Kinh nghiệm trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh đắk nông (Trang 26 - 28)

9. Bố cục dự kiến của luận văn

1.3.1. Kinh nghiệm trên thế giới

1.3.1.1. Kinh nghiệm cho vay của Ngân hàng Grameen (Bangladesh)

Ngân hàng Grameen hình thành từ năm 1974, do Giáo sư Muhammad Yumus sáng lập mới mục đích cho vay những người nghèo nhất, giúp họ tự tạo việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần giải quyết nạn thất nghiệp.

Theo Jonathan Morduch - Vai trò của cấp bù tín dụng vi mô đặc điểm của mô hình cho vay này là việc xây dựng "tổ tín dụng" kết nối những người nghèo, khó khăn lại để cùng chia sẻ, tương trợ, sàng lọc và quản lý lẫn nhau.

Quy chế cho vay của Tổ tín dụng: Đầu tiên 2 thành viên trong tổ được vay vốn; khi trả xong nợ, thì 2 thành viên tiếp theo được vay; tổ trưởng tín dụng là người vay cuối cùng. Khi tổ trưởng trả xong nợ, thì lại có 2 thành viên khác được vay vốn, quy chế này được lặp đi, lặp lại. Các thành viên trong Tổ tín dụng giám sát lẫn nhau về sử dụng vốn vay đúng mục đích, trả nợ đúng hạn và gửi tiền tiết kiệm.

Người vay không có tài sản thế chấp với Ngân hàng Grameen, tổn thất về tiền cho vay rất thấp, lãi suất cho vay Ngân hàng Grameen cao hơn lãi suất Ngân hàng thương mại. Khi được vay vốn, người vay phải nộp khoản lệ phí, trên số tiền vay, để hình thành quỹ của Tổ tín dụng; trong đó có quỹ phòng ngừa rủi ro và quỹ này được gửi vào chi nhánh Grameen. Khi một thành viên vay vốn không còn khả năng trả nợ, Tổ tín dụng dùng quỹ dự phòng rủi ro để trả nợ thay cho thành viên của

mình. Ngân hàng Grameen hoạt động theo cơ chế tự chủ về tài chính; hạch toán kinh tế chung của cả hệ thống và kinh doanh phải có lãi, Nhà nước không bù l .

Hàng tuần tổ tín dụng, tổ chức họp và đánh giá lại các thành viên về: Gửi tiền tiết kiệm, sử dụng vốn vay và trả nợ m i thành viên. Nhân viên Ngân hàng Grameen đến dự họp nhận tiền gửi của thành viên; tiền gửi của Tổ tín dụng; thu nợ; cho thành viên vay.

Kinh nghiệm từ thành công của Ngân hàng Grameen

Một là, tổ tín dụng của ngân hàng Grameen mang tính tự quản cao giữa các thành viên cùng xóm, cùng làng, công khai, minh bạch.

Hai là, Nhà nước Bangladesh có những ưu đãi là không thu thuế và tạo hành lang pháp lý để khuyến khích Ngân hàng Grameen hoạt động ngày một phát triển với tốc độ cao. Quan tâm đến nghiệp vụ huy động vốn chú ý đến những món tiền nhỏ, các khoản tiết kiệm các thành viên phải nộp hàng tuần vào tài khoản của mình và nộp cho Ngân hàng. Do đó, nguồn vốn huy động rất bền vững.

Ba là, các thành viên có tinh thần tự giác và đoàn kết, giúp nhau thoát nghèo. M i Tổ tín dụng có quỹ phòng ngừa rủi ro riêng, dùng để trả nợ thay cho thành viên mất khả năng trả nợ. Cho nên Ngân hàng Grameen bảo tồn được vốn điều lệ và bổ sung vốn tự có ngày một tăng.

Bốn là, nhiều thành viên Ngân hàng Grameen có trình độ đại học, nhưng có tinh thần phục vụ nông dân nghèo; đi sát các thành viên thông qua cuộc họp của Trung tâm tín dụng. Chi nhánh Ngân hàng Grameen là Ngân hàng phục vụ tại nhà , thành viên như: Cho vay, thu nợ và nhận tiền gửi sau các cuộc họp.

Năm là, thủ tục cho vay của Ngân hàng Grameen đơn giản nhưng chặt chẽ, vì nông dân nghèo giám sát nhau sử dụng vốn vay và trả nợ. Do đó, thành viên vay vốn không cần tài sản thế chấp. Chi nhánh Ngân hàng Grameen cho thành viên vay phải có sự đồng ý của các thành viên trong tổ tín dụng.

1.3.1.3. Kinh nghiệm cho vay của Ấn Độ

Theo Rajesh Chakrrabarti: Kinh nghiệm của Ấn Độ về tài chính vi mô - thành tựu và thách thức tín dụng vi mô ở các nước thì việc cấp tín dụng cho người nghèo thông qua NHNo có các chi nhánh đến cấp huyện. Việc giải ngân tín dụng ưu đãi được thực hiện thông qua Tổ tự lực , m i Tổ quy định số thành viên từ 10- 20

thành viên phải nộp vào Tổ một số tiền nhất định để làm quỹ, số tiền bao nhiêu là do các thành viên tự thoả thuận. Thông thường số tiền ban đầu từ 10- 20 Rupi .Tiền tiết kiệm của các tổ viên được thu vào ngày tháng cụ thể (thường là ngày thứ 10 của tháng). Số tiền này được gửi vào tài khoản tiết kiệm của NHTM (thường là NHNo). Hiện nay NHNo của Ấn Độ đóng vai trò là tổ chức xúc tiến tự lực và h trợ thành lập và quản lý các Tổ này. Tổ chức tài chính vi mô đã thực hiện rất nhiều chương trình khác nhau đối với công tác xây dựng năng lực đối với phụ nữ. Phụ nữ được đào tạo để thảo luận nhiều vấn đề khác nhau liên quan đến họ và nơi họ sinh sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chất lượng cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội việt nam chi nhánh tỉnh đắk nông (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)