt động cao, tức là chi phí cố định chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí trong một khoảng thời gian có thể làm phóng đại khả năng biến động các thu nhập trong tương lai.

Như đã đề cập trong chương 2, cả lý thuyết đánh đổi và lý thuyết trật tự phân hạng đều dự báo có mối quan hệ ngược chiều giữa rủi ro kinh doanh và hệ số nợ của công ty. Khi rủi ro kinh doanh tăng, tức là nguồn thu nhập của công ty thiếu ổn định thì sẽ làm tăng chi phí phá sản, đồng thời vấn đề đại diện cũng trầm trọng thêm, dẫn đến hệ số nợ của công ty có xu hướng giảm. Các ngân hàng cũng hạn chế cho vay công ty có mức độ rủi ro cao.

Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả dự báo có mối quan hệ ngược chiều giữa rủi ro kinh doanh của công ty và hệ số nợ.

Giả thiết H7: Rủi ro kinh doanh có mối quan hệ ngược chiều với hệ số nợ của công ty.

Khả năng thanh toán nợ

Biến này được ký hiệu là “DSC”, được đo lường bằng hệ số khả năng thanh toán nợ, tức là tỷ lệ giữa thu nhập từ hoạt động kinh doanh (operating income) với tổng chi phí lãi của công ty. Hệ số này cho biết khả năng trả lãi vay từ nguồn thu nhập hằng năm của công ty. Trong nghiên cứu này, tác giả tính toán biến này bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận trước thuế, lãi, khấu hao (EBITDA) và chi phí lãi (I) của công ty. EBITDA được xem như là một ước lượng gần đúng của dòng tiền của công ty.

Rõ ràng, hệ số này càng cao thể hiện khả năng trả lãi vay từ thu nhập hoạt động của công ty tốt hơn. Khi khả năng trả nợ được đánh giá tốt, các công ty dễ dàng được ngân hàng chấp thuận cho vay hơn.

Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả dự báo, có mối quan hệ cùng chiều giữa khả năng thanh toán nợ và hệ số nợ của công ty.

Giả thiết H8: Khả năng thanh toán nợ có mối quan hệ cùng chiều với hệ số nợ của công ty.

Sở hữu nhà nước (state-owned relationship)

Biến này được ký hiệu là “STATE”. Đây là biến giả, nhận giá trị bằng 1 nếu công ty có cổ phần nhà nước chiếm đa số, tức là tổng số cổ phần do nhà nước hoặc các công ty có nguồn gốc nhà nước nắm giữ chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn chủ sở hữu của công ty, ngược lại sẽ nhận giá trị bằng 0.

Như đã đề cập ở chương 2 về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của công ty. Tại một số quốc gia đang phát triển như Việt Nam hay Trung Quốc, nơi mà hệ thống ngân hàng vẫn giữ vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp; đồng thời các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước vẫn đóng vai trò chủ chốt trong trong nền kinh tế quốc dân thì vấn đề sở hữu nhà nước có thể có mối liên hệ với cấu trúc vốn của doanh nghiệp thông qua mối quan hệ vay vốn (lending relationship). Lập luận được đưa ra ở đây là các doanh nghiệp có nguồn gốc nhà nước, tức là sở hữu nhà nước chiếm đa số có thể sẽ dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn vay ngân hàng hơn thông qua các NHTM cổ phần nhà nước.

Vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả cũng dự báo có mối quan hệ cùng chiều giữa vấn đề sở hữu nhà nước của công ty với hệ số nợ.

Giả thiết H9: Yếu tố sở hữu nhà nước có tác động cùng chiều với hệ số nợ của công ty.

Tóm lại, tác giả lựa chọn biến phụ thuộc bao gồm 03 biến là tỷ lệ nợ tổng thể, tỷ lệ nợ ngắn hạn, tỷ lệ nợ dài hạn và 09 biến giải thích đại diện cho các nhân tố quan trọng chủ yếu xuất phát từ phía nội tại của công ty là: quy mô công ty, lợi nhuận công ty, tài sản cố định, tính thanh khoản, tăng trưởng, tấm chắn thuế phi nợ, rủi ro kinh doanh, khả năng thanh toán nợ và yếu tố sở hữu nhà nước.

Bảng 4.1 dưới đây thể hiện tóm tắt định nghĩa, ký hiệu các biến trong mô hình hồi quy.

Bảng 4.1: Tóm tắt ký hiệu biến và dự báo chiều hướng tác động

Stt Biến Định nghĩa Kỳ vọng dấu

Biến phụ thuộc

1 TLEV Tỷ lệ nợ tổng thể 2 SLEV Tỷ lệ nợ ngắn hạn 3 LLEV Tỷ lệ nợ dài hạn

Biến giải thích

1 SIZE Quy mô công ty +

2 PROF Lợi nhuận công ty +

3 TANG Tài sản cố định hữu hình +

4 LIQ Thanh khoản +

5 GROWTH Tốc độ tăng trưởng +

6 NDTS Tấm chắn thuế phi nợ -

7 RISK Rủi ro kinh doanh -

8 DSC Khả năng thanh toán nợ +

9 STATE Sở hữu nhà nước +

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cấu trúc vốn tại các công ty phi tài chính trên thị trường chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)