9. Bố cục dự kiến của luận văn
3.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam
Phối hợp chặt chẽ với các Hội đoàn thể trong việc củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ ủy thác của các tổ chức chính trị - xã hội, thực hiện đầy đủ và đúng nội dung theo Văn bản liên tịch, hợp đồng ủy thác được ký giữa NHCSXH và Hội đoàn thể
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Xét trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, chương trình xóa đói giảm nghèo đóng vai trò quan trọng và là một đòi hỏi bức xúc trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước; Nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo là một trong những yếu tố vật chất thúc đẩy nhanh quá trình .
Việc nghiên cứu nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Đắk Nông và đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo với công cuộc xóa đói giảm nghèo là việc làm có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Đắk Nông, nội dung chuyên đề đã tập trung vào hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra cho mình là:
1. Luận giải tính tất yếu còn tồn tại một bộ phận người dân sống trong cảnh nghèo đói; cần có chính sách h trợ người nghèo đói mà trong đó nâng cao chất lượng cho vay là một giải pháp quan trọng.
2. Phân tích những vấn đề cơ bản về chất lượng cho vay và ảnh hưởng của chất lượng cho vay hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn hiện nay. Khái quát những nguyên tắc, nội dung cơ bản của cơ chế cho vay hộ nghèo, nghiên cứu và đề xuất cơ chế cho vay thích hợp đối với hộ nghèo.
3. Khái quát và đánh giá các chính sách cho vay hộ nghèo của một số ngân hàng nước ngoài để từ đó rút ra kinh nghiệm có thể vận dụng vào thực tiễn
NHCSXH Việt Nam và nhất là vùng nông thôn, miền núi nơi mà có tình hình nghèo đói tương tự.
4. Đánh giá thực trạng về chất lượng cho vay hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Đắk Nông và những yếu tố tác động đến chất lượng cho vay hộ nghèo.
5. Đánh giá khái quát tình hình hoạt động của NHCSXH Đắk Nông từ đó rút ra những kết quả đạt được và một số vấn đề còn tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu.
6. Từ phân tích thực trạng đề tài đã đề ra được những giải pháp, những kiến nghị, đề xuất có tính khả thi nhằm không ngừng nâng cao chất lượng cho vay hộ nghèo của NHCSXH tỉnh Đắk Nông, để thực hiện tốt vai trò của nhiệm vụ của Ngân hàng trong việc góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN và hoàn thành mục tiêu thiên nhiên kỷ.
Những ý kiến đề xuất trong chuyên đề chỉ là một đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, mức độ ảnh hưởng của nguồn vốn cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo. Tuy nhiên những giải pháp đó có thể phát huy tác dụng nếu có sự n lực phấn đấu của NHCSXH cũng như sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thị Tuyết Hoa, Nguyễn Thị Nhung (2011), Giáo trình tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê.
2. TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Chiến lược - kế hoạch - đầu tư phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010, NXB Thống kê
3. Ngân hàng thế giới (2000), Báo cáo về tình hình phát triển thế giới tấn công đói nghèo, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Jonathan Morduch- Vai trò của cấp bù tín dụng vi mô: Thực trạng được đúc rút từ Ngân hàng Grameen- tín dụng vi mô ở các nước.
5. Rajesh Chakrrabarti: Kinh nghiệm của Ấn Độ về tài chính vi mô - thành tựu và thách thức tín dụng vi mô ở các nước - Phòng Hợp tác quốc tế NHCSXH Việt Nam.
6. Phạm Thị Lệ Ninh (2014) Nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Trị , Luận văn thạc sĩ kinh tế
7. Lê Thị Thúy Nga (2011) Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa , Luận văn thạc sĩ kinh tế
8. Võ Thị Thuý Anh (2010) Nâng cao hiệu quả chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội Thành phố Đà Nẵng , Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Đà Nẵng.
9. Phạm Thị Châu (2007) Tín dụng Ngân hàng Chính sách xã hội với công tác xóa đói giảm nghèo tại Lâm Đồng Luận văn thạc sĩ kinh tế.
10. Trần Thị Thanh Tú (2012) Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng đến mức sống hộ nghèo ở Tây Bắc .
11. Trương Đông Lộc và Nguyễn Thanh Bình (2009), Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng trả nợ đúng hạn của nông hộ tỉnh Hậu Giang, Tạp chí Công nghệ Ngân hàng
12. Vương Quốc Duy và Đặng Hoàng Trung (2015), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ chăn nuôi heo trên địa bàn quận Ô Môn, Cần Thơ, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
13. Sở LĐ- TB&XH tỉnh Đắk Nông (2015 – 2017), Báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ thoát nghèo các năm.
14. NHCSXH Việt Nam (2003), Văn bản số 316/NHCS-KH ngày 02/5/2003 Hướng dẫn nghiệp vụ cho vay đối với hộ nghèo.
15. NHCSXH tỉnh Đắk Nông (2015-2017), Báo cáo tổng kết 3 năm hoạt động 16. NHCSXH tỉnh Đắk Nông (2017), Báo cáo tổng kết 15 năm hoạt động NHCSXH tỉnh Đắk Nông.
17. Quyết định 852/QĐ-TTg ngày 10/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển NHCSXH giai đoạn 2011-2020.
18. Nghị quyết số 56/2016/NQ-HĐND Đắk Nông, ngày 22 tháng 12 năm 2016 về Ban hành chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Đắk Nông.
PHỤ LỤC
Kính chào Anh/Chị,
Tôi tên là Nguyễn Thị Thu Trang, học viên lớp Cao học ngành Tài chính Ngân hàng của Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, hiện đang thực hiện đề tài về "Chất lượng cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách Xã hội, Chi nhánh tỉnh Đắk Nông"
Với mục đích học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp, tôi mong nhận được sự giúp đỡ từ Anh/Chị thông qua việc trả lời các câu hỏi trong bảng khảo sát ý kiến đính kèm. Tôi cam kết mọi dữ liệu thu thập được chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu đơn thuần, những thông tin trả lời của Anh /Chị đều được giữ kín.
Kính mong Anh/Chị vui lòng dành thời gian đọc và hoàn chỉnh bảng câu hỏi khảo sát ý kiến với các thông tin đề nghị dưới đây:
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG
Họ tên người vay:... Địa chỉ: ... 1. Tuổi Dưới 25 tuổi Từ 25-35 tuổi Từ 36-55 tuổi Trên 56 tuổi 2. Trình độ học vấn Không bằng cấp Tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp THPT Khác:………
PHẦN II: THÔNG TIN ĐIỀU TRA KHẢO SÁT
1. Theo Anh/chị, sử dụng vốn vay NHCSXH có giúp anh/chị thoát nghèo?
2.Theo anh/chị, đâu là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo?
Đông con
Thiếu vốn sản xuất
Sử dụng vốn không hiệu quả
Thiếu đất
Thiếu phương tiện sản xuất
Ý kiến khác:... 3. Anh/chị sử dụng vốn vay của NHCSXH để làm gì?
Mua sắm máy móc, công cụ sản xuất Cải tạo đất sản xuất
Mua sắm nguyên vật liệu sản xuất kinh doanh
Trả nợ
Chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày Gửi ngân hàng lấy lãi
4. Đánh giá mức độ đồng ý của anh/chị về các nhận định sau:
Diễn giải yếu tố khảo sát
Mức độ đánh giá Không hoàn toàn đồng ý. Không đồng ý. Không ý kiến. Đồng ý. Hoàn toàn đồng ý. a. Quy trình vay vốn
Tổ trưởng có thông báo vốn đến hộ vay.
Tiến hành bình xét công khai khi vay vốn
Tổ chức Hội thường xuyên kiểm tra, giám sát hộ vay.
Tổ chức Hội, Trưởng thôn có tham gia họp bình xét cho vay
Tổ chức hội, đoàn thể là cầu nối giữa hộ nghèo với ngân hàng
Tố chức hội nắm vững kiến thức chuyên môn ngân hàng
c. Chính quyền địa phƣơng
Sự vào cuộc của chính quyền địa phương giúp hộ nghèo tiếp cận được vốn vay
Sự vào cuộc của chính quyền địa phương giúp hạn chế hộ chây ỳ, bỏ trốn khỏi địa phương
d. Cán bộ Ngân hàng chính sách xã hội. Cán ngân hàng có thái độ phục vụ hòa nhã. Cán bộ ngân hàng có kiến thức tốt, giải đáp thắc mắc tận tình cho hộ vay
Cán bộ ngân hàng thường xuyên kiểm tra hộ vay vốn
Cán bộ thường xuyên đôn đốc hộ vay trả nợ
Can bộ ngân hàng tham dự họp bình xét vay vốn
e. Hoạt động của tổ TK&VV
Hộ vay có tín nhiệm đối với tổ trưởng
Tổ trưởng nắm vững kiến thức để trả lời cho hộ vay
Tổ thường xuyên đôn đốn hộ vay trả nợ đúng hạn